Kiều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 36)

* V trí địa lí

Thị trấn Hương Canh là trung tâm huyện lỵ huyện Bình Xuyên, nằm theo tuyến quốc lộ 2 Hà Nội - Việt Trì. Phía bắc giáp xã Quất Lưu, Tam Hợp; phía nam giáp xã Đạo Đức, phía đông giáp xã Sơn Lôi, phía tây giáp xã Tân Phong.

* Khí hu, thy văn

Theo số liệu thống kê của trạm thủy văn, thị trấn Hương canh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung bình hằng năm là 25 độ C, nhiệt độ cao nhất là 35-37 độ C, nhiệt độ thấp nhất từ 8-13 độ C lượng mưa trung bình hằng năm là 1866 mm.

* Địa hình

Địa hình thị trấn Hương Canh tương đối bằng phẳng, không có đồi núi cao, nhìn tổng thể thấp dần về phía tây và phía đông, được chia thành 4 mức xen kẽ nhau:

- Các vùng trũng chủ yếu là chân đầm một vụ chiêm nằm ở phía tây giáp xã Tân Phong, phía nam giáp xã Đạo Đức, phía đông giáp xã Sơn Lôi và phía đông bắc giáp xã Tam Hợp, vùng này chiếm 1/4 diện tích.

- Các vùng phẳng và cao hơn tập trung ở phía Đông Nam, một phần ở phía Tây Bắc, đây là các chân ruộng hai lúa và một lúa màu chiếm khoảng 1/4 diện tích.

- Các vùng cao tập trung chủ yếu là các khu dân cư, các cơ quan xí nghiệp, trường học chiếm khoảng 1/5 diện tích.

* Th nhưỡng

Vùng trũng ngập nước quanh năm và ngập sâu về mùa mưa nên không thể cấy được hai vụ, những vùng này có độ chua và mùn cao.

Đối với những vùng thấp vừa, do có hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn chỉnh có điều kiện thâm canh tăng vụ, mùn nhiều độ phì cao phù hợp cho cây hai vụ lúa một mùa.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi ca th trn Hương Canh * Dân s và lao động * Dân s và lao động

Bảng 4.1 Dân số và lao động thị trấn Hương Canh STT Tổ dân phố Dân số (người) Diện tích tự nhiên (ha) Mật độ (người/km2 ) Lao động (người) 1 Khu phố I 736 56,981 12,92 247 2 Khu phố II 993 25,033 39,67 335 3 Đồng Nhất 1331 32,482 40,98 450 4 Đồng Sậu 366 56,414 6,49 120 5 Lò Cang 335 63,211 5,30 115 6 Lò Ngói 468 36,532 12,81 158 7 Chợ Cánh 1012 67,033 15,10 335 8 Chuôi Ná 850 40,422 21,03 270 9 Nội Giữa 1286 64,321 19,99 432 10 Lang Bầu 887 62,321 14,23 302 11 Trong Ngoài 640 55,750 11,48 217 12 Vam Dộc 480 60,499 7,93 169 13 Kim Phượng 590 61,841 9,54 197 14 BờĐáy 910 42,455 21,43 305 15 Đông Mướp 416 57,495 7,24 136 16 Cửa Đồng 1079 54,791 19,69 605 17 Thắng Lợi 856 58,216 14,70 283 18 Nhất Nhị 668 40,233 16,60 232 19 Chùa Hạ 973 59,120 16,46 491 Tổng 14876 995,150 14,95 5399

* Cơ s vt cht kĩ thut

1. Giao thông

Hương Canh có 2 loại hình vận tải chính là đường sắt và đường bộ. - Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có tuyến đường quốc lộ 2 đi qua, với tổng chiều dài 4,2 km. Trước đây, tuyến quốc lộ 2 qua thị trấn Hương Canh cũng như tuyến dường đi qua huyện Bình Xuyên quy mô mặt cắt nhỏ, nhưng đến nay tuyến đường này đã được nâng cấp và hoàn thiện đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Hương Canh nói riêng và của huyện Bình Xuyên nói chung.

