HIỆN TRẠNG LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ THÍCH ỨNG (Trang 51)

Những học sinh phổ thông sau khi trúng tuyển, nhập trường, để hòa nhập với môi trường sống mới, có hàng loạt những vấn đề đặt ra đối với họ mà trước hết là cuộc sống tự lập, không có sự kèm cặp trực tiếp của cha mẹ và những người thân, sau đó là những mối quan hệ mới mẻ với thầy cô, bè bạn từ nhiều địa phương tụ họp về. Tính chất phức tạp của môi trường sống mới tại cơ sở đào tạo dần dần hình thành ở người sinh viên cách đánh giá xác thực hơn về nghề nghiệp mà trước đây đối với họ chỉ là những dự đoán và suy tưởng. Những yêu cầu về nội quy, quy chế sinh hoạt, học tập, mục đích cuộc sống và lý tưởng nghềđược cụ thể hóa trên cơ sở những hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày đã giúp người sinh viên vững vàng hơn trong rèn luyện và tu dưỡng. Tập hợp những biểu hiện về phẩm chất đạo đức của người sinh viên khi tu nghiệp được thể hiện rõ nét hơn cả ở lối sống trong suốt quá trình đào tạo. Đây cũng chính là yêu cầu đặt ra của nghềđối với sự thích ứng về mặt nhân cách của sinh viên và khả năng điều chỉnh sự thích ứng này trong quá trình đào tạo. Sự hình thành một lối sống phù hợp với nghề là nhiệm vụ trọng yếu nhằm hình thành nhân cách nghề dạy học cho sinh viên. Chúng ta sẽđi sâu tìm hiểu nhiệm vụđó.

1. Đặc điểm sinh hoạt và học tập của sinh viên Sinh viên

Ở các trường đại học hiện nay bao gồm con em thuộc các vùng đồng bằng, thị

xã, miền núi, vùng biển. Sự pha trộn nhiều thành phần sinh viên là yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ giao lưu trong tập thể. Cách suy nghĩ, nếp sống của SV ở mỗi vùng mang những đặc điểm khác biệt.

Sau khi nhập học, sinh hoạt tập thể trong trường, trong lớp là môi trường xã hội chủ yếu của sinh viên trong suốt quá trình học tập. Tập thể sinh viên bao gồm các thành phần xã hội khác nhau.

Mỗi vùng dân cư mang đến những sắc thái riêng về tập tục, lễ thói và những nét văn hóa độc đáo của vùng đã tạo nên tính đa dạng của giao tiếp, ứng xử xà hội trong sinh viên. Thành phần gia đình xuất thân của mỗi sinh viên cũng tạo nên sự khác biệt trong mức sống của họ. Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình sinh viên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu tình cảm của mỗi cá nhân trong tập thể mới. Chẳng hạn trong một tập thể sinh viên có thành phần sinh viên dân tộc thiểu số, cách suy nghĩ và nếp sống của sinh viên người dân tộc có nhiều đặc điểm khác với sinh viên ở những khu vực khác. Suy nghĩ của sinh viên dân tộc thường rất giản đơn, cụ thể là khi giải quyết các mối quan hệ họ thường dựa vào các nhóm bè bạn, thiếu tính tự chủ. Nếp sống nhìn chung còn lề mề, luộm thuộm, kể cả cách ăn mặc và trang điểm. Nổi trội trong lối sống của SV người dân tộc là sự chân thực đối với thầy cô giáo và bè bạn, sống có tình có nghĩa. Trong các nhóm bè bạn được thiết lập một cách tự nhiên dựa trên địa lý cư trú như làng, bản, xã, huyện, các em thường có sự

này phản ánh lối sống cộng đồng làng bản của nông thôn Việt Nam nói chung và đặc biệt đối với miền núi nói riêng. Nó đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng đồng để tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Cũng chính từđặc điểm này nên khi tách khỏi cộng đồng, sinh hoạt trong một hoàn cảnh mới, SV người dân tộc thường lúng túng trong việc tự khẳng định mình, dẫn đến tự ti, mặc cảm, những hạn chế về năng lực học tập và giao tiếp.

