HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN VỚI HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ THÍCH ỨNG (Trang 71)

VỚI HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ NỘI DUNG CÔNG TÁC

CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP 1. Thực trạng

•Hình thành năng lực kế hoạch hóa hoạt động giáo dục của người giáo viên chủ

nhiệm lớp đối với sinh viên trong quá trình đào tạo chủ yếu thông qua các phần:

- Chương trình lý thuyết giáo dục học (nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp). Phần tri thức này sẽ cung cấp cho sinh viên một hệ thống những cơ sở lý luận về vị trí của giáo viên chủ nhiệm; công tác với tập thể học sinh

(tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục; xây dựng và phát triển tập thể học sinh; giáo dục những phẩm chất đạo đức cho học sinh; chỉ đạo việc học tập của học sinh; giáo dục lao động và hướng nghiệp; tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực bảo vệ sức khỏe; công tác đội và đoàn); sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên khác trong trường; công tác vội cha mẹ học sinh.

Những nội dung nêu trên của phần chương trình đào tạo là cơ sở cho các hoạt

động thực tiễn của người sinh viên khi được tổ chức tham gia các hoạt động giáo dục ở

trường phổ thông (các đợt kiến tập và thực tập sư phạm theo quy định của chương trình đào tạo). Hiệu quả của những hoạt động thực tế này là hết sức bổ ích cho sự thích

ứng nghề của sinh viên. Bởi qua đó sinh viên thấy rõ thực trạng hoạt động của cơ sở

nghề mà sau này bản thân họ sẽ làm việc, ý thức được vị thế và vai trò của bản thân với tư cách là người làm công tác giáo dục cũng như những quan hệ phức tạp giữa họ

với đối tượng giáo dục (học sinh) và những lực lượng hoạt động khác.

Để thực hiện những nội dung của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong quá trình triển khai các đợt kiến tập và thực tập sư phạm, trường ĐHSP Thái Nguyên đã đề

ra kế hoạch rất cụ thể và chi tiết, từ khâu chuẩn bị trước khi đi thực tập, trong quá trình làm việc tại trường phổ thông và sau khi các đoàn thực tập trở về trường.

•Khâu chuẩn bị bao gồm:

- Ôn tập và củng cố hệ thống kiến thức có liên quan tới công tác quản lý trường phổ thông và công tác chủ nhiệm lớp.

- Hướng dẫn cách thức thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động giáo dục tại cơ

sở và triển khai các bài tập nghiên cứu.

- Tổ chức một số hoạt động trao đổi, thảo luận về xử lý tình huống ứng xử sư

phạm và kinh nghiệm giao tiếp.

- Cung cấp một số thông tin về tình hình giáo dục của khu vực và tại cơ sở đi thực tế.

- Thông báo kế hoạch dự kiến trong toàn đợt, những nhiệm vụ cụ thể cho từng nội dung công việc.

•Khâu triển khai tại cơ sở thực tập, kiến tập sư phạm:

- Nghe ban lãnh đạo trường phổ thông báo cáo tình hình cơ sở.

- Phân công nhóm chủ nhiệm, nghe báo cáo của giáo viên chủ nhiệm lớp về tình hình các mặt hoạt động của lớp.

- Làm quen với học sinh trong lớp, dự các buổi sinh hoạt nội bộ của lớp, nắm bắt và thu thập thông tin tổng quan.

- Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm cho toàn đợt và cho mỗi ngày, mỗi giáo viên hướng dẫn và nhóm chủ nhiệm.

- Trao đổi, góp ý về việc thực hiện công tác chủ nhiệm trong nhóm, rút kinh nghiệm cá nhân và tập thể, viết bản thu hoạch cá nhân, bài tập nghiên cứu. Đánh giá kết quả làm công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và trường phổ thông.

•Sau khi đi kiến tập và thực tập sư phạm:

- Triển khai các hoạt động tổng kết đi thực tế tại trường dại học sư phạm.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa các hội diễn, các cuộc giao lưu về nghiệp vụ

sư phạm nhằm thông báo kết quả về nhận thức, tay nghề sư phạm thông qua các đợt kiến tập và thực tập sư phạm.

