Bên cạnh ý kiến của người dân về công tác BTGPMB của dự án giao thông nông thôn Nà Tháy – Xa Tao, thì ý kiến của các cán bộđịa chính của xã, huyện và các cán bộ trong ban BTGPMB, những người trực tiếp tham gia vào công tác GPMB là rất quan trọng. Phương pháp điều tra chọn ngẫu nhiên 10 cán bộ để điều tra. 100,00% cán bộđều hiểu biết và có chuyên môn về lĩnh vực quản lý đất đai. Từ đó đưa ra các đề xuất mang tính khả thi của công tác BTGPMB. Kết quả được thể
Bảng 4.12: Kết quảđiều tra ý kiến của cán bộ về công tác BTGPMB (Đơn vị tính %) STT Nội dung Kết quảđiều tra Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 Thuận lợi để thực hiện công tác BTGPMB 10 100,00
Sựủng hộ của nhân dân địa phương 7 70,00 Sựủng hộ của lãnh đạo và các ban ngành 3 30,00
2 Khó khăn ảnh hưởng đến BTGPMB 10 100,00
Trình độ của người dân còn hạn chế 5 50,00
Chính sách còn nhiều bất cập 3 30,00
Vấn đề vốn đầu tư và kĩ thuật 2 20,00
3 Khi áp dụng văn bản mới liên quan đến
BTGPMB của dự án 10 100,00
Do cấp trên phổ biến xuống còn chậm 2 20,00 Do công tác tiếp thu, tuyên truyền còn chậm 2 20,00 Trình độ của người dân còn hạn chế 4 40,00 Văn bản có tính khả thi chưa cao 1 10,00
Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng
địa phương 1 10,00
(Nguồn :Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng tổng hợp 4.12 ta thấy ý kiến của cán bộ địa chính xã, cán bộ địa chính phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng huyện Hạ Lang. Ta thấy:
Về mặt thuận lợi khi thực hiện công tác bồi thường và GPMB dựa vào tinh thần đoàn kết, ủng hộ của nhân dân là 7 phiếu chiếm 70,00%, giúp đỡ của lãnh đạo và các ban ngành có 3 ý kiến chiếm 30,00% số phiếu.
Về khó khăn ảnh hưởng đến công tác bồi thường và GPMB: khó khăn do chính sách có nhiều bất cập là 3 phiếu chiếm 30,00%, do trình độ của người dân còn hạn chế là 5 phiếu chiếm 50,00% và vấn đề vốn và kĩ thuật là vấn đề gây khó khăn là 2 phiếu chiếm 20,00%.
Khó khăn khi áp dụng văn bản mới liên quan đến BTGPMB của dự án: ý kiến cho rằng do cấp trên phổ biến xuống còn chậm là 2 phiếu chiếm 20,00%, do công tác tiếp thu tuyên truyền còn chậm là 2 phiếu chiếm 20,00%; do trình độ của người dân còn hạn chế là 4 phiếu chiếm 40,00%, văn bản có tính khả thi chưa cao là 1 phiếu chiếm 10,00%, còn lại 1 phiếu chiếm 10,00% cho rằng khó khăn khi áp dụng văn bản mới là do điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng.
Ta thấy còn nhiều khó khăn đối với công tác BTGPMG nên có thể đưa ra một số giải pháp khắc phục như sau:
+ Tích cực tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về công tác bồi thường và GPMB đến nhân dân để người dân hiểu biết hơn về pháp luật đất đai từ đó có sự đồng tình ủng hộ của người dân. Và việc quản lý nhà nước về đất đai đạt hiệu quả hơn.
+ Vốn là điều kiện quan trọng để thực hiện bồi thường và GPMB. Cho nên nguồn vốn phải đảm bảo được giải ngân đúng mức, đúng thời gian của dự án.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Ban bồi thường và GPMB của huyện Hạ lang là phải phối hợp với UBND huyện và các ban ngành có liên quan trong công tác bồi thường và GPMB để công tác có thể hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo tiến độ
thực hiện dự án. Phải góp phần vào việc xây dựng các văn bản liên quan đến công tác bồi thường và GPMB để nâng cao tính khả thi của các văn bản pháp luật đất đai nói chung và công tác bồi thường và GPMB nói riêng.