- Đường huyện lộ: Tổng chiều dài đường huyện lộ là 43,9 km, trong đó thị trấn Hương Canh chiếm có 5,37 km đường huyện lộ, các đoạn đường này đang được từng bước nâng cấp. Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn của thị trấn Hương Canh là khoảng 28,7 km. Trong đó, đã bê tông và nhựa hóa được 21,2 km; những năm tới huyện tiếp tục nâng cấp số km đường còn lại.

Những năm tới thị trấn tiếp tục xây dựng mới và nâng cấp mạng lưới giao thông trên địa bàn, hình thành và hoàn thiện mạng lưới giao thông đáp ứng việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế, góp phần nâng cao đời sống và dân trí cho nhân dân vùng nông thôn.

Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của thị trấn những năm qua đã cố gắng đầu tư nâng cấp, nhưng còn chậm so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên chất lượng các loại đường bộ còn là hạn chế cho phát triển (nâng cấp chỗ này, lại xuống cấp chỗ khác), nguyên nhân do mức đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn còn hạn chế.

- Đường sắt: ngoài tuyến đường bộđi qua, thị trấn Hương Canh còn có 7 km đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai nối Hà Nội với các tỉnh trung du và

miền núi phía Bắc, tại thị trấn có một ga nhỏ là ga Hương Canh, những năm vừa qua đã được tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong năm 2008, tổng đầu tư cho phát triển giao thông của huyện khoảng 1.885 triệu đồng; bao gồm nâng cấp, cải tạo, bê tông hóa một số tuyến đường giao thông của thị trấn. Trong những năm tới, để thúc đẩy kinh tế -xã hội của địa phương, phát triển thị trấn cần tiếp tục thực hiện các chương trình dự án cấp tỉnh và cấp huyện. Hình thành được mạng lưới giao thông phát triển sẽ tạo cơ hội cho thị trấn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống và dân trí cho nhân dân.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của thị trấn đều trong tình trạng xuống cấp. Các tuyến đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn còn nhỏ hẹp, hạn chế vận tải nên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, mức đầu tư cho phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

2. Hệ thống thủy lợi

Trong giai đoạn vừa qua, huyện đã quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo 4 trạm bơm, cải tạo 4 hồ chứa nhỏ và cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương. Đến nay thị trấn đã kiên cố hóa được trên 50% số km kênh, mương cần phải kiên cố hóa và nâng cấp được 2 km đê trên địa bàn.

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của thị trấn đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ nước tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của thị trấn.

Trong giai đoạn vừa qua thị trấn đã quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống trạm bơm, hồ đập... cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương đảm bảo tưới tiêu phục vụ cho sản xuất.

3. Hệ thống điện

Thị trấn Hương Canh có đường dây 110KV Việt Trì - Đông Anh và 220 KV mua điện từ Trung Quốc qua trạm chuyển tải, hệ thống điện thị trấn Hương Canh nói riêng và huyện Bình Xuyên nói chung nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chất lượng cung cấp điện ngày càng được cải thiện rõ rệt, sự cố và số lần cắt điện sửa chữa giảm nhiều.

Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Tỉnh và Huyện và sự ủng hộ của nhân dân, ngành điện của thị trấn đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, với triển vọng phát triển kinh tế thị trấn trong tương lai là một thị trấn phát triển về công nghiệp và dịch vụ, lưới điện của thị trấn vẫn cần phải được nâng cấp và hiện đại hóa hơn nữa. Để đáp ứng được yêu cầu về sử dụng điện ngày càng tăng.

Nguồn điện cung cấp chính cho sinh hoạt và sản xuất lấy từ trạm giảm áp trung gian Quất Lưu cùng hệ thống đường dây, các trạm biến áp tiếp theo. Nhìn chung, mạng lưới điện cung cấp khá đầy đủ, 100% số hộ được dùng điện.