Việc đánh giá kết quả công tác thực tập chủ nhiệm được nhà trường quy định như sau:

•Tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá là thang điểm 10, gồm các tiêu chí ứng với

điểm số như sau:

- Có năng lực xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm một cách khoa học đề ra

được nhiều biện pháp giáo dục đem lại hiệu quả giáo dục học sinh: 2 điểm.

- Biết nghiên cứu, tìm hiểu, phân loại học sinh, biết lựa chọn các phương pháp hình thức giáo dục thích hợp : 1,5 điểm.

- Có năng lực tổ chức thành một tập thể đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào chung của trường: 1 điểm.

- Biết lãnh đạo, duy trì đội ngũ cán bộ lớp. tổ, cán bộ đoàn hoạt động tích cực giúp đỡ học sinh trong lớp phấn đấu tiến bộ trong học tập, tư tưởng, nề nếp, tác phong, hành vi đạo đức: 1,5 điểm.

- Có khả năng tập hợp các lực lượng trong và ngoài trường (cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, đoàn thể xã hội) tham gia giáo dục học sinh: 1 điểm.

- Có khả năng giáo dục học sinh chậm tiến: 1 điểm.

- Có tín nhiệm với học sinh bằng khả năng cảm hóa, gương mẫu của mình vềđạo

đức, lối sống, hành vi: 1 điểm. Tổng cộng: 10 điểm

•Quy định đánh giá công tác thực tập chủ nhiệm: - Đánh giá thực tập chủ nhiệm trong 1 tuần

Căn cứ vào khả năng, mức độ thực hiện hiệu quả đạtđược các công việc được giao, giáo viên hướng dẫn đánh giá công tác thực tập chủ nhiệm của giáo sinh trong tuần, theo tiêu chuẩn và thang điểm theo quy định ở trên (thang điểm 10). Khi đánh giá công tác thực tập chủ nhiệm của 1 tuần có thể lấy điểm lẻ tới 0,5.

như mẫu IV-l[13]. Mu IV-1 BAN CHỈĐẠO TTSP Trường :……... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VỀ ĐỢT CÔNG TÁC THỰC TẬP CHỦ NHIỆM TRONG ĐỢT KIẾN TẬP SƯ PHẠM

Họ và tên giáo sinh:... Lớp: ... Khoa:... Kiến tập tại lớp:... Giáo viên hướng dẫn:... Từ ngày:...đến ngày...

TT

Nội dung đánh giá Điểm

tuần 1 Điểm tuần 2 Ghi chú 1 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 2 Tìm hiểu, phân loại, chọn phương pháp giáo dục học sinh 3 Năng lực tổ chức lớp

4 Giúp lớp chủ nhiệm duy trì nề nếp, phấn

đấu tiến bộ

5 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục học sinh

6 Làm công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ

7 Lớp chu nhiệm được đánh giá có tiến bộ

8 Gương mẫu, có tín nhiệm với học sinh Tổng cộng

Mu IV-1 (Tiếp theo)

Nhận xét: ... Kết luận: Công tác thực tập chủ nhiệm đạt...điểm Xếp loại:………..

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO KTSP GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

+ Phiếu đánh giá thực tập chủ nhiệm trong tuần của đợt thực tập sư phạm cuối khoá được quy định như mẫu Mẫu IV-2.

Mu IV-1

BAN CHỈĐẠO TTSP

Trường :……...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM THỰC TẬP – 1 TUẦN

Họ và tên giáo sinh:... Lớp: ... Khoa:... Thực tập tại lớp:... Giáo viên hướng dẫn:... Tuần thứ... Từ ngày:... đến ngày...

Mu IV-2 (Tiếp theo)

STT Nội dung đánh giá Điểm Ghi chú

1 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm

2 Tìm hiểu, phân loại, chọn PP giáo dục 3 Năng lực tổ chức lớp

4 Giúp lớp chủ nhiệm duy trì nề nếp, phấn đấu tiến bộ

5 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục học sinh

7 Lớp chủ nhiệm được đánh giá có tiến bộ

8 Gương mẫu, có tín nhiệm với học sinh Tổng cộng Nhậnxét:……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… …

Mu IV-2 (Tiếp theo)

Kết lun: Công tác thực tập chủ nhiệm tuần từ: ...đến...

