4.5.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất của mỗi vùng sản xuất nông nghiệp thường biểu thị sự hiện hiện của các loại cây trồng. Vì vậy trước khi lựa chọn các loại hình sử dụng đất, việc điều tra và xem xét hiện trạng sử dụng đất là cần thiết. Hiện nay việc sản xuất nông nghiệp của các nước từ cấp xã tới cấp huyện đã có những bản đồ hiện trạng sử dụng đất để giúp các nhà lãnh đạo địa phương theo dõi và chỉ đạo hoạt động sản xuất của người dân. Từ các dữ liệu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho chúng ta thông tin:
+ Các loại cây trồng hiện đang được sản xuất của vùng/ khu vực
+ Sự phân bố và diện tích sản xuất của mỗi loại cây trồng trong vùng/khu vực.
Tuy nhiên bản đồ hiện trạng sử dụng đất chỉ thể hiện sự phân bố của các loại cây trồng mà thiếu các thông tin cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hiện trạng sử dụng đất đó để mô tả và xác định được loại sử dụng đất thích hợp cho mỗi vùng và khu vực. Do vậy, ngoài việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất dựa vào bản đồ thì cần phải tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp người dân và những cán bộ làm công tác chuyên môn đó ở ngoài thực địa.
4.5.1.2. Căn cứ và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất
* Căn cứ lựa chọn
Để lựa chọn được các loại hình sử dụng đất phù hợp và đề xuất hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao cả về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường cần dựa vào các căn cứ sau:
52
- Điều kiện sinh thái: Muốn đưa một loại hình vào sử dụng thì phải xem xét điều kiện sinh thái của cây trồng có phù hợp với điều kiện sinh thái của lãnh thổ hay không và ở mức độ thích nghi nào.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc đảm bảo điều kiện sinh thái cho loại hình sử dụng đất thì phải quan tâm đến giá cả, đến thị trường tiêu thụ, mức độ quan trọng của sản phẩm và phải giải quyết được việc làm cho người dân.
- Chất lượng môi trường: Để phát triển bền vững bất cứ một loại hình sử dụng đất đai nào khi đưa vào sử dụng, cần phải dự báo về tác hại đến môi trường của loại hình sử dụng đất trong hiện tại và tương lai.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng:
- Đảm bảo đời sống của nhân dân.
- Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu. - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.
- Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.
- Tác động tốt đến môi trường.
4.5.2. Hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất, kết quả đánh giá
Qua kết quả đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất về kinh tế, xã hội, môi trường đồng thời dựa trên các căn cứ và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sự dụng đất có triển vọng có thể đưa ra các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện của phường như sau:
- Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ: 2 lúa – 1 màu. Đây là loại hình sử dụng đất đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên địa bàn phường, phù hợp với điều kiện tự nhiên của phường, tận dụng được nguồn lực lao
53
động nông nghiệp dồi dào. Với loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu thì kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Lúa xuân – Rau đông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn kiểu sử dụng Lúa mùa – Lúa xuân – Ngô đông. Tuy vậy, cả hai kiểu sử dụng đất này vừa đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, tận dụng phế phụ phẩm cho chăn nuôi. Mặc dù kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Lúa xuân – Rau đông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng đòi hỏi phải đầu tư chi phí lớn, mặt khác người dân phải có kinh nghiệm sản xuất do rau đông cần phải có những kỹ thuật chăm sóc nhất định. Vì vậy kiểu sử dụng đất này chưa thực sự được áp dụng rộng rãi.
- Đối với loại hình sử dụng đất 2L:
Loại hình sử dụng đất này được áp dụng phổ biến ở hầu hết các tổ trong toàn phường. Ruộng chủ yếu ở các khe nước, hoặc rõng nước hay các vùng trũng, thụt không làm vụ 3 được. Một số diện tích đất cũng được phường cố gắng chuyển dịch cơ cấu sang 3 vụ/năm để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
- LUT cây ăn quả: Đây là loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường đất đai. LUT đã giải quyết được công ăn việc làm cho lao động lúc nông dân nhàn dỗi đồng thời góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên chưa có quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn quả đối với những xã có điều kiện tự nhiên phù hợp và việc quảng bá các quả đặc sản của vùng còn hạn chế.
