- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. - Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường và tiến tới sựổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn mới.
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng. - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của người dân, nông hộ, trang trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán.
2.5.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
- Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh vềđất đai, lao động để phát - Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủđộng tưới tiêu để có thể mở rộng mô hình 3 vụ màu để tận dụng diện tích đất nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân.
- Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là sử dụng cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
- Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
- Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng không đạt hiệu quả sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn.
- Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm [10].
Đề tài “Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” không nằm ngoài mục tiêu trên.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loại hình sử dụng đất của xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - Tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn bao gồm các loại đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm
Nghiên cứu tại UBND xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
3.2.2. Thời gian
Từ tháng 01 năm 2014 đến ngày 1 tháng 5 năm 2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra, đánh giá vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, hệ thống thủy văn, thổ nhưỡng,....
- Đặc điểm kinh tế - xã hội bao gồm: dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa phúc lợi, tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật, đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp,....
3.3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai
- Xác định các loại hình sử dụng đất phổ biến của xã và đánh giá hiệu quả sử
dụng đất.
- Phân hạng mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất phổ biến cho từng
3.3.3.Hiệu quả sử dụng đất và định hướng sử dụng đất của xã Xuất Hóa
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Thu thập các số liệu tài liệu vềđiều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội. - Thu thập các số liệu về tình hình sử dụng đất của xã.
- Thu thập số liệu, tài liệu vềđịa chất, địa hình, đất đai, phân loại đất đai và các loại hình sử dụng đất của xã.
- Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban của xã. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập nông hộ thông qua phiếu điều tra; Tổng só hộ điều tra là 45 hộ, trên các thôn như: Nà Bản, Bản Đồn 2, Bản Đồn 1, Bản Rạo...
3.4.2. Phương pháp điều tra
- Thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Điều tra trực tiếp thông qua hệ thống số
liệu hồ sơ sổ sách, tài liệu đã được công bố.
Thu nhập số liệu, dữ liệu vềđiều kiện tự nhiên, các đặc điểm về kinh tế - xã hội, từ các phòng, ban chuyên môn của thị xã Bắc Kạn và UBND xã Xuất Hóa, các số liệu về thổ nhưỡng, phân loại đất, hạng đất đều được kiểm tra, bổ sung trên cơ sở trực tiếp trên thực địa đó tiến hành xử lý nội nghiệp điều chỉnh bổ sung đúng thực địa.
- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp: Chủ yếu là các số liệu chưa được công bố
chính thức, nguồn chủ yếu từ các hộ nông dân trong vùng nghiên cứu, các cá nhân có kinh nghiệm sản xuất và các tổ chức có liên quan.
3.4.3. Phương pháp đánh giá tính bền vững
- Bền vững kinh tế: Cây trồng tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về xã hội: Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao.
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất này phải bảo vệđược tài nguyên đất, tài nguyên sinh thái, giữ cho đất không bị xói mòn, rửa trôi và bảo vệđộ
3.4.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để xử lý, tổng hợp phân tích số
liệu và đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý các số liệu điều tra, thu thập
được trong quá trình nghiên cứu.
3.4.5.Phương pháp minh họa bằng bằng biểu đồ
- Phương pháp biểu đồ, được ứng dụng để thể hiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các vùng trên cả nước và xã.
3.4.6. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được
đánh giá thông qua một số tiêu chí sau:
a, Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm (T): T= p1.q1 +p2.q2+...+pn.qn Trong đó:
+q : khối lượng của từng sản phẩm được sản xuất/ ha/ năm.
+p: giá của rừng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm +T: tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.
- Thu nhập thuần (N): N= T - CSX Trong đó:
+ N là thi nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/năm + Csx là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm - Hiệu quảđồng vốn: Hv=T/Csx
- Giá trị ngày công lao động: HLd=N/số ngày công lao động/ha/năm
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
b, Hiệu quả xã hội
- Đảm bảo an ninh lương thực - Giảm tỷ lệđói nghèo
- Đáp ứng nhu cầu nông hộ
- Giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người dân và thu hút lao động - Yêu cầu về vồn đầu tư
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
c, Hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ
- Hệ số sử dụng đất
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất và chống xói mòn
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Xuất Hóa là một xã phía Nam của thị xã Bắc Kạn, cách trung tâm thị xã 9 km, với tổng diện tích tự nhiên là 4.804,94 ha. Với 10 thôn, 742 hộ và 2.809 nhân khẩu.
Địa giới hành chính của xã được xác định như sau: - Phía Bắc giáp xã Nông Thượng và phường Đức Xuân; - Phía Nam giáp xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới;
- Phía Đông giáp xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới;
- Phía Tây giáp xã Nông Thượng;
Các thôn bản của xã gồm 10 thôn: Thôn Bản Rạo, Nà Bản, Lũng Hoàn, Đoàn Kết, Mai Hiên, Bản Đồn I, Bản Đồn II, Tân Cư, Bản Pỵat, Thác Giềng.
Nhìn chung xã Xuất Hóa có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với nhiều đơn vị
hành chính. Có vị trí thuận tiện với trục giao thông Quốc lộ 3 từ Thái Nguyên đi Cao Bằng thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, dịch vụ, văn hóa với các khu vực khác, góp phần nâng cao giá trị thu nhập của xã và nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân [14].
