Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo vùng quy hoạch nhằm từng bước tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác.
* Cây lương thực
Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ trong 3 vụ sản xuất cây lương thực để giảm thiệt hại do thời tiết và tăng sản lượng phục vụ nhu cầu ổn định đời sống:
Vụ xuân: Giảm diện tích vụ xuân sớm, tăng diện tích vụ xuân muộn. Nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu do thời tiết và mùa vụ mang lại.
Vụ mùa: Tăng diện tích vụ mùa sớm, giảm diện tích vụ mùa muộn. Thời gian thu hoạch sẽ sớm hơn, đảm bảo lương thực sớm hơn cho nông hộ.
Vụ đông: Tăng diện tích vụ đông theo hướng sản xuất cây mầu hàng hoá có giá trị cao.
Ổn định diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm. Quy hoạch vùng sản xuất hạt lúa lai F1: 3-5ha.
Đầu tư phát triển vùng lúa thâm canh, có năng suất, chất lượng cao. Sử dụng các giống lúa mới, giống lúa đặc sản để sản xuất sản phẩm hàng hoá có giá trị và bảo đảm an ninh lương thực.
Thực hiện cánh đồng có hiệu quả kinh tế cao, 30% diện tích được canh tác 3 vụ trong năm (2 lúa, 1 màu).
Phát triển các lại rau xanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và cung cấp cho thị trường lân cận.
* Cây ăn quả
Tăng diện tích cây ăn quả từ 3ha lên 5ha trong thời gian sắp tới.Thâm canh diện tích cây ăn quả hiện có, kết hợp với trồng rau màu tạo vùng nguyện liệu để kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến rau quả. Trên cơ sở đất đai, địa hình, khí hậu... ở từng tiểu vùng đưa những giống cây ăn quả có năng suất chất
57
lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như: Vải, Bưởi, Ổi lai, Nhãn lồng Hưng Yên, chuối tây...
* Lâm nghiệp
Tùy vào từng loại đất có thể sử dụng các giống cây trồng khac nhau, mang lại hiệu quả về kinh tế. Chúng ta có thể phụ thuộc vào loại đất mà phường đang sủ dụng để lựa chọn giống keo phù hợp, mở rộng thêm diện tích để thay đổi về cơ cấu đất lâm nghiệp cho phường cũng như nhân rộng hơn những loại giống mang lại hiệu quả cao trong thời gian tới.
Rà soát quy hoạch lại rừng, ưu tiên cho mở rộng diện tích rừng sản xuất (rừng kinh tế).
Khuyến khích cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư trồng rừng kinh tế, tạo ra hàng hoá lâm sản có giá trị.
Đưa các loại cây bản địa: Trám, vạng, lim xẹt... vào trồng rừng phòng hộ. Đối với rừng kinh tế đưa các loại cây có năng suất cao, thời gian cho sinh khối nhanh vào sản xuất như: Keo tai tượng, Keo lai...
- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
+ Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ mới vào sản xuất; hỗ trợ đào tạo, trang bị thêm kiến thức cho nông dân.
+ Thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá vật tư nông nghiệp, hỗ trợ giống mới.
+ Thực hiện cơ chế chính sách cho nông dân vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất đặc biệt là đối với các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.
+ Mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho hộ nông dân phát triển nghề mới phù hợp với nông thôn
+ Tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách, tỉnh, huyện có quyết định đầu tư kinh phí cho lâm sinh từ các nguồn thuế: Thuế tài nguyên, quỹ phòng chống bão
58
lụt, trích từ tăng thu ngân sách để hỗ trợ cho việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, nâng cao độ che phủ của rừng.