trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên.
3.3.4.1 Định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
3.3.4.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên
18
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
Thông tin, số liệu được thu thập từ các công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng đất của phường thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo, tạp chí, Internet...
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ người dân địa phương để thu thập số liệu.
3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất
3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế
Đây là công thức dùng để tính hiệu quả kinh tế của các loại hình sử
dụng đất được sử dụng để tính giá trị sản xuất đối với các loại cây trồng đã thu thập được qua phiếu điều tra nông hộ. Với các công thức tính như sau:
- Tổng giá trị sản phẩm(T): T= p1.q1+p2.q2+…+pn.qn
Trong đó:
+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm (khối lượng của từng loại sản phẩm là bao nhiêu thông qua phiếu điều tra nông hộ)
+ p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm (chính là giá của các loại nông sản được bán trên địa bàn trong thời gian điều tra nông hộ, thông qua phiếu điều tra)
+ T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm. (chính là khối lượng của từng loại sản phẩm x giá của từng loại sản phẩm)
- Thu nhập thuần (N): N = T - CSX
Trong đó:
+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm. (Được tính từ giá trị sản xuất và chi phí sản xuất)
19
+ CSX: Là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm. (Được tổng hợp từ các loại chi phí (mức đầu tư chi phí cho các loại cây trồng) thông qua số liệu điều tra nông hộ)
- Hiệu quả đồng vốn (H): H = N/ CSX
- Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm (Được tính bằng số tiền tương ứng với ngày công lao động đó)
3.4.3.2. Hiệu quả xã hội
- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp (được tính bằng số công lao động/ngày bằng tiền với một mức giá chung tại địa phương)
- Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp (khoảng 120.000đ
/1công trong mùa vụ)
- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. (thông qua việc làm ăn kinh tế và sản xuất nông nghiệp, thu thập được từ số liệu điều tra)
- Mức độ giải quyết công an việc làm và thu hút lao động. (trong nông nghiệp tương đối cao)
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. (đạt hiệu quả cao, chất lượng được đánh giá tốt)
3.4.3.3. Hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ (%)
- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất. (trồng keo để bảo vệ, tăng độ che phủ cho đất và các loại cây trồng hàng năm để cải tạo đất)
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. (đối với keo là rất tốt, cần có biện pháp tích cực hơn cho tất cả các loại cây trồng trong việc sử dụng)
20
3.4.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt được thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính. Ngoài ra còn được áp dụng một số biện pháp khoa học kỹ thuật, được thị trường chấp nhận về cả giá thành và sản phẩm.
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác của người dân. (thoát khỏi đói nghèo, ổn định cuộc sống hơn)
- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu
- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excell và máy tính tay.
3.4.6. Phương pháp kế thừa
- Dựa vào tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý đất đai, mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp.
- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý đất đai, mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp đã có như: tài liệu về thổnhưỡng, phân hạng đất...
3.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ
Xử lý và xây dựng bản đồ chủ yếu bằng phần mềm Microstation (bản đồ hiện trạng sử dụng đất)
3.4.8. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà quản lí
Tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia (từ thành phố thông qua buổi tập huấn kiến thức về nông nghiệp), lãnh đạo UBND cấp phường, cán bộ nông nghiệp phường cũng như các hộ nông dân điển hình sản xuất giỏi để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện. Thành phần gồm có: 2 chuyên gia thành phố và 5 nhà quản lí có kinh nghiệm tại UBND phường Tân Thành.
21
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý [2]
Phuờng Tân Thành nằm ở cửa ngõ Đông Nam thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm hình chính thành phố khoảng 8 km. Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai (ngày 01 tháng 01 năm 2014), diện tích tự nhiên của phuờng là 238,49 ha phân bố ở 16 tổ dân phố. Ranh giới của phường được xác định như sau: - Phía bắc giáp phường Hương Sơn, phuờng Trung Thành
- Phía Đông và phía Nam giáp xã Lương Sơn - Phía Tây giáp xã Tân Quang - Thị xã Sông Công.
