Kết quả chưa được cấpGCNQSD đất ở của trấn Hương Canh gia

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 59)

đon 2010 - 2013

Bảng 4.9: Kết quả chưa được cấp GCNQSD đất thị trấn Hương Canh giai đoạn 2010-2013 STT Hộ gia đình cá nhân Số hộ đã kê khai Diện tích (m2) 1 Khu phố I 12 1240 2 Khu phố II 0 0 3 Đồng Nhất 6 571 4 Đồng Sậu 7 899 5 Lò Cang 2 403 6 Lò Ngói 0 0 7 Chợ Cánh 7 649 8 Chuôi Ná 1 56 9 Nội Giữa 4 444 10 Lang Bầu 3 321 11 Trong Ngoài 2 220 12 Vam Dộc 4 546 13 Kim Phượng 2 296 14 BờĐáy 4 529 15 Đông Mướp 2 361 16 Cửa Đồng 7 729 17 Thắng Lợi 2 258 18 Nhất Nhị 8 903 19 Chùa Hạ 10 1393 Tổng 83 9818

Nguồn: UBND thị trấn Hương Canh

Qua bảng 4.9 ta thấy tình hình cấp GCNQSD đất của thị trấn Hương Canh trong giai đoạn 2010 – 2013 triệt để hơn nhiều so với những năm trước đó, chỉ còn lại 83 trường hợp chưa được cấp GCN trong khoảng thời gian 4 năm. Trong giai đoạn này do những chỉ đạo tích cực của cấp trên, thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn cho các cán bộđịa chính xã, huyện nên trong những năm qua kỹ năng chuyên môn các cán bộđịa chính được nâng cao, khả năng giải quyết công việc nhanh và hiệu quả hơn. Cũng thấy rằng sự hiểu biết

của người dân về các chính sách pháp luật đất đai của nhà nước ngày càng được nâng cao. Chứng tỏ rằng công tác tuyên truyền vận động người dân về công tác cấp GCNQSD đất đến từng người dân đã có hiệu quả, cải thiện rõ rệt ý thức của người dân về tầm quan trọng của GCNQSD đất. Trong những năm qua những hộ dân chưa có GCNQSD đất đã cố gắng đến UBND thị trấn Hương Canh để Đăng ký cấp mới GCNQSD đất. Nhưng vẫn còn một số ít hộ dân chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của GCNQSD đất gây nên những ảnh hưởng trong tiến độ cấp GCNQSD đất cho các cán bộđịa chính.

Trong giai đoạn 2010 – 2013, thị trấn Hương Canh đã hoàn thành tốt công tác cấp GCNQSD đất ở trên địa bàn hai tổ dân phố là Khu Phố II và Lò Ngói, đã xử lý xong 100% đơn đề nghị của người dân và cấp đầy đủ GCN. Bên cạnh đó, công tác cấp GCNQSD đất đã thực hiện đạt hiệu quả cao, ở nhiều tổ dân phố cũng đã hoàn thành tốt công tác cấp GCNQSD đất như: Lang Bầu còn 3 trường hợp với diện tích chưa được cấp là 321m2, Lò Cang còn 2 trường hợp với diện tích chưa được cấp là 403m2, Trong Ngoài còn 2 trường hợp với diện tích chưa được cấp là 220m2, Kim Phượng còn 2 trường hợp với diện tích chưa được cấp là 296m2, Đông Mướp còn 2 trường hợp với diện tích chưa được cấp là 361m2, Thắng Lợi còn 2 trường hợp với diện tích chưa được cấp là 258m2, Chuôi Ná chỉ còn 1 trường hợp với diện tích chưa được cấp là 56m2. Bên cạnh đó, các tổ dân phố Khu Phố I, Chùa Hạ, Nhất Nhị, Cửa Đồng, Chợ Cánh và Đồng Sậu vẫn còn nhiều GCN chưa được cấp. Cụ thể là Khu Phố I còn 12 GCN với diện tích chưa được cấp là 1240m2; Chùa Hạ còn 10 GCN với diện tích chưa cấp là 1393m2; Nhất Nhị còn 8 GCN với diện tích chưa được cấp là 903 m2; Cửa Đồng, Chợ Cánh và Đồng Sậu đều còn 7 GCN chưa được cấp với diện tích chưa được cấp lần lượt của các tổ dân phố là 729 m2 , 649 m2 và 899 m2. Lý do là tình trạng tranh chấp vẫn còn diễn ra làm cản trở quá trình thực hiện công tác cấp GCN, một số người dân còn lấn chiếm đất và hiện tượng chậm đóng thuế còn tồn tại.

