* Vị trí địa lý: Phường Tân Lập là một trong những phường thuộc thành phố Thái Nguyên, có tổng diện tích đất tự nhiên là 434,40ha, dân số 11.075 người. Địa giới hành chính của phường tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau
- Phía Đông giáp phường Tân Thịnh và xã Thịnh Đức. - Phía Tây giáp phường Phú Xá.
- Phía Nam giáp phường Tích Lương.
- Phía Bắc giáp phường Đồng Quang và phường Gia Sàng.
Phường có lợi thế rất lớn về vị trí, giao thông với các vùng lân cận nhờ có tuyến đường Q.Lộ 3 chạy qua. Với điều kiện như trên tạo mở ra những lợi thế quan trọng phát triển giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội không chỉ với các phường trong thành phố Thái Nguyên mà còn với các địa phương khác.
* Địa hình, địa mạo: Tân Lập thuộc phường trung du của thành phố Thái Nguyên, có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất nông nghiệp có chất đất tốt nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Cao độ nền xây dựng từ 26 m đến 27 m - Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 20 m đến 21 m - Cao độ cao nhất từ 50 m đến 60 m
- Do địa hình đặc thù nên khi tính toán san nền để lập quy hoạch cần nghiên cứu tới yếu tố này.
* Đặc điểm khí hậu thuỷ văn:
- Tân Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu mang tính chất lục địa rõ rệt. Theo số liệu của cơ quan chuyên môn cung cấp.
32
bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông nên mang tính chất khí hậu chung của khí hậu miền Bắc nước ta.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30
C.
- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2.007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa
mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch dộ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.
- Gió, bão:
Tân Lập ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão do nằm xa biển. Theo tài liệu thống kê chỉ có một cơn bão ngày 2/7/1964 là đổ bộ qua thành phố Thái Nguyên với sức gió tới cấp 9, có lúc giật tới cấp 10.
- Khí hậu chia thành 4 mùa rõ rệt: Mùa xuân, Mùa hạ, Mùa thu và Mùa đông. Mùa xuân và mùa thu khí hậu tương đối mát mẻ, thuận lợi cho cây trồng phát triển. Mùa hè nóng kéo dài, mưa nhiều, lượng mưa trung bình 1.330mm, thỉnh thoảng có đợt gió lốc gây hại nhà cửa và cây trồng. Mùa đông lạnh giá có gió mùa đông bắc, lượng mưa ít, thường rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
* Về đất đai: Theo con số thống kê đến hết tháng 6 năm 2013. Tổng diện tích đất toàn phường 434,40ha. Căn cứ vào tài liệu địa chất công trình xây dựng như: Các khách sạn, khu gang thép Thái Nguyên, các công trình trong khu trung tâm hành chính, chính trị có thể cho thấy địa chất công trình khu vực phường Tân Lập tương đối phù hợp cho việc đầu tư xây dựng các công trình nhà cao tầng, các công trình công nghiệp và cầu cống… Trong đó:
33 - Đất phi nông nghiệp 114,82ha. - Đất chưa sử dụng 22,02ha. Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2013 STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 439,34 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 297.56 59,36
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 203,75 78,15
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 52,56 20,16
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4,38 1,69 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0.00 0.00
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 163.40 37,19
2.1 Đất ở đô thị ODT 52,83 32,33
2.2 Đất chuyên dùng CDG 101,37 62,04 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,10 1,90 2.4 Đất sông suối và MNCD SMN 5,40 3,30 2.5 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,70 0,43
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 15.25 3,47
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 15,25 3,47 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0,00 0,00
(Nguồn: UBND Ph ng Tân Lập, 2013)
Qua bảng 4.1 cho thấy diện tích đất tự nhiên phường Tân Lập được phân bổ như sau:
- Đất nông nghiệp (NNP): Tổng diện tích đất nông nghiệp là: 260,69 ha, chiếm 59,36 % so với tổng diện tích tự nhiên toàn phường.