đạt... điểm

Ngày ...tháng... năm 2001

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ, tên)

+ Phiếu đánh giá thực tập chủ nhiệm trong cả đợt thực tập sư phạm được quy

định như mẫu IV-3. Mu IV-1 BAN CHỈĐẠO TTSP Trường :……... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP CHỦ NHIỆM TRONG TOÀN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM CUỐI KHOÁ

Họ và tên giáo sinh:... Lớp: ... Khoa:... Thực tập tại lớp:... Giáo viên hướng dẫn:...

Tuần Từ ngày, tháng đến ngày, tháng Diễm TTCN trong tuần Ghi chú 1 2

Mu IV-3 (Tiếp theo)

Tuần Từ ngày, tháng đến ngày, tháng Điểm TTCN trong tuần Ghi chú 3 4 5 6 7 8 Tổng cộng - Trung bình cộng điểm thực tập chủ nhiệm các tuần: - Điểm thực tập chủ nhiệm cảđợt: ... - Xếp loại thực tập chủ nhiệm: ... Nhậnxét: ………... ... ...

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TT HIỆU TRƯỞNG

Ngày .... tháng.... năm 2001

Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Điểm thực tập chủ nhiệm toàn đợt thực tập được tính bằng trung bình cộng điểm thực tập chủ nhiệm của từng tuần . Xếp loại thực tập chủ nhiệm: + Xuất sắc: 9,6→10 + Trung bình: 5,6 → 6,5 + Giỏi: 8,6→9,5 + Đạt: 5,0 →5,5 + Khá: 7,6 →8,5 + Không đạt: dưới 5 + TB khá: 6,6 →7,5

Những kết quả trong hoạt động đưa sinh viên vào môi trường thực tế nghề nghiệp do nhiều yếu tố tạo thành, nhưng rõ ràng sự chỉ đạo của trường sư phạm và sự phối hợp với trường phổ thông là yếu tố chủđạo đảm bảo cho loạt động của mỗi sinh viên

được tiến hành thuận lợi và liệu qua.

Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện ở vị trí của người giáo viên chủ nhiệm lớp , sinh viên không tránh khỏi thững yếu điểm mang tính chủ quan của bản thân đứng trước những yêu cầu của nghề nghiệp, đó là:

- Những tri thức giáo dục được tiếp thu chưa được vận dụng một cách nhuần nhuyễn và uyển chuyển.

- Chưa nhận thức rõ vị thế của bản thân trong "kịch bản" với vai trò của người đề

xuất tổ chức và điều chỉnh thững hành vì đạo đức và các mối quan hệ của học sinh. - Thiếu vắng những kinh nghiệm sống khi nhìn nhận tính đa dạng của nhân cách học sinh, đặc biệt trong những điều kiện thay đổi thang giá trị của xã hội cũng như của tuổi trẻ hiện nay.

- Chưa có điều kiện tập dượt và tích tụ những kỹ năng giáo dục, từ đó dẫn tới tính thụđộng trong hoạt động giáo dục học sinh.

- Chưa biết phân tích những hoạt động giáo dục của những người "thợ cả" để học lấy những gì cần thiết phù hợp với điều kiện có được của bản thân.

Về phía chỉ đạo mang tính định hướng của trường đại học sư phạm cho dù có những đầu tư khoa học đáng kể, song do những biến động về xã hội nói chung và của hệ thống đào tạo đại học nói riêng, chương trình, nội dung dẫn dắt sinh viên vào hoạt

động giáo dục còn thiếu hoàn chỉnh, chưa tiến kịp với sự thay đổi của thời đại. Cụ thể

là các giáo trình lý thuyết còn mang nặng tính hàn lâm; chưa nêu được một hệ thống các kỹ năng cần thiết cho hoạt động giáo dục trong công tác chủ nhiệm; chưa có đầy

đủ tài liệu hướng dẫn chi tiết cho các hoạt động giáo dục cơ bản; hệ thống các biện pháp bổ trợ cho công tác tập luyện của sinh viên còn bị thả nổi cho các cơ sở đào tạo, thiếu tính kế hoạch và hệ thống v.v...

