Công tác GPM Bở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường GPMB Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Km 315 + 00 đến Km 330 + 00 (đoạn qua địa phận xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Trang 32)

- Năm 2013, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện việc GPMB cho 176 công trình, dự án, diện tích đất thu hồi là 391,6 ha với số tiền chi trả bồi thường lên tới 716,97 tỷđồng. Có thể kể đến các dự án tiêu biểu được GPMB năm 2013 như: Dự án Nhà máy điện tử Samsung (Khu công nghiệp Yên Bình), đây là một trong những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua và cũng là dự án có tiến độ GPMB nhanh nhất trong toàn tỉnh.

- Tiếp đó là việc GPMB dứt điểm Dự án nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc. Đây cũng là công trình trọng điểm được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt dự án đầu tư từ năm 2003, nhưng do có nhiều vướng mắc,

đến năm 2013 mới được GPMB, thu hồi trên 10 nghìn mét vuông đất của dự

án để khởi công công trình. Thực hiện bàn giao mặt bằng thi công xây dựng, hoàn thành theo tiến độ Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới, Quốc lộ 3 cũ Hà Nội

– Thái Nguyên... và nhiều dự án phải thu hồi đất, bồi thường GPMB xây dựng

đường giao thông, nông thôn mới...

Ông Lê Kim Phúc, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo công tác GPMB và hỗ trợ tái định cư tỉnh Thái Nguyên cho biết: Có được kết quả như

trên là do Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; các ngành các cấp vào cuộc quyết liệt; công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát giải quyết vướng mắc được thực hiện thường xuyên. Lãnh đạo UBND tỉnh và Thường trực Ban chỉ đạo công tác GPMB và hỗ trợ tái định cư cùng các ngành của tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc làm việc trực tiếp với các địa phương, doanh nghiệp chỉđạo xử lý dứt điểm các tồn tại, tháo gỡ khó khăn, giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề nghị của các chủ dự án; tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với các hộ dân trong vùng dự án nhằm giải đáp những vướng mắc phát sinh trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đẩy nhanh tiến độ

bồi thường, GPMB cho các dự án. Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được thực hiện với nhiều hình thức, phương pháp phù hợp. Cộng với sự phấn đấu nhiệt tình của cán bộ làm công tác GPMB và đặc biệt là sự ủng hộ đồng thuận cao của nhân dân đã chấp nhận khó khăn khi di chuyển, tự nguyện hiến đất bàn giao mặt bằng với số lượng và giá trị lớn trong thời gian ngắn.

- Điều đáng nói là người dân sau bị thu hồi đất khi được giao đất tái định cư đều có hạ tầng bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ với giá tái định cư không cao hơn giá bồi thường đất ở tại nơi ở cũ. Trong điều kiện Thái Nguyên là một tỉnh còn nghèo, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn vốn dành cho công tác GPMB hạn hẹp, có thể nói đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh Thái Nguyên trong công tác bồi thường GPMB năm qua.

- Khó khăn lớn nhất trong công tác bồi thường GPMB là cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ luôn có sự thay đổi, có chỗ còn chưa phù hợp gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB. Việc bố trí tái định cư cho các hộ

phải di chuyển chỗở còn chậm thường là cùng và sau dự án chính được triển khai, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của các hộ dân. Một số dự án trước

hoạch tái định cư, khi chính sách thay đổi phải trình duyệt lại, làm kéo dài thời gian, tiến độ thực hiện, gây bức xúc cho người dân trong vùng dự án. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai và quy hoạch xây dựng trước đây còn tồn tại ở một số địa phương còn chưa tốt, các trường hợp xây dựng nhà trên

đất lấn chiếm, làm nhà và công trình đón bồi thường đã ngăn chặn nhưng còn thiếu chế tài xử lý triệt để. Bên cạnh đó, cùng với việc đa số các hộ dân ủng hộ chính sách bồi thường GPMB của Nhà nước vẫn còn những hộ chây ỳ, lời dụng kẽ hở của chính sách gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều dự án triển khai chậm hoặc khó triển khai, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.