Trên địa bàn có tuyến Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên cùng với nhiều tuyến giao thông huyết mạch như: quốc lộ 37, quốc lộ 3 nối thành phố thái nguyên với Hà Nội và nhiều trung tâm kinh tế - chính trị khác của vùng đông bắc, đồng bằng Sông Hồng …đây là điều kiện thuận lợi để phường trao đổi, giao lưu văn hoá, chính trị và phát tiển kinh tế.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Phuờng Tân thành có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 20-30 m so với mực nước biển. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Nhìn chung địa hình của phường thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị cũng như phát triển các công trình công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại.
22
Hình 4.1: Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Phường Tân Thành có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trng của khí hậu miền bắc nước ta. Trong 1 năm có bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 – 230C. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2-50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,700C và trung bình tháng thấp nhất 160
C.
- Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600-1.700 giờ. Tháng 5;6;7;8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170-200giờ) và tháng 2;3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40- 50giờ).
23
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm, tập chung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6,7,8,9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7;8 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào khoảng 7;8 lên đến 86-87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%.
- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa đông nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
- Bão: Do nằm sâu trong đất liền nên phường ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
4.1.1.4. Tài nguyên đất
Trên địa bàn phường chủ yếu là đất phù sa, được bồi đắp bởi sông cầu. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, đất ít bị chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp đặc biệt là cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, đậu đỗ và các loại hoa màu.
Ngoài ra còn đất vàng nhạt phát triển trên đá cát; đất nâu vàng trên phù sa cổ: Đây là đất đồi núi có độ dốc 8-250, loại đất này thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày và sản xuất nông – lâm kết hợp.
4.1.1.5.Thủy văn, nguồn nước
Mạng lới thuỷ văn trên địa bàn phường không nhiều, đáng chú ý là suối vó ngựa với chiều dài qua phường khoảng 2km. Chế độ dòng chảy của suối phụ thuộc vào chế độ mưa, khả năng chữ nước và giữ nước kém. Nhìn chung thuỷ văn của phuờng ít thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt
* Nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1700- 1800mm), nước từ hồ phân viện, hồ đội hai, hồ ông Nhiễu và một phần được lấy thông qua hệ thống kênh dẫn thuỷ lợi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên
24
lượng nước mặt chịu ảnh hưởng theo mùa, vào mùa các tháng 1;2;3 lượng nước thường thấp hơn.
* Nước ngầm: Trên địa bản phường chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm mới chỉ phục vụ cho sinh hoạt.
4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn
Trải qua bao thế hệ với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng trong các cuộc đấu tranh, công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc mảnh đất này đã sản sinh và nuôi dưỡng nên nhiều người con ưu tú để lại ngày nay những giá trị văn hoá. Ghi công những thành tựu và cống hiến, cho đến ngày nay Đảng bộ và nhân dân phường Tân Thành đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và nhà nước .
Trên địa bàn phường Tân Thành có nhiều dân tộc sống (như : Kinh, Sán….) và thuộc nhiều tôn giáo khác nhau. Mỗi dân tộc, tôn giáo có một phong tục tập quán sinh hoạt, nền văn hoá riêng biệt nhưng đặc biệt cơ bản rất đáng trân trọng và phát huy là các dân tộc anh em ở thành phố Thái Nguyên nói chung và phường Tân Thành nói riêng nêu cao tinh thần đoàn kết, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau, mang đậm sắc thái của người Việt Nam.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [2]
4.1.2.1. Kinh tế
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng nhờ có Đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước và sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng kinh tế phường Tân thành đã đang dần ổn định và đạt được những thành tựu đáng kể. Nhiều mục tiêu đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng thu ngân sách năm
25
2013 đạt 1,9 tỷ đồng , tăng 5,6% so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 950.000 đồng/người/tháng, tăng 150.000 so với năm 2012. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 1.100.000 đồng/người/tháng vào năm 2014
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ phù hợp với sự phát triển chung của cả thành phố. Giảm tỷ trọng phát triển các ngành nông –lâm nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, tiểu thủ - công nghiệp. Năm 2013 sản xuất lương thực có hạt đạt 294,8 tấn tăng 14,2% so với kế hoạch; giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 13,5 tỷ đồng, đến năm 2014 phấn đấu đạt 16 tỷ đồng.
