Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án giao thông nông thôn Nà Tháy – Xa Tao tại xã Việt Chu - huyện Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng. (Trang 41)

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà kinh tế, và các thầy cô giáo về lĩnh vực giải phóng mặt bằng.

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý sử dụng đất tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 4.1.1. Điu kin t nhiên 4.1.1.1.Vị trí địa lý

Xã Việt Chu nằm ở phía Đông Nam của huyện Hạ Lang, cách thị trấn Thanh Nhật 4km, có tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2.138,24 ha. Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp xã Quang Long, huyện Hạ Lang. - Phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. - Phía Nam giáp xã Thái Đức, huyện Hạ Lang.

- Phía Tây giáp xã Vinh Quý, thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang.

Xã Việt Chu nằm trên tuyến đường huyện lộ 214 chạy qua, phía đầu là thị

trấn Thanh Nhật và cuối giáp với Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để giao lưu, trao đổi buôn bán hàng hóa, có đường tỉnh lộ đi qua thuận lợi cho giao thông đi lại tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cho người dân.

4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

- Khí hậu xã Việt Chu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng miền núi Đông Bắc, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ cao nhất là 32-35 0C; mùa đông lạnh khô hanh nhiệt độ thấp nhất từ 2 - 4 oC. Xã Việt Chu chịu ảnh hưởng của 02 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông và gió mùa Đông - Nam thổi vào mùa hạ.

- Thời tiết tại khu vực này được chia làm 02 mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm và chiếm 80% lượng mưa tại khu vực. Về mùa đông lượng mưa ít, thậm trí có những nơi không có mưa, về mùa này thời tiết hanh khô có nguy co tiềm ẩn về hỏa hoạn, cháy rừng. Do ảnh hưởng bởi địa hình về mùa mưa khu vực này thường hay có gió lốc, chế độ gió phức tạp thay đổi theo địa hình.

Nhìn chung khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của địa phương.

4.1.1.3. Đặc điểm địa hình

Khu vực xã Việt Chu có địa hình tương đối phức tạp, mang đậm nét đặc trưng của vùng núi cao Đông Bắc, với nhiều dãy núi đá vôi cao, xen lẫn là các phiêng bãi tương đối bằng phẳng.

Địa hình xã Việt Chu tạo thành dạng lòng chảo, ở khu vực giữa nằm trên trục giao lưu huyện lộ 214 chạy qua. Đây là tuyến đường giao thông nối 2 xã Thái Đức, Thị

trấn Thanh Nhật thuận lợi cho phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế với bên ngoài.

Đặc điểm địa hình của đoạn đường GPMB :

+ Đoạn đầu tuyến đường thi công địa hình tương đối bằng phẳng là các khu ruộng của nhân dân, nhưng xen lẫn là các đèo núi đá vôi cao.

+ Đoạn giữa tuyến đi qua các làng, bản với nhiều phiêng, bãi và đồi thấp; tuyến đi qua nhiều cánh đồng ngô và mía của nhân dân.

+ Đoạn cuối tuyến là khu vực giáp ranh biên giới với Trung Quốc, địa hình gồm nhiều dãy núi đất với núi đá.

Nhìn chung địa hình tuyến tương đối thuận lợi cho việc thực hiện thi công, nhưng cũng gặp khó khăn tại các đèo núi đá vôi với độ dốc dọc - ngang khá lớn.

4.1.1.4. Thủy văn

Khu vực này có hệ thống sông suối, khe nhỏ khá dầy đặc, do địa hình bị

phân cắt mạnh. Các suối nhỏ chủ yếu bắt nguồn từ các khe, mạch nước ngầm chảy từ trong núi đá ra. Về mùa mưa thì các hệ thống sông suối mới có nhiều nước, đáp

ứng nhu cầu tưới tiêu cũng như sinh hoạt của bà con nhân dân. Về mùa khô các hộ

dân sinh sống trên các vùng núi cao luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt, gây nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Nguồn nước tự nhiên rất khan hiếm, tầng nước mặt rất ít, chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa nên khả năng đáp ứng cho sinh hoạt và canh tác sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, về cơ bản chỉđáp ứng vào mùa mưa. Vì vậy dân cư phân bố trên

địa bàn xã chưa đều.

Ngoài ra, nguồn nước ngầm cũng hạn chế, nhân dân thường đào giếng khoảng 20m mới có nước để phục vụ cho sinh hoạt.

4.1.1.5. Thực trạng môi trường

Môi trường nông thôn tại các bản làng chưa thật sự được quan tâm đúng mức, ở một số nơi còn nhốt gia súc, gia cầm dưới sàn nhà gây mất vệ sinh. Vệ sinh công cộng làng bản chưa được quan tâm thường xuyên, nhiều hộ gia đình chưa có công trình vệ sinh hoặc công trình vệ sinh chưa đảm bảo vệ sinh môi trường; gia súc gia cầm còn thả tự do gây ô nhiễm môi trường. Đây là vấn đề lớn về vệ sinh nông thôn trong thời gian tới cần được quan tâm giải quyết.