- Đất phi nông nghiệp (PNN): Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là:
163,40ha chiếm 37,19 % tổng diện tích tự nhiên toàn phường.
- Đất chưa sử dụng (CSD): Tổng diện tích đất chưa sử dụng là: 15,25 ha, chiếm 3,47 % tổng diện tích tự nhiên toàn phường.
34
Bảng 4.2 diện tích đất Nhà nước đã thu hồi
STT Hạng đất Tổng diện tích đất toàn phường đến hết T6/ 2013 Diện tích đất Nhà nước đã thu hồi Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 297,56 68,50 5,23 1,20 2 Đất phi nông nghiệp 114,82 26,43 2,87 0,66 3 Đất chưa sử dụng 22,02 5,07 0,98 0,22
* Cộng 434,40 100 9,08 2,08
(Nguồn UBND phường Tân Lập 2013)
Qua số liệu tại bảng trên cho thấy phường Tân Lập không phải là một trong những phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên nên diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn =68,50% diện tích đất của toàn phường, diện tích đất phi nông nghiệp nhỏ =26,43% diện tích đất tự nhiên của toàn phường), bên cạnh đó diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn =22,02% diện tích đất tự nhiên của toàn phường.
Diện tích đất Nhà nước đã thu hồi để thực hiện dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, địa phận phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên. là 9,08ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp chiếm 1,20% tổng diện tích đất của toàn phường. - Đất phi nông nghiệp chiếm 0,66% tổng diện tích đất của toàn phường. - Đất chưa sử dụng chiếm 0,22% tổng diện tích đất của toàn phường.
Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước của phường gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm: - Nguồn nước mặt: Nguồn nước cung cấp cho sản xuất, cũng như trong sinh hoạt trên địa bàn phường và thành phố phần lớn do sông Công cung cấp , diện tích lưu vực F = 951 km2 có độ dốc bình quân i = 1,03%, chiều dài L = 96 km.
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm xuất hiện nằm sâu ở các khu đồi từ 23 m đến 25 m. Trữ lượng nước ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng nước chưa tốt trong các tháng mùa khô nên ảnh hưởng đến khai thác sử dụng.
35
* Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê 01/01/2011, phường có 52,56 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất chiếm 100% đất lâm nghiệp. Hiện nay, diện tích đất rừng sản xuất đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và quản lý.
* Tài nguyên nhân văn
Với đặc thù là một phường có quá trình đô thị hóa diễn ra trong thời gian dài, gắn với quá trình hình thành và phát triển của phường nói riêng và của thành phố nói chung đã tạo ra cho dân cư trong phường một tư duy đô thị, khả năng lao động và tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào cuộc sống một cách linh hoạt năng động và có hiệu quả với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Bên cạnh đó với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, người dân nói riêng, người dân thành phố Thái Nguyên nói chung cần cừ sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được cùng với đông đảo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học, có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
*Thực trạng môi trường
- Cảnh quan: Phường Tân Lập không có cảnh quan nào thật sự nổi bật. Hiện nay tại phường mới bắt đầu thời kỳ đô thị hóa, cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, đường giao thông còn nhiều đoạn còn hẹp, các khu dân cư cũ còn nhiều bất cập.
- Hệ thống thoát nước thải không đồng bộ, vào mùa mưa có nhiều điểm có tình trạng ngập úng cục bộ gây ô nhiễm.
- Môi trường không khí của phường bị ô nhiễm ở mức độ trung bình là nguyên nhân chính là phường đang trong quá trình đô thị hóa, khí thải của các phương tiện giao thông, của Nhà máy luyện kim Thái Nguyên…địa bàn phường bị ảnh hưởng, tác động ô nhiễm môi trường đến đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Vệ sinh môi trường: Trong năm đã thu gom rác thải được các khu phố, làm giảm đi tình trạng gây ô nhiễm và dịch bệnh, phát động phong trào trồng cây xanh ở các khu tái định cư.
36