Một đặc điểm không thể không nói tới trong lối sống của SV từ các địa phương vùng nông thôn về học tại trường là sự gìn giữ những tập tục. thói quan trong cuộc sống của địa phương, như tính bộc trực, thẳng thắn những bảo thủ. Nó làm họ chậm thích nghi với hoàn cảnh mới. Một số sinh viên nam hay rượu chè bê tha nơi quán xá, hoặc ngay cả trong ký túc xá. Những hiện tượng đua đời sống trác táng lẻ tẻ có ở một số sinh viên đến từ thành phố. Mục đích hoạt động học tập của các em thường rất đơn giản: tốt nghiệp ra trường, di dạy học. Rất ít em có hoài bão vươn lên ở trình độ cao hơn.

Số sinh viên là con em các gia đình khá giả lại mang đến tập thể sinh viên những sắc màu khác về lối sống. Khi còn là một thành viên trong gia đình các em thường

được chăm nom chu đáo về vật chất, có đầy đủ các phương tiện sinh hoạt và học tập, lại sớm được tiếp xúc vỏ) nhiều luồng thông tin văn hóa xã hội. Số sinh viên này rất nhạy cảm với sinh hoạt đời thường, nên rất dễ cảm nhận thấy sự hẫng hụt ở những gì thiếu thốn về vật chất. Các em khó quen hơn với sự bình đẳng trong quan hệ tập thể và những ràng buộc của nội quy, các quy chế về nơi ở, lớp học, phong thí nghiệm, hội họp v.v...

Một số trong các em lại khác, nhập cuộc nhanh hơn, có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, xác định đúng động cơ học tập, tranh thủ sự trợ giúp hữu hiệu của gia đình

để tự mình bươn trải, hòa nhập với đời sống tập thể và những đòi hỏi khác của nơi đào tạo. Họ dần vượt qua khó khăn, tiếp cận mau chóng với phương pháp học tập mới, tranh thủ thời gian và đầu tư nhiều cho học tập, tu dưỡng, kết quả là học tập vượt trội hơn bè bạn. Có thê thấy, sau năm học đầu tiên, sự phân hóa trình độ chuyên môn và phẩm chất trong sinh viên đã biểu hiện rõ rệt.

Điều này càng chứng tỏ rằng vai trò của chủ thể trong khi tiếp nhận những đòi hỏi của nghề nghiệp là một trong những yếu tố quyết định của quá trình đào tạo nghề.

Các trường đại học sư phạm trong mấy năm gần đây được sự đầu tư của nhà nước đã có nhiều thay đổi về cảnh quan môi trường. Giảng đường, ký túc xá được nâng cấp khang trang, rộng rãi, nhà tập đa chức năng được đưa vào sử dụng, các thiết bị trang âm hiện đại được mua sắm, điện, nước đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của sinh viên v.v... Nhiều hoạt động nghiệp vụ, ngoại khóa được nhà trường kết hợp với

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức (tham quan, cắm trại, sinh hoạt câu lạc bộ, xem biểu diễn văn nghệ, hội diễn, hội thi SV thanh lịch v.v...). Công tác bảo vệ trật tự trị an trong trường được quan tâm, đảm bảo an ninh trong sinh hoạt và học tập của thầy và

trò (tường rào được xây dựng kiên cố, lực lượng bảo vệ, đội thanh niên xung kích dược tăng cường...). Nơi ăn chốn ở của SV được thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, những sinh hoạt mang tính hội hè của SV (sinh nhật, các ngày lễ tết v.v...) đã có quy

định để giảm bớt sự mất ổn định trong khu vực ký túc xá. Tất cả sự biến đổi này đã tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện đưa các hoạt động học tập, vui chơi và các quan hệ giao tiếp của SV vào nề nếp.

2. Một số nét về thực trạng lối sống của sinh viên đại học sư phạm

Để kiểm chứng một số nhận định trên, chúng tôi đã thực hiện điều tra xã hội học trên 1680 SV của Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên. Nội dung điều tra

được phản ánh trên 4 phiếu. Phiếu No 1 nhằm xác định khả năng thích ứng mang tính xã hội của SV xác định khả năng thích ứng mang tính xã hội của SV trong quan hệ

giao tiếp ở môi trường mới. Phiếu No 2 nhằm mục đích tìm hiểu thái độ của sinh viên

đối với một số hiện tượng tiêu cực phổ biến ngoài xã hội. Phiếu No 3 có mục đích tìm hiểu về lối sống trong quan hệ giao lưu của sinh viên, và phiếu No 4 nhằm tìm hiểu mặt nhận thức của SV về mối quan hệ giữa văn hóa và học vấn.