2. Giải pháp đảm bảo hoạt động thiết kế nội dung công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên trong giai đoạn thực tập

Muốn đạt kết quả tốt, con người trong mỗi hoạt động cần nhận thức đày đủđối tượng hoạt động để từ đó có được sự định hướng đúng, có biện pháp tác động hữu hiệu tới đối tượng. Trước bất cứ một hoạt động nào, con người đều hình dung từ khái quát đến chi tiết toàn bộ công việc mình làm trên cơ sở nhận thức đối tượng và mục

đích hoạt động. Đối tượng hoạt động càng phức tạp thì bước đi ban đầu càng cần thiết và quan trọng. Đặc trưng định hướng rất khác biệt này của con người so với thế giới

Hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một hoạt động giáo dục đặt trong hệ quy chiếu xã hội và hệ quy chiếu tự nhiên, không giống bất kỳ sự phát triển nào trong thế

giới vật chất. Vì thế việc dự kiến các hoạt động giáo dục đối với giáo viên là cơ sở

thiết yếu trong quá trình thực thi những nhiệm vụ giáo dục cụ thể.

Người giáo viên ở phổ thông ngoài nghiên cứu giảng dạy các bộ môn văn hóa, mỗi năm học họ thường được giao trách nhiệm phụ trách một lớp học, là người thay mặt cho hiệu trưởng tổ chức, quản lý, giáo dục toàn diện cho học sinh trong lớp đó. Họ

chính là những người giáo viên chủ nhiệm lớp. Để hoàn thành công tác chủ nhiệm do hiệu trưởng giao phó, người giáo viên không chỉ có nhiệt tình với nghề, có lòng nhân ái đối với học sinh mà cần thiết phải có phương pháp làm việc khoa học. Tính khoa học của công tác giáo dục học sinh được biểu hiện dưới nhiều góc độ, song cái bao trùm lên tất cả là công tác kế hoạch hóa hoạt động giáo dục (hay còn gọi là thiết kế quá trình giáo dục).

Công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức đa dạng và phong phú. Họ

không chỉ là người đưa ra được những định hướng, nội dung giáo dục cho lớp mình một cách đúng đắn, phù hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục của cấp học, của nhà trường, mà còn là người tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, đánh giá hiệu quả đạt

được của tập thể lớp học và của bản thân. Với những đặc điểm phức tạp đó, việc hoạch

định một kế hoạch cụ thể trước khi tiến hành hoạt động được coi là cơ sở đảm bảo cho hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Việc làm này vừa là trách nhiệm của mỗi giáo viên, song nó còn được coi như là kết quả sáng tạo của mỗi giáo viên chủ nhiệm, nó phản ánh được năng lực thiết kế và dự đoán của họ trong công tác. Đây là một phẩm chất cực kỳ cần thiết đối với người làm công tác giáo dục.

Công tác kế hoạch hóa đối với một nhiệm vụ giáo dục thường bao gồm các yếu tố cơ bản như:

1) Thu thập và xử lý các dạng thông tin có liên quan tới nội dung công việc (hệ

thống mục tiêu giáo dục và dạy học của ngành, của trường, các mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương; kế hoạch của trường; những đặc điểm về các mặt đạo đức, học lực, xu hướng nghề nghiệp, hứng thú, sức khỏe... của học sinh lớp mình chủ nhiệm; những đặc điểm về hoàn cảnh gia đình học sinh, tập quán, phong tục và đặc điểm cộng

đồng nơi học sinh ở. Những thông tin nêu trên, sau khi thu thập, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành sàng lọc, phân loại, dự kiến trước cách xử lý tương ứng cho phù hợp với những điều kiện khách quan, chủ quan, những thuận lợi và khó khăn cụ thể của đối tượng giáo dục.

2) Xác định đủ và chính xác các hoạt động giáo dục phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh của lớp, của trường và của địa phương.

động.

4) Dự kiến các tình huống có thể và hướng giải quyết tương ứng để bản kế hoạch có tính khả thi, sát với điều kiện thực tế. Người giáo viên phải đặt ra các tình huống có thể xảy ra và dự kiến được các câu trả lời. Những tình huống đó có thể là: Bản kế

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ THÍCH ỨNG (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)