- LUT cây công nghiệp lâu năm: Keo
Keo là cây công nghiệp chính trên địa bàn phường và cũng là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đây là LUT truyền thống và tồn tại từ lâu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. LUT này cần được chú trọng và đầu tư xây dựng rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
54
4.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên
4.6.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
4.6.1.1 Quan điểm khai thác sử dụng đất
- Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để phát triển kinh tế xã hội của phường.
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủ động tưới tiêu để có thể đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ.
- Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là sử dụng cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
- Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
- Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng không đạt hiệu quả sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn.
- Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
4.6.1.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường…đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu
55
hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng.
- Tính chất đất hiện tại.
- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất.
- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu).
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.
4.6.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên
Việc bố trí cây trồng phải vừa phù hợp với điều kiện sinh thái, vừa mang lại năng suất, sản lượng cao, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân và vừa phải bảo vệ được môi trường sinh thái. Với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của phường Tân Thành, chuyên đề đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trong tương lai như sau:
4.6.2.1Quy hoạch
- Việc sử dụng đất phải đúng mục đích, theo quy hoạch không để tình trạng sử dụng đất phân tán, manh mún xảy ra.
- Quy hoạch vùng trồng cây ăn quả ở các tổ như: Vải , Nhãn Lồng
- Quy hoạch diện tích rừng trồng làm nguyên liệu gỗ, đặc biệt tại các tổ có diện tích rừng trồng nhiều.
56
4.6.2.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo vùng quy hoạch nhằm từng bước tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác.
* Cây lương thực
Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ trong 3 vụ sản xuất cây lương thực để giảm thiệt hại do thời tiết và tăng sản lượng phục vụ nhu cầu ổn định đời sống:
Vụ xuân: Giảm diện tích vụ xuân sớm, tăng diện tích vụ xuân muộn. Nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu do thời tiết và mùa vụ mang lại.
Vụ mùa: Tăng diện tích vụ mùa sớm, giảm diện tích vụ mùa muộn. Thời gian thu hoạch sẽ sớm hơn, đảm bảo lương thực sớm hơn cho nông hộ.
Vụ đông: Tăng diện tích vụ đông theo hướng sản xuất cây mầu hàng hoá có giá trị cao.
Ổn định diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm. Quy hoạch vùng sản xuất hạt lúa lai F1: 3-5ha.
Đầu tư phát triển vùng lúa thâm canh, có năng suất, chất lượng cao. Sử dụng các giống lúa mới, giống lúa đặc sản để sản xuất sản phẩm hàng hoá có giá trị và bảo đảm an ninh lương thực.
Thực hiện cánh đồng có hiệu quả kinh tế cao, 30% diện tích được canh tác 3 vụ trong năm (2 lúa, 1 màu).
Phát triển các lại rau xanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và cung cấp cho thị trường lân cận.
* Cây ăn quả
Tăng diện tích cây ăn quả từ 3ha lên 5ha trong thời gian sắp tới.Thâm canh diện tích cây ăn quả hiện có, kết hợp với trồng rau màu tạo vùng nguyện liệu để kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến rau quả. Trên cơ sở đất đai, địa hình, khí hậu... ở từng tiểu vùng đưa những giống cây ăn quả có năng suất chất
57
lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như: Vải, Bưởi, Ổi lai, Nhãn lồng Hưng Yên, chuối tây...
* Lâm nghiệp
Tùy vào từng loại đất có thể sử dụng các giống cây trồng khac nhau, mang lại hiệu quả về kinh tế. Chúng ta có thể phụ thuộc vào loại đất mà phường đang sủ dụng để lựa chọn giống keo phù hợp, mở rộng thêm diện tích để thay đổi về cơ cấu đất lâm nghiệp cho phường cũng như nhân rộng hơn những loại giống mang lại hiệu quả cao trong thời gian tới.