- Ông Lê Kim Phúc cũng chia sẻ thêm: Vì công tác bồi thường là lĩnh vực khó khăn, nhạy cảm nhưng ở một số ít cán bộ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên khi triển khai thực hiện GPMB còn để xảy ra sai sót.

- Mặc dù vậy, với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ

sở đã có nhiều giải pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tồn

đọng, có nhiều đề xuất giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, tạo được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện GPMB các công trình, dự án. [23]

PHẦN 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức là đối tượng sử dụng đất trong khu vực bồi thường GPMB của Dự án: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Km 315 + 00 đến Km 330 + 00 (đoạn qua địa phận xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).

3.1.2. Phm vi nghiên cu

- Toàn bộ khu vực GPMB của Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ

Km 315 + 00 đến Km 330 + 00 (đoạn qua địa phận xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1. Địa đim

- Ban bồi thường GPMB huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

3.2.2. Thi gian

- Thực tập từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Cát Thịnh

- Vài nét về công tác quản lý và sử dụng đất tại xã và ảnh hưởng của nó

đến công tác bồi thường GPMB

- Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường GPMB của dự án

- Phân tích những thuận lợi khó khăn trong công tác bồi thường GPMB tại xã Cát Thịnh

- Đề xuất hướng khắc phục và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường GPMB

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp tài liu, s liu th cp

- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã tại các phòng ban liên quan

- Thu thập số liệu từ dự án

- Các văn bản pháp lý về bồi thường GPMB của Nhà nước và của Tỉnh - Hồ sơ bản vẽ kĩ thuật và bản đồđịa chính khu vực thực hiện dự án.

3.4.2. Phương phng vn: các h thuc din GPMB

- Phỏng vấn trực tiếp người dân, các hộ bị thu hồi đất kết hợp với phiếu

điều tra với hệ thống các câu hỏi.

3.4.3. Phương pháp x lí s liu

- Tổng hợp và phân tích từ số liệu tiến trình excel.

PHẦN 4

KẾT QUẢĐẠT ĐƯỢC

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Cát Thịnh

4.1.1. Điu kin t nhiên 4.1.1.1. V trí địa lý

- Cát Thịnh là xã vùng ngoài huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn khoảng 20 km, cách thành phố Yên Bái khoảng 50 km. Có tổng diện tích theo ranh giới hành chính là 16.912,28 ha, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Suối Bu huyện Văn Chấn. - Phía Nam giáp xã Mường Thải huyện Phù Yên. - Phía Đông giáp TTNT Trần Phú, huyện Văn chấn. - Phía Tây giáp xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu.

- Địa hình của xã Cát Thịnh chủ yếu là đồi núi, có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt, độ dốc cao. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400 m. Đồi gò chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên, có độ dốc tương đối, các vùng chân đồi là dốc thoải có thể tự tưới tiêu theo chếđộ thủy văn, do đó gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt trong trồng lúa nước, tuy nhiên lại gây khó khăn đối với việc bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng xã Cát Thịnh nằm ở khu vực vùng ngoài của huyện Văn Chấn, có 26 thôn bản và 11 dân tộc cùng sinh sống.

* Khí hu:

- Cát Thịnh là một xã của Huyện Văn Chấn có đặc điểm khí hậu, thời tiết thuộc vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng

ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 – 300C. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 170C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 270C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Tổng nhiệt cả năm đạt 7.500 – 8.1000C.

- Độ ẩm, ánh sáng: Độ ẩm không khí trung bình năm 83 – 87%, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 55% (tháng 11). Lượng bốc hơi trung bình từ 770 – 780 mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ

tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nắng trong năm từ 1360 – 1730 giờ, lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%.

- Chế độ mưa: Được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa ít mưa, lượng mưa chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2, có tháng hầu như không có mưa. Từ

tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.200 – 1.600 mm, phân bố không đồng đều trong năm. Số

ngày mưa trong năm khoảng 140 ngày.

- Gió: Do đặc điểm địa hình lòng máng chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Gió khô và nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhất vào tháng 5 đến tháng 7), ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 đến 380 C, bình quân mỗi năm có 20 ngày gió nóng.

- Sương muối: thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mỗi ngày kéo dài từ 1 đến 2 giờ.