Xã đã thông qua công tác khuyến nông để khuyến cáo các hộ nông dân sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế thấp nhất mức độ độc hại do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ra. Tuy nhiên hiện còn một bộ phận các hộ gia đình do sự hiểu biết còn hạn chế nên vẫn sử dụng các loại thuốc mua từ Trung Quốc trong danh mục cấm, gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, tàn dư chất độc hại trên nông sản còn nhiều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi sử dụng.

Hiện tượng xói mòn, rửa trôi làm giảm độ phì nhiêu của đất, các hiện tượng dị thường của khí hậu đã gây ra sự cạn kiệt nước của các dòng sông, suối vào mùa khô và mực nước ngầm giảm dần. Đến mùa mưa, lũ lụt thường xảy ra ở các xã làm ách tắc giao thông, thiệt hại hoa màu, cây trồng, vật nuôi.

Các ngun tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 (tính đến ngày 01/01/2014), tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 2.138,24 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 1.883,82 ha, chiếm 88,37% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 233,70 ha, chiếm 10,66% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 20,72 ha, chiếm 0,97 % tổng diện tích tự nhiên.

Đất nông nghiệp với 83,37% và chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm 69,73% diện tích đất tự nhiên toàn xã.

Diện tích đất giành cho sản xuất nông nghiệp không nhiều và chỉ với 18,62% từ đó phản ánh được phần nào điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế do quỹđất hạn hẹp và đất không màu mỡ.

Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 10,66% diện tích đất tự nhiên toàn xã, bao gồm các loại đất ở, đất chuyên dùng, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng,…

Diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ 0,97% diện tích đất tự nhiên của xã bao gồm đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng.

Qua đó ta thấy phần nào vềđiều kiện sản xuất của người dân chủ yếu là dựa vào nông nghiệp. Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất chính của họ. Do vậy trong các biện pháp phát triển kinh tế văn hóa xã hội của vùng việc nghiên cứu và sử dụng đất

đai sao cho phù hợp là điều hết sức quan trọng.

* Tài nguyên nước

Hiện nay nước dùng cho nông nghiệp và phần lớn nước dùng cho sinh hoạt ở

vùng nông thôn đều dùng nước mặt. Hạn chế lớn là trong mùa khô sông, suối bị cạn hoặc lưu lượng nước nhỏ, còn vào mùa mưa chất lượng nước mặt, nước ngầm không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lưu vực gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Vì vậy trong chiến lược phát triển lâu dài của huyện cần xây dựng các phương án đảm bảo đầy đủ nguồn nước sạch, chất lượng cho các hoạt động sản xuất kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, toàn xã có 1.490,98 ha, chiếm 69,73% tổng diện tích tự nhiên của xã.

- Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: 556,51ha. - Đất có rừng trồng phòng hộ: 6,00 ha.

- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: 928,47 ha.

Xã có thảm thực vật rừng đa dạng, phong phú, song nhìn chung thảm thực vật ở đây đã chịu sự tác động của con người, không còn rừng nguyên sinh và chủ

yếu là rừng nghèo. Trong những năm gần đây, thảm thực vật rừng ở xã Việt Chu

* Tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu của Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Hạ Lang cung cấp, trên địa bàn xã Việt Chu hiện có hai loại khoáng sản chính có nhiều ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội của xã là quặng Mangan và đá vôi. Hiện đang được thăm dò khai thác với trữ lượng lớn.

4.1.2. Đặc đim điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê của xã tính đến 01/04/2013 toàn xã có11 xóm với tổng số hộ 412 hộ, 1.843 nhân khẩu. Trong đó: Nam có 902 người, nữ có 941 người, lao

động chủ yếu là nông nghiệp, nguồn thu nhập chính của người dân là làm ruộng. Thành phần dân tộc gồm: Tày, Nùng, với tỷ lệ dân tộc Tày là 1120 người chiếm 60,7%, dân tộc Nùng có 723 người chiếm 39,3%.

Trình độ dân trí: Nhìn chung so với mặt bằng xã hội hiện nay còn thấp. Song

đa số nhân dân trong xã có ý thức về pháp luật và áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong đời sống và trong sinh hoạt.

Về tình hình xã hội: toàn xã có 124 hộ nghèo, chiếm 30,1%, nguyên nhân nghèo do thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu đất sản xuất, gia đình bị mắc tệ nạn xã hội và lười lao động.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a, Giao thông

Ngoài huyện lộ 214 là tuyến đường giao thông chính, nhưng hiện nay đã xuống cấp chưa được rải nhựa hết. Các tuyến còn lại chủ yếu là đường cấp phối,

đường đất hàng năm do bị xói mòn nên gây khó khăn cho việc đi lại cả về mùa khô và mùa mưa.

b, Điện

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đến nay 100% số hộ trong xã đã có điện sử dụng. Tuy nhiên hệ thống đường dây hạ thế đã xuống cấp ở nhiều đoạn, nhiều nơi trong các ngõ xóm còn dùng cột điện thô sơ. Dây dẫn do nhân dân đóng góp và tự kéo không đạt yêu cầu gây nguy hiểm trong mùa mưa bão. Chất lượng

điện chưa ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu công suất cho kinh doanh và sản xuất của nhân dân.

c, Nước

Xã có 6 công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy đáp ứng được một phần nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên có nhiều hộ dân vẫn không

được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh do ở cách xa nguồn nước. Hệ thống bể

chứa nước được xây dựng lâu, không được tu bổ và sửa chữa thường xuyên gây nên tình trạng thiếu nước, đặc biệt là vào mùa khô.

d, Công trình hành chính sự nghiệp

- Trụ sở UBND xã được xây dựng 2 tầng, khang trang, đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công việc và các hoạt động của các tổ chức chính quyền đoàn thể.