4.3.4. Đánh giá s hiu biết ca người dân v hot động cpGCNQSD đất

Bảng 4.10: Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân và cán bộ về công tác cấp GCNQSD đất ở STT Câu hỏi Cán bộđịa chính Hộ dân sản xuất, kinh doanh Hộ dân sản xuất nông ngiệp Số người trả lời chính xác (người) Số người trả lời không chính xác (người) Số người trả lời chính xác (người Số người trả lời không chính xác (người) Số người trả lời chính xác (người Số người trả lời không chính xác (người) 1 20 0 19 1 12 8 2 20 0 17 3 11 9 3 19 1 12 8 8 12 4 20 0 16 4 15 5 5 20 0 16 4 7 13 6 20 0 15 5 9 11 7 18 2 19 1 12 8 8 19 1 17 3 12 8 9 20 0 18 2 14 6 10 20 0 15 5 11 9 11 20 0 16 4 11 9 12 20 0 19 1 9 11 13 20 0 18 2 7 13 14 20 0 18 2 6 14 15 20 0 17 3 11 9 16 20 0 16 4 8 12 17 19 1 19 1 7 13 18 20 0 19 1 6 14 19 20 0 20 0 9 11 20 20 0 17 3 11 9 21 20 0 20 0 7 13 22 19 1 20 0 5 15 23 20 0 17 3 13 7 24 20 0 20 0 8 12 25 19 1 14 6 8 12 26 20 0 16 4 11 9 27 20 0 15 5 12 8 28 20 0 17 3 10 10 29 20 0 18 2 7 13 30 20 0 18 2 7 13

Qua bảng 4.10 ta thấy kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân và cán bộ như sau:

Cán bộđịa chính: Trong quá trình điều tra 20 cán bộđịa chính thì đa số cán bộ địa chính nắm chắc về chuyên môn của mình (số người trả lời đúng các câu hỏi là cao nhất). Những cán bộ làm việc lâu năm với kinh nghiệm của mình đã trả lời đúng tất cả các câu hỏi. Những cán bộ do chưa nắm rõ hay chưa va chạm nhiều nên đôi khi còn trả lời sai.

Hộ dân sản xuất, kinh doanh: Trong quá trình điều tra 20 cán bộ công chức nhà nước thì số người trả lời đúng các câu hỏi cũng khá cao. Những hộ dân sản xuất, kinh doanh cũng tỏ ra rất quan tâm đến GCNQSD đất do đã nhận thấy được tầm quan trọng của GCNQSD đất. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số cán bộ vẫn chưa nắm rõ hết tầm quan trọng của GCNQSD đất.

Hộ dân sản xuất nông nghiệp: Trong quá trình điều tra 20 người dân thì số người trả lời đúng các câu hỏi chưa được cao lắm. Người dân làm về nông nghiệp trả lời đúng thấp hơn những cán bộ địa chính và các hộ dân sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình điều tra thì những người ở gần trung tâm trả lời đúng nhiều hơn. Những người đã từng xin cấp GCNQSD đất thì nắm rõ hơn các vấn đề liên quan đến GCNQSD đất. Bên cạnh đó vẫn còn một số người dân chưa nhận thấy tầm quan trọng của GCNQSD đất.

Do chưa có kinh nghiệm trong công tác điều tra nên trong quá trình điều tra của em còn hạn chế và nhiều sai sót. Tuy nhiên em cũng phần nào hiểu thêm được về GCNQSD đất và có thêm những kinh nghiệm quý báu.

4.4. Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp cho công tác cấp GCNQSD đất thị trấn Hương Canh giai đoạn 2010-2013

4.4.1. Thun li

- Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá cao hầu hết có trình độđại học.