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã có địa hình đặc trưng miền núi, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, hướng núi không đồng nhất. Độ cao trung bình phổ biến từ 400 - 700 m so với mặt nước biển, nơi có địa hình cao nhất là 1.241 m, có thể chia làm 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi đá vôi, phân bố chủ yếu ở các thôn như: Thác Giềng, Bản Pyạt với những dãy núi đá vôi xen giữa các thung lũng hẹp tạo thành những vách dựng
đứng, cheo leo, độ cao phổ biến từ 700 - 1.000 m, độ dốc trên 250. Là vùng núi cao,
địa hình hiểm trở ít có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Địa hình núi đất, độ cao phổ biến 400 - 600 m, độ dốc bình quân từ 20 - 400 nhưng bị chia cắt bởi các khe suối, giao thông đi lại trong vùng rất khó khăn, là địa bàn có thể phát triển lâm nghiệp và nông - lâm nghiệp kết hợp.
- Địa hình thung lũng phân bố dọc theo sông suối, xen kẽ các dãy núi cao là địa hình cấu tạo nên các cánh đồng trồng lúa màu của các xã.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn a) Khí hậu
- Xã Xuất Hóa chịu ảnh hưởng của khí hậu miền núi phía Bắc với đặc điểm mùa
đông giá lạnh, nhiệt độ thấp, trời khô hanh có sương muối. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. - Xuất Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 21-23 0C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khoảng từ 4,5 - 8,00C. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm khá lớn khoảng từ 15 - 30 0C.
b) Thủy văn
- Lượng mưa trung bình thấp khoảng 1.900mm và phân bố không đều theo mùa, mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9 trong năm gây ảnh hưởng đối với một số
diện tích gieo trồng, ảnh hưởng vụ mùa.
- Trên địa bàn xã có các con sông cầu chảy qua như và có hệ thống suối nhỏ. Nguồn nước này phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất cho người dân, ngoài ra con sông này còn là nơi để nhân dân khai thác sỏi đá, làm nguyên vật liệu xây dựng góp phần làm tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
- Các con sông, suối thuộc địa bàn xã: sông Cầu, suối Khuổi Đeng,....
Nhìn chung, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển mô hình kinh tế
nông nghiệp đa dạng, bề vững, thích hợp cho việc canh tác lúa nước, cây màu các loại, và đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi đã giúp người dân xã Xuất Hóa tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên do khí hậu thời tiết biến đổi thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa khí hậu với địa hình đồi núi dễ dẫn tới tình trạng lũ lụt, xói mòn, lở đất theo các sông và sườn núi gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của người dân.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất
Xã Xuất Hóa có 2 loại đất chính:
- Đất ruộng: là do sự tích tụ của đất phù sa của sông cầu và các con suối, đất có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân, kali, ở mức trung bình và thích hợp cho trồng các loại cây lương thực và hoa màu .
- Đất đồi: là đất Feralits màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình nghèo chất dinh dưỡng và thường ở những nơi có độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm.
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm:
- Nguồn nước mặt: có hệ thống sông, suối, ao phân bố tương đối đồng đều trên
địa bàn các thôn bản đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. Song chất lượng nguồn nước mặt không được tốt, đặc biệt là sau mỗi đợt mưa lũ, do vậy cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt.
- Nguồn nước ngầm: hiện tại chua có công trình, dự án nào nghiên cứu, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát nội bộở một số
khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt. tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều.
- Nhìn chung nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cả xã là nguồn nước mặt, song do tập quán sinh hoạt và sản xuất của nhân dân đã ngày càng gây ô nhiễm nguồn nước do vậy cần phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt đồng thời cần phải bảo vệ trữ lượng nước.
c) Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng: Theo báo cáo kết quả kiểm kê đất đai diện tích đất lâm nghiệp có diện tích 3.583,89 ha (chiếm khoảng 80,82% diện tích tự nhiên), chủ yếu là đất rừng sản xuất trong đó:
- Đất trồng rừng sản xuất có diện tích là 572,33 ha, chiếm 12,90% diện tích đất lâm nghiệp.
- Đất có rừng tự nhiên sản xuất có diện tích là 2.489,97 ha, chiếm 56,15% diện tích đất lâm nghiệp.
- Đất có rừng trồng sản xuất có diện tích là 521,59 ha, chiếm 11,76% diện tích
đất lâm nghiệp.
d, Nguồn tài nguyên nhân văn
Dân số toàn xã: 2.809 người, có 742 hộ, gồm 4 dân tộc sống đan xen nhau ở 10 thôn (kinh, tày, nùng, dao). Người kinh chiếm 24%, dân tộc tày, nùng chiếm 66% và dân tộc dao chiếm 10%.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Cơ cấu kinh tế
- Dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản: 15 - 20%. - Ngành nghề khác: 10%. b) Các hình thức sản xuất Về sản xuất nông nghiệp: Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 847,6/920 tấn đạt 92,1% kế hoạch (trong đó: thóc 677,6 tấn, ngô 170 tấn).
- Cây lúa: Gieo cấy được 138/138 ha, vụ xuân gieo cấy được 58/58 ha, (vụ xuân thực hiện 58/58 ha, năng suất 51taj/ha, sản lượng 295,8 tấn). Vụ mùa thực hiện được 80/80 ha, trong đó lúa nương chiếm 10 ha, sản lượng 12 tấn. Năng suất bình quân ước
đạt 49,6tạ/ha, Sản lượng đạt 369,68tấn.
- Cây ngô: Gieo trồng được 57/57 ha, đạt 100% kế hoạch, (vụ xuân trồng được 37/37 ha, năng suất ước đạt 38 tạ/ha, sản lượng106,4tấn. Vụ mùa thực hiện 20/20 ha, năng suất bình quân 32,8 tạ/ha, sản lượng 65,6 tấn).
- Các cây trồng khác: Phát triển chăm sóc các cây ăn quả: mơ, quýt, chuối,...