Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 là luật có phạm vi điều chỉnh bao quát nhất, thể hiện đầy đủ nhất hơi thở
của cuộc sống so với các Luật Đất đai đã ban hành trước đó. Luật Đất đai 2003 có nhiều nội dung mới, trong đó tập chung vào các vấn đềđặt ra trong quản lý sử dụng
đất đai sau:
1. Làm rõ nội dung quyền sở hữu toàn dân về đất đai với những quyền định
đoạt, quyền hưởng lợi cụ thể và vai trò của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu.
2. Hoàn chỉnh chính sách đất đai đối với khu vực nông nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
3. Coi trọng chính sách đất đai đối với khu vực công nghiệp và dịch vụ tạo ra sự chủ động về chuyển đổi cơ cấu sử dụng quỹ đất đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4. Thiết lập sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ cơ bản sự khác biệt giữa người trong nước và người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài và thu hẹp
đáng kể sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
5. Xoá bỏ bao cấp về đất đai trên cơ sở coi đất là nguồn vốn, nguồn nội lực to lớn của đất nước cần phải được định giá theo đúng quy luật của kinh tế thị trường và phải được đối xử như một loại hàng hoá có tính đặc thù trong quá trình giao dịch
trên thị trường bất động sản.
6. Khuyến khích phát triển các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất trên cơ
sở coi quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất, hạn chế sự can thiệp về
hành chính không cần thiết trong thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
7. Khắc phục về cơ bản những bất cập trong chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng- An ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thông qua cơ chế giá
đất bồi thường, chính sách tái định cư và hạn chế phạm vi dự án phải thu hồi đất. 8. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai bằng việc phân cấp toàn bộ các quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất cho chính quyền địa phương, quy định cụ thể thủ tục và trình tự thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất.
9. Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai theo hướng phát huy vai trò của toà án trong giải quyết các tranh chấp dân sự và các khiếu nại hành chính về đất đai, khắc phục tình trạng đùn đẩy tránh nhiệm dẫn tới khiếu kiện kéo dài và vượt cấp.
Hiện nay, có rất nhiều các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu thương mại đang được thực hiện và trong tương lai con số các dự án không ngừng tăng lên. Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới Luật như Nghịđịnh, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi thường, tái định cư bao gồm:
- Nghị định số 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tư số 114/2004/TT - BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 188/2004/NĐ - CP.
Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.[18]
Những nội dung mới đề cập trong Nghịđịnh 197/2004/NĐ - CP:
Điều kiện được bồi thường vềđất đã có những quy định cụ thể các đối tượng
được bồi thường. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do UBND cấp tỉnh công bố theo quyết định của Chính phủ, không bồi thường theo giá đất sẽđược chuyển mục đích sử dụng.
Điều 3: Chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
1. Nhà nước tổ chức thực hiện việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư và GPMB.
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Nghịđịnh này được tính vào vốn đầu tư của dự án.
b) Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có trách nhiệm chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Nghịđịnh này và được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
c) Tổ chức cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cưở nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam thì không phải trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trường hợp đã chi trả thì được trừ số tiền đã trả vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp.
2. Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cưđược xác định thành một mục riêng trong tổng vốn đầu tư của dự án.
Điều 4: Tái định cư
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghịđịnh này mà phải di chuyển chỗở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
1. Bồi thường bằng nhà ở.
2. Bồi thường bằng giao đất ở mới.
3. Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗở mới.
Điều 5: Bồi thường, hỗ trợ
Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy
1. Bồi thường hoặc hỗ trợđối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi. 2. Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí
đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi.
3. Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợổn định đời sống, hỗ trợđào tạo chuyển đổi nghề
và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất.
4. Hỗ trợđểổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư.
Từ thực tế tình hình quản lý Nhà nước và các chính sách đất đai, chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất qua các thời kỳ và hiện tại, chúng ta thấy rằng việc chỉnh lý, bổ sung chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, ổn định nâng cao đời sống nhân dân.[10]