*Mng lưới thông tin liên lc

Thị trấn có 1 bưu điện xã tại thị trấn Hương Canh. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hóa, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

* Tình hình văn hóa xã hi

1. Y tế

Thực hiện tốt về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng. Công tác tuyên truyền thực hiện phòng trống dịch bệnh , an toàn vệ sinh thực phẩm đạt kết quả tốt. Mạng lưới y tế thôn bản được quan tâm đã hoạt động vào nề nếp, công tác thực hiện khám và điều trị kịp thời nhất là đối với các chế độ bảo hiểm y tế được bảo đảm, thường xuyên giám sát về vệ sinh môi trường để tuyên truyền vận động người dân thực hiện ăn sách, uống sạch vệ sinh phòng bệnh.

Trong năm 2013 tổng số sinh là 353 cháu, tỷ lệ sinh trong độ tuổi = 10,3 %, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,5%, tăng so với năm 2012 là 0,4%. Số chị em sinh con thứ 3 là 53 ca, trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 9%.

Trạm y tế vẫn giữ vững là trạm chuẩn quốc gia giai đoạn 1, công tác chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, trạm y tế đã phối hợp với các trường mẫu giáo và hội phị nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã thực hiện tốt chương trình hướng dẫn và trao đổi kiến thức nuôi dạy con ngoan, con khỏe đúng khoa học.

2. Giáo dục

Các trường đảm bảo dạy và học tốt, kết quả năm học 2012 - 2013 đạt được ở các cấp trường như sau:

Công tác lãnh đạo đối với các nhà trường, quán triệt và thực hiện tốt cuộc vận động ‘‘Hai không với 4 nội dung’’ và phong trào ‘‘Trường thân thiện học sinh tích cực’’. Giai đoạn 1, thực hiện được 6/7 trường đạt chuẩn và đang tiếp tục đưa các trường đạt chuẩn trong giai đoạn 2. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 98% chất lượng giáo dục được nâng lên, chú trọng đầu tư giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà có nhiều tiến bộ. Các trường vẫn giữ vững danh hiệu trường tiên tiến đứng đầu tốp của huyện, tỷ lệ học sinh khá

giỏi ngày càng cao. Có nhiều học sinh đạt giả cao ở các đợt thi cấp tỉnh- huyện, có 41 giải tỉnh và 43 giải huyện. Đội ngũ giáo viên đạt 45 – 50% là giáo viên day giỏi, tổ bộ môn giỏi. Chi bộ các trường đều đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.

Qua tổng kết năm học 2012 – 2013 tỷ lệ học sinh các trường như sau: - Trường Trung học cơ sở Hương Canh, tổng học sinh là 589 em. Học sinh đạt khá giỏi : 52,8%

- Trường Tiểu học (2 trường A và B) Tổng học sinh :1.119 em

Học sinh đạt khá, giỏi : 74,58%

Hai trường mầm non của thị trấn vẫn đảm bảo số trẻ đến trường đạt 100%, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao lên, cơ sở vật chất ngày càng được đổi mới trang thiết bị, hai trường đã phối hợp tốt với hội phụ huynh học sinh cải thiện tốt đời sống tinh thần của các cháu, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong hai nhà trường là 6,8%. Riêng trường mầm non Tiên Hường tuy có khó khăn về trường lớp nhưng Ủy bân nhân dân thị trấn đã chỉ đạo khắc phục nên vẫn đảm bảo được nuôi dạy trẻ theo yêu cầu công tác xã hội giáo dục hiện nay.

Năm học 2012 – 2013 toàn thị trấn có 85 em đỗ vào đại học và 47 em đỗ cao đẳng.

3. Văn hóa, thông tin, thể thao

Văn hóa xã hội, thông tin, thể thao, văn hóa văn nghệ có bước phát triển mới phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư tiếp tục được đổi mới đi vào chiều sâu, chất lượng hiệu quả nâng cao lên, đời sống văn hóa được khởi sắc, các câu lạc bộ thể dục thể thao của các đoàn thể và khu dân cư hoạt động đều khắp, đặc biệt là phong trào các cụ hội

người cao tuổi hăng say luyện tập thể dục dưỡng sinh, phong trào môn bóng truyền hơi nữ và nam đang phát triển mạnh.

