4.6.1.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất nông nghiệp
- Khai thác và sư dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để
phát triển kinh tế xã hội
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủđọng tưới tiêu để có thế đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ.
- Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là sản xuất cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
- Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo về thực vật đúng cách hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiếm môi trường. Trong quá trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ
môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
- Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng không đạt hiệu quả
sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn.
- Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụđông trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
4.6.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Hòa Bình có lợi thế về sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản. Là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp, có khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa cây trồng. Đất đai màu mỡ, giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Việc thâm canh, tăng vụ, tăng hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa quyết định nhằm phát huy thế mạnh của vùng để khai thác tốt nhất tiềm năng các nguồn lực của địa phương. Cho nên, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông gnhieepj thì việc chuyên môn hóa trong sản xuất là điều kiện chủ yếu.
Trong những năm gần đây, sản xuất nông sản hàng hóa đã bắt đầu hình thành và từng bước phát triển tạo tiền đề cho phát triển các cây trồng hàng hóa trong những năm tới.
- Những cây trồng, những kiểu sử dụng đất lựa chọn những cây đã được trồng cho hiệu quảở xã hoạc những vùng có điều kiện tương tự.
- Tiềm năng các nguồn lực của xã (đất đai, lao động, vị trị địa lý, giao thông, thủy lợi…).
- Định hướng phát triển nông nghiệp của xã trong những năn tới.
- Khả năng đầu tư vốn, lao động và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
* Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong tương lai cần:
- Sử dụng đất triệt để trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng xã, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tận dụng mọi nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người dân, phù hợp với năng lực sản xuất của từng hộ.
- Đưa nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịc cơ cấu sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với khối lượng lớn. Chuyển đổi một số diện tích trồng cây lương thực sang trồng các loại cây rau quả hàng hóa có thị trường tiêu thụ ổn
định, có khả năng xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. Môi trường là yếu tố bên ngoài tác dộng vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đó là yếu tố về khí hậu, đất và nước. Vì vậy, trong quá trình sử dụng
đất phải bảo vệ đất, bố trí thời vụ phù hợp vói điều kiện thời tiết, khí tượng, thủy văn nhằm khai thác một cách tối ưu các điều kiện đó mà không ảnh hưởng tới môi trường. Vấn đề quan trọng trong việc bảo về môi trường là phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững có hệ thống cây trồng đa dạng, ổn định kết hợp hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản.
- Tổ chức sản xuất có hiệu quả các vùng lúa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và thị trường. Thực hiện thâm canh đểđạt giá trị sản xuất cao nhất trên một đơn vị diện tích đất canh tác.