- Bưu điện: xã đã có điểm bưu điện phục vụ cho việc thông tin liên lạc cho người dân.

e, Trường học

- Trường mầm non Việt Chu: Trường được xây dựng ở xóm Nà Đắng, gồm một dãy nhà cấp 4 và có 4 phòng học, được xây dựng cùng với trường tiểu học Việt Chu.

- Trường tiểu học Việt Chu: Có vị trí tại xóm Nà Đắng. Trường có 1 nhà xây 2 tầng. Đầy đủ các trang thiết bịđảm bảo cho việc dạy học.

Nhìn chung cơ sở vật chất của các trường hiện đã được nâng cấp phục vụ

nhu cầu học và dạy học của con em trong xã.

f, Trạm y tế

Trạm y tế hiện tại đặt tại xóm Nà Kéo, bao gồm hai nhà xây cấp 4 mới xây dựng. Trạm chưa có các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc khám chữa bệnh của nhân dân.

g, Thủy lợi

Hiện nay trên địa bàn xã có các kênh, mương dẫn nước. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hiện nay xã được phân bổ nguồn vốn tu bổ, cải tạo các đập nước đồng thời kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế a, Sản xuất nông nghiệp

Là một xã thuần nông vì vậy cuộc sống của bà con nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với các ngành chính như trồng trọt và chăn nuôi.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thiên tai, song dưới sự chỉ đạo của Đảng hội toàn dân tích cực khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích gieo trồng. Tổng diện tích gieo trồng qua các năm có sự thay đổi không đáng kể. Chiếm phần lớn diện tích cho hoạt động sản xuất là trồng lúa và ngô.

b, Sản xuất lâm nghiệp

Chú trọng việc trồng và bảo vệ rừng hiện có, giữ tỷ lệ phủ xanh là 61% diện tích gồm cây bạch đàn và trồng cây phân tán.

Những tồn tại: Do quy hoạch vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, diện tích sản xuất còn quá ít. Nên gây khó khăn cho việc mở rộng diện tích và quy mô trồng rừng có giá trị kinh tế.

c, Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và thương mại dịch vụ

Là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sản xuất công nghiệp chưa phát triển, chỉ có một điểm khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng; sản phẩm tiểu thụ

cônng nghiệp cũng không đáng kể, một số nghề tiểu thụ công nghiệp trước đây nay

đã mai một như nung gạch, ngói, rèn, dệt, đan lát..

Xã không phát triển lĩnh vực dịch vụ, thương mại. Chỉ có một số hoạt động dịch vụ như dịch vụ nông nghiệp, hàng hóa bán lẻ với quy mô nhỏ lẻ.

4.1.3. Tình hình s dng đất và qun lý tình hình s dng đất ca xã Vit Chu

4.1.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất của xã việt Chu

* Công tác quản lý đất đai theo địa giới hành chính.

Thực hiện chỉ thị 364/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ xã Việt Chu đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính của xã.

Theo kết quả kiểm kê đất đai của xã năm 2013 tổng diện tích đất tự nhiên toàn là: 2.138,24 ha.

* Công tác đo đạc lập bản đồđịa chính.

Mặc dù trong công tác đo đạc lập bản đồđịa chính của xã đã được quan tâm, nhưng việc cập nhật, chỉnh lý biến động, đo đạc bổ xung chưa kịp thời nên việc quản lý và sử dụng đất đai đạt hiệu quả chưa cao.

Công tác giao đất, cấp giấy CNQSD đất.

* Kết quả cấp giấy CNQSD đất khu vực nông thôn.

Tổng số giấy CNQSD đất là: 1.481 giấy, đã cấp được 418 hộ gia đình, cá nhân. Với tổng diện tích là: 310,39 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp là: 297,14 ha. - Đất ở là: 13,25 ha.

* Kết quả cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp.

Thực hiện quyết định số: 226/QĐ - UB ngày 29 tháng 05 năm 2006 của UBND huyện Hạ Lang về việc cấp GCNQSD đất lâm nghiệp xã Việt Chu đã triển khai công tác giao cấp GCNQSD đất lâm nghiệp đến từng hộ gia đình, tổ chức và cộng đồng dân cư. Kết quả như sau:

- Tổng số hộ gia đình, cá nhân được cấp là: 267 hộ, với tổng diện tích là: 1.492,44 ha.

- Tổng số cộng đồng dân cư được giao là: 11 cộng đồng, với tổng diện tích

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án giao thông nông thôn Nà Tháy – Xa Tao tại xã Việt Chu - huyện Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)