* Trồng trọt
- Cách bố trí cây trồng:
+ Đối với loại đất dốc: Người dân bố trí loại cây ưa cạn, chịu hạn tốt như: sắn, ngô, khoai lang, cây ăn quả và cây lấy gỗ. Ở đây các loại cây ăn quả và
các cây trồng màu thường được bố trí gần nhà ở để tiện chăm sóc, cây lấy gỗ được trồng ở những nơi có độ dốc cao hơn.
+ Bãi bồi ven sông suối:là khu vực chuyên canh cây lương thực và các loại rau, màu như: Ngô, lạc đỗ, rau… phân bố chủ yếu dọc bời sông Cầu
+ Tại các cánh đồng: Người dân thường bố trí các công thức luân canh giữa cac loại cây lương thực, câu công nghiệp ngắn ngày và rau, màu, trong
đó lúa là cây trồng chính. Đối với ruộng chủ động nước, người dân bố trí trồng từ 2 vụ, đây là loại hình sử dụng đất có hiệu quả trong việc đảm bảo lương thực cho người dân.
Với điều kiện khí hậu, đất đai và nguồn nước, xã có nhiều tiền năng để
phát triển một nền nông – lâm – ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bằng các biện pháp thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Đây là hướng quan trọng đối với ngành nông nghiệp của xã
Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính của xã được thể hiện trong bản 4.6.
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng năm 2013
STT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa mùa 130,96 32,2 4.216,9 2 Lúa xuân 62,53 44,5 2.782,5 3 Ngô 150 23,7 3.555 4 Đậu tương 10 15,12 151,2 5 Lạc 20 30,0 600 6 Vải 40,3 30,8 1.241,2 7 Xoài 15,5 16,5 255,7
* Chăn nuôi:
Luôn được chú trọng và phát triển, từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẽ ở hộ gia
đình đến chăn nuôi theo quy mô trag trại. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh môi trường, chuẩn bị tốt nguồn giống và cung ứng thú y, thức ăn gia súc và tiêm phòng. Hiện nay, toàn xã có 1906 con trâu, 1020 con bò, 2078 con lợn và 5013 con gia cầm.
* Lâm nghiệp:
Sản xuất thâm canh, tăng hiệu quả kinh tế với diện tích 488,32 ha rừng sản xuất. Tăng cường công tác trồng rừng gắn với chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các chủ trang trại, khuyến khích doanh nghiệp liên kết với các hộ có rừng phát triển trang trại theo hướng nông, lâm kết hợp trồng rừng giá trị kinh tế cao và rừng nguyên liệu phát huy hiệu quả kinh tế rừng nhằm nâng cao thu nhập cho người lao
động. Đồng thời tận dụng không gian diện tích dưới tán rừng để cho chăn thả
gia súc, gia cầm và kết hợp nuôi ong lấy mật; phát triển mô hình nông lâm kết hợp, mô hình thâm canh các loại cây trồng, dự kiến sản lượng gỗ hàng năm >200 m3/ha.