Rà soát quy hoạch lại rừng, ưu tiên cho mở rộng diện tích rừng sản xuất (rừng kinh tế).
Khuyến khích cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư trồng rừng kinh tế, tạo ra hàng hoá lâm sản có giá trị.
Đưa các loại cây bản địa: Trám, vạng, lim xẹt... vào trồng rừng phòng hộ. Đối với rừng kinh tế đưa các loại cây có năng suất cao, thời gian cho sinh khối nhanh vào sản xuất như: Keo tai tượng, Keo lai...
- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
+ Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ mới vào sản xuất; hỗ trợ đào tạo, trang bị thêm kiến thức cho nông dân.
+ Thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá vật tư nông nghiệp, hỗ trợ giống mới.
+ Thực hiện cơ chế chính sách cho nông dân vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất đặc biệt là đối với các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.
+ Mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho hộ nông dân phát triển nghề mới phù hợp với nông thôn
+ Tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách, tỉnh, huyện có quyết định đầu tư kinh phí cho lâm sinh từ các nguồn thuế: Thuế tài nguyên, quỹ phòng chống bão
58
lụt, trích từ tăng thu ngân sách để hỗ trợ cho việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, nâng cao độ che phủ của rừng.
4.6.2.3 Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật
- Ứng dụng tiến bộ KHKT tiên tiến vào thâm canh sản xuất, đẩy mạnh việc đưa cơ khí hoá vào sản xuất và các giống cây, con mới có năng suất chất lượng cao phù hợp với địa phương.
- Bổ sung kinh phí cho sự nghiệp kinh tế nông lâm nghiệp để tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu chương trình đề án của ngành nông nghiệp đã xây dựng.
- Từng bước đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cơ sở và mẫu mã, bao bì hàng hoá.
- Mở các điểm giới thiệu, quảng cáo sản phẩm tại phường Tân Thành, Thành phố Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
- Ứng dụng tin học để quản lý sản xuất và xúc tiến thương mại.
+ Trang bị, lắp đặt một số máy tính có hoà mạng Internet cung cấp và khai thác thông tin về sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, khai thác thông tin thị trường.
+ Thiết lập trang giới thiệu quy trình sản xuất, chế biến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm giúp khách hàng tiếp cận và xúc tiến các hoạt động thương mại.
4.6.2.4 Nhóm giải pháp về thị trường
- Phối hợp với các ban ngành chức năng của tỉnh tăng cường quảng cáo các sản phẩm nông, lâm nghiệp có thế mạnh.
- Tham quan học tập, khảo sát thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm hàng nông lâm sản trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hệ thống thông tin về giá cả thị trường, thực hiện thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
59
Phần 5
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
1. Phường Tân Thành có tổng diện tích tự nhiên là 238,49 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 168,83 ha, chiếm 70,79% tổng diện tích tự nhiên của phường. Nông nghiệp vẫn là ngành chính chiếm chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của phường.
Sự phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đô thi hóa đang tạo ra áp lực lớn đối với quỹ đất của phường, đòi hỏi trong tương lai phải có những giải pháp thích hợp, tạo điều kiện phát triển cân đối các ngành.
2. Từ kết quả thu thập tài liệu số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả phiếu điều tra nông hộ em đã tổng hợp và đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của phường:
- Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường, các loại hình sử dụng đất cho thấy các loại hình LUT 2lúa-màu, LUT cây ăn quả, LUT cây lâm nghiệp có triển vọng phát triển bền vững trong phường, đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển hàng hóa. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên cả ba mặt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và khai thác tiềm năng đất đai phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, tưới tiêu của phường em xin đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường: LUT 2 Lúa- màu, LUT chuyên lúa, LUT 1 lúa – 1 màu, LUT 1 lúa, LUT chuyên màu, LUT cây ăn quả, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường cao là LUT cây ăn quả, LUT