Hiệu quả và tính bền trong sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 26)

2.4.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu mang lại. Do có sự mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên với nhu cầu của con người ngày càng cao mà ta phải xem xét kết quả

phải tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả là bao nhiêu? Có mang lại kết quả không?. Khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh và doanh tạo ra sản phẩm đó.

Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau:

- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện trình

quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.

- Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất

định của con người với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường.

- Thứ ba: hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt trong mọi hoạt động kinh tế [7].

Như vậy, bản chất của hiệu quảđược xem như là việc đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội, việc bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững.

Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.

Hiệu quả kinh tế phải đạt được 3 vấn đề sau:

Một là: hiểu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống. Hai là: hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt

động kinh tế bằng việc tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích con người. Ba là: mọi hoạt động sản xuất của con người đều phải tuân theo quy luật tiêt kiệm thời gian.

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt

được và lượng chi phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh. Kết quảđạt được là phần giá trị

thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực

đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó:

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm kinh tế sử dụng

đất là: với một diện tích nhất định sản suất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất xã hội [2].

Hiệu quả xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.

“ Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp”

Từ những quan niệm trên cho thấy giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó mang lại.

Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ánh của môi trường đối với hoạt động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng tới môi trường theo hướng tích cực và tiêu cực. Hiệu quả môi trường đó là việc

đảm bảo chất lượng đất không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó còn có các yếu tố nhưđộ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giữa các hệ thống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa.

2.4.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất

“Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3-5 tỷ ha. Hiện nay đất nông nghiệp đang bị hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và có khoảng 6-7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa .Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và mở

rộng diện tích đất nông nghiệp” [11].

Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều quan trọng mà quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn ngừa những suy thoái tài nguyên

đất đai do thiếu sự hiểu biết của con người, đồng thời nhằm quản lý sử dụng đất đai tốt. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội.

2.4.4.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâm - nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục kinh tế, xã hội và môi trường [7].

“Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đấn hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 mục tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường”.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 26)