- Có hệ thống bản đồ địa chính được đo đạc, thành lập từ năm 1995. Đến nay hệ thống bản đồ này không chỉ được thể hiện trên giấy mà còn đưa vào hệ thống máy tính. Từ đó tạo điều kiện cho công tác cấp GCNQSD đất được nhanh chóng, chuẩn xác.

- Các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn của các cấp, ngành được ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện địa phương và dần được cụ thể hóa.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những giấy tờ quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nó cũng chính là tài sản, tư liệu sản xuất có giá trị của người dân. Chính vì vậy mọi người dân đều ủng hộ, mong muốn được cấp GCNQSD đất để sử dụng ổn định, lâu dài ngoài ra còn thuận tiện trong việc thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp.

- Ủy ban nhân dân thị trấn Hương Canh đã tổ chức tuyên truyền cho người dân hiểu pháp Luật Đất đai. Do vậy trình độ hiểu biết người dân trên địa bàn thị trấn khá cao. Ngoài ra, ủy ban nhân dân thị trấn còn có nhiều buổi tiếp dân để lắng nghe những ý kiến, và trả lời những thắc mắc của người dân.

4.4.2. Khó khăn

- Hệ thống bản đồ địa chính được đo đạc thành lập từ năm 1995, nay các hộ sử dụng đất có nhiều biến động giữa số liệu diện tích giữa bản đồ địa chính với hiện trạng sử dụng đất cần phải kiểm tra đo đạc lại.

- Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, các hộ khi kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất phần lớn không có giấy tờ, nguồn gốc sử dụng do họ tự khai

phá. Do vậy trong qua trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố.

- Do trước đây việc quản lý đất đai lỏng lẻo dẫn đến không ít trường hợp tranh chấp đất đai, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất đai… làm cho quá trình cấp GCNQSD đất trên Thành phố chậm tiến độ.

4.4.3. Gii pháp

1- Tích cực tuyên truyền, vận động và hướng dẫn để nhân dân trên địa bàn huyện hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đất đai nhất là về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến từng hộ gia đình.

2- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộđịa chính xã về chuyên môn, nghiệp vụ nhất là đối với các văn bản mới có liên quan đến việc thi hành luật đất đai. Quy hoạch đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã có trình độ chuyên môn có thể đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay để có nguồn thay thế kịp thời. Giữ ổn định đội ngũ cán bộ địa chính xã vì công tác quản lý đất đai cần có kinh nghiệm và mang tính liên tục

3- Bổ sung kinh phí, vật tư kỹ thuật cho việc lưu trữ hồ sơ tài liệu, tăng cường áp dụng công nghệ thong tin trong quản lí đất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất nói riêng

4- Hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn việc thi hành quản lý đất đai cần thống nhất, đơn giản hóa, tránh cồng kềnh.

5- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất giải quyết dứt điểm những tồn tại vướng mắc trong công tác giao đất, và rà soát lại để cấp giấy chứng nhận QSD đất cho những hộ được giao đất không đúng thẩm quyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6- Kiểm tra, rá soát lại những hộ chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn, những hộđược cấp trùng để có kế hoạch triển khai công việc một cách hợp lí.

Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế “một cửa”, xây dựng văn minh công sở tạo niềm tin cho người dân khi làm thủ tục.

7- Công khai hóa đầy đủ quy trình, thủ tục hành chính, thuế, lệ phí phải nộp theo quy định của nhà nước để góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu của nhân dân

Phn 5

KT LUN VÀ KIN NGH

5.1. Kết luận

Qua thời gian tìm hiểu, đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Bình Xuyên giai đoạn 2010-2013, dưới sự hướng dẫn của cô giáo - TS. Nguyễn Thị lợi cùng với sự giúp đỡ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bình Xuyên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Từ những kết quả đã thu thập được, tôi rút ra một số kết luận về công tác cấp GCNQSD đất ở trên địa bàn thị trấn Hương canh đoạn 2010 - 2014 như sau:

- Năm 2010: Tổng số hộ gia đình, cá nhân đăng ký xin cấp GCNQSD đất là 170 hộ. Thị trấn đã cấp được 153 GCNQSD đất (chiếm 90%) với diện tích cấp được là 19539 m2 trong tổng số 21308 m2đăng ký (chiếm 91,70%) và còn 17 trường hợp chưa được cấp GCN với diện tích 1769 m2.