- Bão: Do nằm trong vùng Tây Bắc nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây ra lũ quét, bình quân từ 4 – 6 trận/ năm.

- Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Cát Thịnh mang đặc trưng của miền núi phía Tây Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: cây ăn quả như cây nhãn, cam, quýt, cây công nghiệp như cây chè, cây lương thực.... Tuy nhiên yếu tố

bất lợi do khí hậu đem lại cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

*Thu văn:

- Do điều kiện địa hình đồi núi dốc, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo cho Cát Thịnh một hệ thống ngòi suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn

và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ

gây lũ quét ở các vùng ven suối.

- Cát Thịnh nằm trong hệ thống Ngòi Lao bắt nguồn từ vùng núi cao chảy qua các xã vùng ngoài phục vụ nước tưới tiêu cho các cánh đồng lúa ở

vùng ngoài.

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Văn Chấn)

4.1.1.2. Các loi tài nguyên * Tài nguyên đất

- Tổng diện tích tự nhiên toàn xã Cát Thịnh theo địa giới hành chính là: 16912,28 ha. Theo số liệu thống kê đất đai xã Cát Thịnh được chia làm 3 loại

đất và có diện tích như sau:

- Đất nông nghiệp: 15885,83 ha, chiếm 93,93% - Đất phi nông nghiệp: 157,91 ha, chiếm 0,93% - Đất chưa sử dụng: 868,54 ha, chiếm 5,14%

- Với đặc điểm về địa hình và cơ cấu diện tích đất đai như trên, đất đai của xã Cát Thịnh được chia ra làm 2 loại đất chính sau:

*Đất đồi: Chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích. Đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, có tính chua nhẹ. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng và phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.

*Nhóm đất dốc tụ: Phân bố rải rác ở các thung lũng, ven suối, thành phần cơ

giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo thâm canh cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

*Tài nguyên nước

- Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã

được khai thác từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm, trữ lượng nước khá dồi dào.

- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và

đời sống của nhân dân trong xã có hai dòng suối chính là suối Lao và suối Phà chảy qua, cùng với một hệ thống các khe suối nhỏ khá dày đặc như khe

Kẹn, khe Căng, khe Rịa,... Chất lượng nguồn nước mặt không được tốt, đặc biệt là sau mỗi đợt mưa lũ, do vậy cần sử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có số liệu điều tra chính về trữ

lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra, khảo sát sơ bộ ở một số

khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt, chất lượng nước tốt, không mùi. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả

năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều.

- Do địa hình cao và chia cắt nên hệ thống suối và ngòi phân bố không

đều, độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư. Do vậy khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn rất hạn chế, đặc biệt là vào mùa khô.

*Tài nguyên rng

- Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 13615,4 ha. Trong đó:

+ Rừng sản xuất: 11.126,5 ha, chiếm 81,72% tổng diện tích đất lâm nghiệp. + Đất rừng phòng hộ: 2.488,9 ha, chiếm 18,28% tổng diện tích đất lâm nghiệp.

- Độ che phủ rừng đạt 70%, rừng có thảm thực vật đa dạng và phong phú, giữ và tạo môi trường cảnh quan trong sạch, phát triển nghề rừng còn là tiềm năng và thế mạnh của xã trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.

* Tài nguyên khoáng sn

- Trên địa bàn xã có trữ lượng lớn về các nguồn cung cấp đá, cát, sỏi phục vụ cho xây dựng.

* Tài nguyên nhân văn

- Năm 2013 toàn xã có 2.059 hộ với 89.856 nhân khẩu, phân bố tại 26 thôn bản, gồm 11 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: kinh 2695 người chiếm 30%, Tày 1888 người (chiếm 21%), Và các dân tộc khác: 4402 người (Chiếm 49%). Mỗi dân tộc giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa, hòa nhập làm phong phú đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc với những truyền thống lịch sử, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng,...

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Văn Chấn)

4.1.2. Điu kin kinh tế xã hi * Cơ cu kinh tế

- Trong những năm qua kinh tế xã đã có những bước phát triển đáng kể,

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường GPMB Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Km 315 + 00 đến Km 330 + 00 (đoạn qua địa phận xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Trang 32)