Năm 2012, có 89% gia đình đạt gia đình văn hóa và 6 khu, tổ dân phố văn hóa và tiên tiến.

Trong những năm qua thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia đóng góp các quỹ xã hội. Công tác thông tin tuyên truyền đã phục vụ kịp thời đáp ứng với các nhiệm vụ chính trị của địa phương và quốc gia.

Thực hiện tổ chức xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa theo tinh thần nhà nước, các tổ chức xã hội và gia đình cùng đóng góp xây dựng.

* Tình hình phát trin các ngành kinh tế

1. Ngành nông nghiệp

Diện tích gieo trồng của thị trấn năm 2013 = 480,38 ha/ kế hoạch 505,46 ha, đạt 95,03%. Trong đó:

+ Cây lúa = 440,48 ha/kh 458,89 ha, đạt 95,98% + Cây màu = 39,90 ha/kh 46,57 ha, đạt 85,67%

* Năng xuất lúa chiêm thực hiện 413.27ha x 55.55tạ/ha= 2.295tấn(200kg/sào) * Năng xuất lúa vụ mùa thực hiện 134.48 ha, do cơn bão số 5 bị ngập úng 32.15 ha, diện tích còn lại cho thu hoạch = 102.33 ha x 52,77 tạ/ha = 540 tấn (190kg/sào)

Tổng sản lượng lúa đạt 2.835 tấn /kế hoạch 2.800 tấn, ( tăng 35 tấn) nguyên nhân tăng do năng suất cao hơn so với năm 2012.

- Thu về trồng trọt + thủy sản = 23.432.250.000 đồng/KH 26.500.000.000 đồng giảm so với 2012 = 3.065.750.000 đồng, đạt 88.43% kế hoạch, so cùng kỳđạt 94,58 %.

- Chăn nuôi = 43.075.599.000 đồng/ 33.500.000.000 đồng, kế hoạch đạt 101,71%, so cùng kỳđạt 115,73 %.

2. Tiểu thủ công nghiệp

Nghề gốm của thị trấn Hương Canh vẫn duy trì và sản xuất đều, lò ngói hiện còn 10 lò, lò gạch còn 4 lò, ngành chế biến thủ công nghiệp vẫn được duy trì và có thu nhập ổn định.

Nhìn chung nghề thủ công ở địa phương còn ở mức độ thấp, chủ yếu là giải quyết công ăn việc làm của các hộ gia đình, có tăng thu nhập nhưng chưa đáp ứng được sự phát triển tiềm năng chung của địa phương.

Năm 2013, TTCN = 39.937.500.000 đồng/ KH 37.000.000.000 đồng, so kế hoạch 107,93%, so cùng kỳđạt 130,57%.

3. Ngành thương mại, du lịch, dịch vụ

Địa phương là địa bàn trọng điểm về thương mại, dịch vụ, dân sốđông, với sự phát triển của công nghiệp nên lượng lao động sinh sống ởđịa phương nhiều, tốc độ chuyển dịch về thương mại dịch vụ nhanh, nhưng do suy thoái về kinh tế nói chung nên trong năm 2013 mức thu nhập không cao, thị trường biến động nhiều, mức tiêu thụ sản phẩm không cao, kế hoạch đạt 106,93% so cùng kỳđạt 133%.

Năm 2013, Thương mại và dịch vụ đạt 128.215.600.000 đồng và 119.900.000.000 đồng, đạt 106,93% so với kế hoạch, so cùng kỳđạt 133%.

4. Ngành vận tải

Do điều kiện kinh tế phát triển, phục vụ về vận chuyển hàng hóa, công nghiệp và đời sống ngày tăng cao. Qua điều tra 01/10/2013 toàn thị trấn có 276 xe ô tô các loại, tăng so với 2012 là 42 chiếc, tốc độ phát triển mạnh theo nhu cầu xã hôi, về thu nhập trong năm được đánh giá cao so với ngành, kế hoạch đạt 111% so cùng kỳđạt 135,16%.

Năm 2013, Vận tải = 42.185.000.000 đồng/ KH 38.000.000.000 đồng, đạt 111%, so cùng kỳđạt 135,16%.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)