Kết quảđiều tra trên phiếu No 1 cho ta thấy: 100% SV được điều tra đều có tham gia nhóm bè bạn cùng quê hương. Lý do được các em xếp thứ tựưu tiên như sau: thứ nhất là thông cảm với nhau về phong tục tập quán (86,5%); thứ 2 là có điều kiện giúp nhau trong học tập và sinh hoạt (82,4%); thứ 3 là có cùng điều kiện kinh tế (72,6%); thứ 4 là cho đỡ nhớ nhà (31,6%) và xếp cuối cùng là dễ dàng nhắn tin cho gia đình (20,4%). Số liệu về thứ bậc xếp hạng khi thiết lập các nhóm xã hội trong SV cho chúng ta thấy: SV đã biết đặt những mục đích bao quát lên trên, như tính cộng đồng (phong tục tập quán), học tập, điều kiện kinh tế, rồi sau đó mới tới những mục đích rất riêng tư như để nhắn tin hay đỡ nhớ nhà. Câu thứ 2 trong phiếu No1 nhằm xác định thái độ tự

khẳng định mình trong khi tham gia vào các nhóm xã hội, tỷ lệ các câu trả lời được phân bố như sau: 41,5% sinh viên cảm thấy mình còn thiếu hiểu biết về các mối quan hệ trong tập thể; 76,6% cảm thấy mình còn thua kém về năng lực học tập so với bè bạn; l2% cảm thấy mình còn lạc hậu về ăn mặc, chơi bời giao tiếp; 23,8%) cảm thấy mình bằng vai phải lứa đối với bè bạn (về năng lực trí tuệ, về tiềm năng kinh tế, về

kiểu cách sinh hoạt v.v...).

Kết quảđiều tra câu hỏi thứ 2 trong phiếu No1 cho ta thấy SV chưa đủ khả năng tự khẳng định mình, cảm thấy mình trong tập thể còn nhiều yếu kém (thua bè kém bạn), đặc biệt là về năng lực học tập (điều này SV dễ nhận thấy nhất thông qua kết quả

học tập). Sự cảm nhận này có lợi cho một số ít SV, từ chỗ thấy mình còn nhiều yếu kém mà cố gắng vươn lên đạt kết quả học tập tốt hơn, song ở nhiều SV khác, những suy nghĩ lại tập trung vào chủ nghĩa trung bình trong học tập, kiểu như "tài giỏi không

đến mình, có cố cũng bằng thừa ; "cốt là không phải thi lại", "làm sao thi đỗ tốt nghiệp

để ra trường" Kết quảđiều tra cũng cho thấy sinh viên còn thiếu hụt kinh nghiệm sống (41,5%), và tỷ lệ 12% sinh viên nhận biết mình chưa phù hợp về kiểu cách trang phục, chơi bời... đã nói lên sự thích ứng nhanh chóng của SV đối với những quan niệm thẩm mỹ trong sinh hoạt thường nhật.

Kết quảđiều tra câu hỏi thứ 3: "Khi bè bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt và học tập, em đã giúp đỡ bạn như thế nào?" đã có tới 1000%) số SV được hỏi trả lời "trao

đổi tâm sự để bớt khó khăn", "thăm hỏi", động viên tinh thần", và 42% các em đã "giúp đỡ vật chất". Điều này nói lên yếu tố tinh thần trong quan hệ bè bạn được SV quý trọng hơn so với yếu tố vật chất. Cũng có thể thấy điều này thể hiện ở thái độ cư

xử của SV đối với bè bạn trong học tập (81,6% động viên khích lệ bạn vượt khó; 30,7% giúp đỡ vật chất cho bạn; 6,4% cho bạn cóp bài; l,4% cùng bạn đi xin điểm thầy cô giáo). Như vậy. Ở đây vẫn còn biểu hiện lầm lẫn giữa giúp bạn và làm hại bạn, từ đó dẫn tới những hành vi tiêu cực trong học tập (cóp bài, xin điểm...).

•Phiếu điều tra No 2, nhằm xem xét thái độ của SV đối với một số hiện tượng tiêu cực của xã hội (mại dâm, ma túy, HIV, cờ bạc, rượu chè, cúng bái). Kết quả thu

được như sau:

- Về mại dâm: 88% SV đồng ý với ý kiến cho rằng đó là 1 hiện tượng không bình thường của xã hội: 12% cho đó là 1 hiện tượng bình thường của xã hội; 5 1,7% cho đó là 1 hiện tượng cần được quản lý chặt chẽ của nhà nước như đối với các dịch vụ xã hội khác.