4.1.2.2 Dân số và lao động
* Dân số
Theo số liệu thống kê, năm 2013 dân số của phường Tân Thành có 4.660 người, chiếm 1.82% dân số toàn thành phố với 1.333 hộ gia đình, cơ cấu hộ gia đình là 3,5 người/hộ, mật độ dân số trung bình 1.955 người/km2
. Dân số của phường chủ yếu là dân tộc kinh (chiếm 97% dân số ), còn lại dân tộc sán dìu, …phường có 16 tổ dân phố, trong đó dân số đông nhất là tổ 15,16 và dân số thấp nhất tổ 8,9,12. Năm 2013 tỷ suất sinh thô trên địa bàn phường đạt 0,12%, giảm 0,01% so với năm 2012.
* Lực lượng lao động trên địa bàn phường Tân Thành
Trong những năm qua phường đã có nhiều phương án, bằng các chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, đã khuyến khích và tạo điều kiện (cho vay vốn, mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật) để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế – xã hội. Năm 2013 số hộ nghèo trong phường còn 63 hộ bằng 4,73% số hộ toàn phường (theo tiêu chí mới ), giảm 28 hộ bằng 2,23% so với
26
năm 2012 và 8,39% so với năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người là 950.000 đồng/người/tháng (tăng 150.000 đồng so với năm 2012)
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng [2]
Hệ thống đường giao thông:
Mạng lưới giao thông đường bộ khá phát triển, đã hình thành hướng, tuyến. Ngoài những tuyến đường trục chính đã được trải nhựa, cho đến nay trên địa bàn phường đã xây dựng xong hệ thống đường bê tông liên tổ.
Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn phường gồm có: * Đường do thành phố Thái Nguyên quản lý:
- Đường cách mạng tháng 8 (quốc lộ 37cũ): Chiều dài chạy trên địa bàn phường là 1,2 km, rộng 22m, được dải nhựa.
- Đường Tân Thành : chiều dài là 2,5km, rộng 19.5m, Đường được trải nhựa. * Đường do UBND phường quản lý
+ Đường có mặt cắt >=11,5m
- Đường tổ 7+8 (liên tổ) bắt đầu từ đường Tân Thành đến QL.37 có chiều dài 1500m, rộng 13m
- Đường liên xã (tổ 13+14) bắt đầu từ QL.3 đến Lương Sơn có chiều dài 1200m, rộng 13m
+ Đường có mặt cắt =<11,5m
- Tổ 1 (QL.3) bắt đầu từ Tổ 1 (QL.3) đến Lương Sơn có chiều dài 3.000m; rộng 9,5m
- Đường tổ 3 bắt đầu từ đường Tân Thành đến Lương Sơn có chiều dài 3.000m; rộng 9,5 m
- Đường tổ 4 bắt đầu từ đường Tân Thành đến khu dân cư có chiều dài 400m; rộng 9,5 m
- Đường tổ 4 bắt đầu từ đường Tân Thành đến khu dân cư có chiều dài 700m; rộng 9,5 m
27
- Đường tổ 5 nằm trên đường Tân Thành có chiều dài 1.000m; rộng 9.5m - Đường liên xã bắt đầu từ đường Tân Thành đến Lương Sơn có chiều dài 1.500m; rộng 9,5m.
- Đường liên tổ 9+10 bắt đầu từ đường Tân Thành đến Lương Sơn có chiều dài 1.200m; rộng 9,5 m.
- Đường tổ 13 bắt đầu từ QL.3 đến khu dân cư có chiều dài 1.000m; rộng 9,5 m. - Đường tổ 16 bắt đầu từ QL.37 đến QL.37 có chiều dài 300m; rộng 9,5 m. Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua địa bàn phường có chiều dài 1,5 km.
Như vậy phường Tân Thành có hệ thống giao thông tương đối tốt đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đi lại của người dân và lưu thông hàng hoá.
- Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thoát nước cũng được hình thành và phát triển nhanh, đã có hệ thống thoát nước dọc các tuyến QL3, đường cách mạng tháng 8. Ngoài ra còn 5,9 km kênh mương thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên các tuyến có kết cấu không đồng bộ nên còn gây ngập úng cục bộ ở nhiều điểm trên địa bàn phường do vậy vẫn chưa đảm bảo yêu cầu phát triển của đô thị theo hướng hiện đại.
Hiện nay nguồn nước sạch của phường được cung cấp từ nhà máy nước tại nhà máy nước Tích Lương. Tính đến 12/ 2013 phường có 1.127 hộ sử