Chính sách bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường GPMB Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Km 315 + 00 đến Km 330 + 00 (đoạn qua địa phận xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Trang 25)

2.4.1. Trước khi có Lut Đất đai 1988

* Hiến pháp 1946:

- Sau cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta đã có Hiến pháp vào năm 1946, đến năm 1953 Nhà nước thực hiện cải cách ruộng đất. Một trong những mục tiêu của cải cách ruộng đất là thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất

của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược ở Việt Nam, xóa bỏ chếđộ phong kiến, chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chếđộ sở hữu ruộng

đất của nông dân. Sau đó, Đảng và Nhà nước đã vận động nông dân vào làm ăn tập thể, đồng thời Nhà nước thành lập các nông trường quốc doanh, các trạm trại nông nghiệp - hình thức sở hữu tập thể.

* Nghịđịnh số 151-TTg:

- Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg ngày 14/4/1959 quy định về việc tạm thời trưng dụng ruộng đất, là văn bản đầu tiên liên quan

đến việc bồi thường và tái định cư ở Việt Nam. Sau đó Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên bộ số 1424/TTg của Chính phủ quy

định thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản với nguyên tắc phải đảm bảo kịp thời và diện tích đủ cần thiết cho công trình, đồng thời chiếu cốđúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất. Đất thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể khi bị trưng dụng thì thuộc sở

hữu Nhà nước.

2.4.2. Thi k t năm 1988 đến năm 1993

- Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chính vì vậy việc thực hiện bồi thường vềđất không được thực hiện mà chỉ bồi thường những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên.

- Luật Đất đai 1988 ban hành quy định về việc bồi thường cũng cơ bản dựa trên những điều quy định tại Hiến pháp 1980

- Ngày 31/5/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 186/HĐBT về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển mục đích sử

dụng vào mục đích khai thác thì phải bồi thường. Căn cứđể tính bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu. UBND tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại của địa phương mình cho sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giá định mức. Tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất nông nghiệp,

đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân sách nhà

nước và sử dụng vào việc khai hoang, phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, định canh, định cư cho vùng bị lấy đất.

- Tại quyết định này, mức bồi thường còn được phân biệt theo thời hạn sử

dụng đất lâu dài hay tạm thời theo quy định, việc miễn giảm tiền bồi thường đối với việc sử dụng đất để xây dựng hệ thống đường giao thông, thủy lợi …

2.4.3. Thi k t năm 1993 đến năm 2003

* Hiến pháp năm 1992:

- Hiến pháp 1992 thay thế Hiến pháp năm 1980 có quy định: “ Nhà nước

thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử

dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và các

cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi

bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất nhà

nước giao theo quy định của pháp luật” (quy định tại điều 18)

- Tại điều 23 quy định: “ Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị

quốc hữu hóa. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi

ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá

nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do

luật định”

* Luật Đất đai 1993:

- Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế cho Luật Đất đai 1988. Điều 27 có quy định: “ Trong trường hợp thật sự cần thiết, Nhà nước thu

hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công

cộng thì người có đất thu hồi được đền bù thiệt hại” (Luật Đất đai, 1993) [14]

- Sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành, Nhà nước đã ban hành một số

văn bản dưới luật để cụ thể hóa các điều luật bao gồm:

- Nghịđịnh 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất.

- Nghịđịnh 90/CP ngày 17/9/1994 quy định cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường GPMB theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định

90/CP là văn bản pháp lý cụ thể hóa việc thực hiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất…

- Thông tư liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của liên bộ Tài chính - Xây dựng - Tổng cục địa chính - Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghịđịnh 87/CP.

* Luật sửa đổi một sốđiều của Luật Đất đai năm1998:

- Luật này được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998. Về cơ bản luật này không có thay đổi lớn vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Luật Đất đai 1993, chỉ

một sốđiều được bổ sung thêm cho phù hợp với thực tế.

- Thông tư 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K, nội dung, chế độ quản lý, phương pháp bồi thường và một số nội dung khác. (Luật sửa đổi bổ

sung của luật Đất đai, 1998,2001) [15]

* Luật sửa đổi một sốđiều của Luật Đất đai năm 2001:

- Luật này quy định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và GPMB. cụ thể:

- Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của Chính Phủ.

- Trường hợp cộng đồng dân cư xây dựng công trình phục vụ lợi ích công cộng của cộng đồng dân cư theo quy hoạch bằng vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước có hỗ trợ thì việc bồi thường hoặc hỗ trợ cho người có đất được sử dụng để xây dựng công trình do cộng đồng dân cư và người có đất đó thỏa thuận khác . (Luật sửa đổi bổ sung của luật Đất đai, 1998,2001) [15]

2.4.4. T khi có Lut Đất đai 2003 đến nay

- Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản để cụ thể hóa các điều luật như:

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nghịđịnh 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Thông tư 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về

hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa

đổi bổ sung Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định về

việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại tố cáo vềđất đai.

- Thông tư 06/2007/TT - BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại tố cáo vềđất đai.

- Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường số

14/2008/ TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghịđịnh 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định về

việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại tố cáo vềđất đai.

- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Thông tư 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án GPMB, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư.

- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự

thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

- Văn bản số 181/ĐC-CP ngày 23/10/2009 của Chính phủ đính chính Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ

sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư.

2.5. Công tác GPMB tại một số tỉnh trong cả nước

2.5.1. Tình hình GPMB Qung Ninh

- Tỉnh Quảng Ninh hiện có 315 dự án đang được triển khai thực hiện công tác GPMB với tổng diện tịch phải thu hồi 3.673 ha; cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp hơn 6.700 lượt công dân

- Theo báo cáo của Sở TNMT Quảng Ninh, phần lớn diện tích đất đã giao cho các chủ đầu tư là đất nông, lâm nghiệp đã được chuyển đổi mục

đích sử dụng sang phi nông nghiệp. Tuy nhiên, các chủ đầu tư nhận đất mà không triển khai dự án, kéo dài nhiều năm gây lãng phí và thiệt hại kinh tế

lớn cho địa phương. Rất nhiều dự án được thuê đất từ 9-10 năm nay nhưng vẫn không triển khai.

Một số dự án chậm triển khai gây bức xúc là Trung tâm du lịch và thương mại tại phường Bãi Cháy của Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ

ty cổ phần Việt Mỹ-Hạ Long. Thậm chí, có dự án của những tập đoàn kinh tế

lớn không những không triển khai mà còn bán dự án cho nhà đầu tư khác… - Ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết,

nhiều nhà đầu tư kêu khó khăn trong GPMB nhưng khi được bàn giao đất lại chây ỳ hoặc không đủ khả năng đầu tư. Rất nhiều chủđầu tư sau khi nhận đất

đã bán, chuyển nhượng dự án thu lợi hàng chục tỷđồng.

- Sắp tới, hiện tượng các doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính nhưng vẫn lập dự án để hưởng lợi sẽ không còn… Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết đây là chủ trương nhất quán nhằm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, cũng như phát huy nguồn lợi rất lớn từđất đai, tránh lãng phí. [22]

2.5.2. Công tác GPMB ở Lai Châu

- Thời gian qua, thị xã Lai Châu (Lai Châu) đã bồi thường, GPMB hơn 100 dự án với trên 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thực hiện được đánh giá là rất chậm mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu sự phối hợp giữa các Hội đồng đền bù giải toả với chính quyền cơ sở; công tác giải ngân quá chậm và thiếu sự

công bằng, dân chủđối với các hộ dân bị thu hồi đất.

Chỉ tính riêng 51 dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

thị xã Lai Châu tiếp nhận, đã có trên 700 hộ bị thu hồi đất, với tổng sốđất đã thu hồi ở 48 dự án đã triển khai là 121 ha, diện tích sẽ thu hồi trong 46 dự án

đã phê duyệt là 115 ha.

- Tuy nhiên, tại một số dự án thu hồi đất để xây dựng các khu dân cư

mới còn khá nhiều hộ chưa nhận tiền đền bù do thắc mắc về mức áp giá đền bù và chế độ hỗ trợđời sống, mặc dù các dự án trên đã được giải ngân.

Nhiều hộ khác đã nhận tiền đền bù song vẫn tiếp tục thắc mắc, kiến nghị. Theo ông Đặng Đình Hùng, Bí thư Đảng bộ phường Tân Phong là địa bàn có diện tích bị thu hồi, giải toả nhiều nhất thì nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chậm trễ là việc giải ngân kéo dài, dàn trải. Có những dự án đã tiến hành qui chủ và áp giá đền bù, song sau 3 tháng, thậm chí đến 1 năm dân mới nhận được tiền nên đã gây thắc mắc, khiếu nại do giá cả thị trường liên tục tăng cao.

- Các đơn vị thực hiện việc triển khai đo đạc, qui chủ và áp giá đền bù thường không thông qua chính quyền xã, phường. Điển hình như dự án xây dựng đường Trần Phú, đơn vị thực hiện qui chủ sai dẫn đến việc các hộ bị

thiệt hại thắc mắc, khiếu kiện, song không ai có đủ dũng khí để nhận trách nhiệm về mình.

Qui chế dân chủ chưa được thực hiện trong công tác này, nhiều dự án

đưa vào triển khai mà nhân dân, thậm chí chính quyền cơ sở cũng không

được biết, không hiểu nên chẳng biết đường nào mà tuyên truyền vận động, trả lời kiến nghị của dân. Một số cán bộ, đảng viên đang giữ những trọng trách của chính quyền cơ sở đã đưa ra kiến nghị: công tác đền bù giải toả, GPMB trên địa bàn thị xã cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị thực hiện và công khai dân chủ trong nhân dân. Việc đo đạc, định giá đất và tài sản trên đất của các hộ có diện tích bị thu hồi cần công khai, minh bạch, công bằng và điều chỉnh kịp thời theo giá cả thị trường. Đặc biệt, những hộ dân bị

thu hồi hết nhà cửa cần được tiến hành cấp đất tái định cư ngay và địa điểm tái định cư mới phải được hoàn thiện cơ sở hạ tầng tối thiểu như: đường giao

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường GPMB Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Km 315 + 00 đến Km 330 + 00 (đoạn qua địa phận xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)