Kết quả trên cho thấy vẫn còn 1 tỷ lệ đáng kể SV mơ hồ về tệ nạn xã hội này (12% cho đó là hiện tượng bình thường của xã hội; 51% coi đó là một dịch vụ xã hội). Thái độ thờơ như vậy của sinh viên xuất phát từ quan điểm của một số người cho rằng (còn nhu cầu về tình dục thì còn hiện tượng mại dâm). Chính sựđồng tình với những quan điểm cực đoan của một bộ phận sinh viên là mầm mống tạo nên lối sống buông thả trong thực tế.

- Đối với tệ nạn ma túy : 1000% sinh viên đều đồng ý cho đó là một hiện tượng cần phải xóa bỏ, là hiện tượng tạo nên nguyên nhân mất ổn định, an ninh, trật tự, là hiện tượng đi tới đại dịch AIDS. Chỉ có 1,2% cho rằng đó là một hiện tượng chơi bời, giải trí của con người. Tỷ lệ này tuy nhỏ, song rõ ràng vẫn còn những sinh viên chưa thấy rõ những tác hại của ma túy đối với cuộc sống của bản thân họ và sự ổn định xã hội.

- Đối với đại dịch HIV và AIDS: Rất đáng mừng là trên 4 câu trả lời dự kiến (là một căn bệnh dẫn đến cái chết không phương cứu chữa, là một hiện tượng làm thui chột nòi giống, là một hiện tượng làm giảm sút nguồn nhân lực lao động xã hội, là một hiện tượng cần được hiểu biết để phòng tránh), thì có tới 100%) câu trả lời tán thành với 4 nội dung đó. Theo chúng tôi, đây là kết quả của công tác tuyên truyền xã hội và các cuộc vận động phòng chống HIV trong trường học.

- Đối với tệ nạn cờ bạc, kết quả cho thấy: 80,6% số sinh viên được điều tra cho rằng đây là một hiện tượng phạm pháp và cần được loại bỏ; còn 19,4% vẫn quan niệm

đây là một hiện tượng sinh hoạt, giải trí. Từ nhận thức này, một số sinh viên đã có những hoạt động cờ bạc dưới dạng như: chơi giải trí tú lơ khơ ăn tiền, cá cược trong các cuộc thi đấu, cờ tướng ăn tiền v.v...

như một truyền thống trong sinh hoạt dân giã; 91,3% cho rằng đó là một hiện tượng hay gây ra những xung đột giữa các cá nhân trong tập thể và hiện tượng đó cần có sự

quản lý của nhà trường và tổ chức Đoàn TNCS.

- Cúng bái: 92,6% sinh viên cho rằng đó là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống nhưng phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; 84,5% cho là một hiện tượng mê tín cân loại bỏ; 91,7% cho rằng đó là một hiện tượng nhớ về cội nguồn, và chỉ có 22,4% cho rằng đó là một hiện tượng tạo ra niềm tin trước một việc làm nào đó (thi cử,

đi lại...). Kết quả này cho thấy đa số sinh viên đều có nhận thức đúng về hiện tượng này, mềm tin vào cuộc sống hiện thực của các em đã lấn át sự mê tín tôn giáo. Tuy nhiên, kết quảđiều tra mới chỉ phản ánh phần nào sự thực đó. Trong hoạt động ở ký túc xá, không hiếm trường hợp thắp hương khấn vái thi thi cử, rủ nhau đi cúng bái ở lễ

hội cầu may. v.v...

•Kết quả điều tra phiếu No 3 nhằm khảo sát lẽ sống của sinh viên trên một số

phạm vi nhận thức, cho thấy:

- Về mục đích học tập: 100% số sinh viên xác định học tập để xây dựng đất nước, để có nghề nghiệp, để có học thức làm việc sau này; còn để có bằng cấp (80,6%

để có tiền lương nhiều hơn (57,2%); để đền đáp công ơn bố mẹ (32,4%); để vươn lên bằng anh bằng chị (27,8%). Kết quả chứng tỏ rằng, đa số sinh viên đã xác định được mục đích học tập (theo thứ tự vì lợi ích của đất nước, vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích gia

đình). Đây là một tỷ số thuận, phản ánh đúng quan niệm hiện nay của thanh niên về

học tập, trong cái mục đích chung có mục đích riêng của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ THÍCH ỨNG (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)