- Năm 2011: Tổng số hộ gia đình, cá nhân đăng ký xin cấp GCNQSD đất là 205 hộ. Thị trấn đã cấp được 188 GCNQSD đất (chiếm 91,70 %) với diện tích cấp được là 28548 m2 trong tổng số 30562 m2 đăng ký (chiếm 93,41%) và còn 17 trường hợp chưa được cấp GCN với diện tích 2014 m2.

- Năm 2012: Tổng số hộ gia đình, cá nhân đăng ký xin cấp GCNQSD đất là 431 hộ. Thị trấn Hương Canh đã cấp được 414 GCNQSD đất (chiếm 96,05 %) với diện tích cấp được là 46576 m2 trong tổng số 48856 m2 đăng ký (chiếm 95,33 %) và còn 17 trường hợp chưa được cấp GCN với diện tích 2280 m2.

- Năm 2013: Tổng số hộ gia đình, cá nhân đăng ký xin cấp GCNQSD đất là 495 hộ. Thị trấn Hương Canh đã cấp được 480 GCNQSD đất (chiếm 96,97%) với diện tích cấp được là 55954 m2 trong tổng số 58409 m2 đăng ký

(chiếm 95,80%) và còn 15 trường hợp chưa được cấp GCN với diện tích 3831m2.

Công tác cấp GCNQSD đất ở được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Bình Xuyên, nhằm quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, từng bước hình thành và phát triển thị trường bất động sản có sự quản lý của Nhà nước. GCNQSD đất ở là cơ sở để thiết lập hồ sơđịa chính, là công cụđể chính quyền các cấp quản lý, nắm chắc đựơc quỹđất, đăng ký đất, đăng ký chỉnh lý biến động, đồng thời phcụ vụ cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

Cùng với những biến chuyển thì tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã cũng đã từng bước thực hiện chặt chẽ hơn, giảm bớt những bất cập trong việc quản lý đất đai, đã dần đi vào ổn định và hiệu quả hơn so với trước đây.

5.2. Đề nghị

1- Nhà nước, Tỉnh, Thành phố cần tăng cường đầu tư nguồn vốn kinh phí hơn nữa cho việc cấp GCNQSD đất và coi đó là nhiệm vụ đầu tư hàng năm.

2- Đề nghị hỗ trợ kinh phí, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác chuyên môn, thường xuyên có chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộđịa chính cơ sở.

3- Tiếp tục khuyến khích công tác dồn điền đổi thửa vì thông qua công tác này sẽ thúc đẩy việc cấp GCNQSD đất và hạn chế kinh phí cho người dân.

4- Để công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phốđạt hiệu quả hơn thì ngoài việc nhanh chóng hướng dẫn thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương trong lĩnh vực này, cơ quan chuyên môn nên phối hợp chặt chẽ

với ngành Tư pháp, các cơ quan báo chí, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền chính sách pháp luật vềđất đai.

5- Công khai các văn bản về lĩnh vực quản lý đất đai ở một số nơi công cộng như: thư viện, tủ sách của các nhà văn hóa cơ sở; đưa lên trang thông tin điện tử của tỉnh, các ngành… để nhân dân có nhiều cơ hội tiếp cận.

TÀI LIU THAM KHO

1. Bộ Tài nguyên và môi trường, năm 2005, Thông tư số 01/2005/TT - BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một sốđiều của nghịđịnh 181.

2. Bộ Tài nguyên và môi trường, năm 2007, Thông tư số 06/2007/TT - BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn thực hiện một sốđiều của nghịđịnh số 84 /2007/NĐ - CP.

3. Bộ Tài nguyên và môi trường, năm 2007, Thông tư số 09/2007/TT - BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

4. Bộ Tài nguyên và môi trường, năm 2009, Thông tư số 17/2009/TT -

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 59)