Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công ty

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát (Trang 48)

2.1.2.1 Đặc điểm, ngành nghề của Công ty

Hiện công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát có 3 nhà máy sản xuất và 1 nhà máy sản xuất CaCO3 tại Yên Bái:

Nhà máy số 1 hoạt động trong lĩnh vực tái chế nhựa sản xuất túi bao gói thực phẩm, túi rác, túi cuộn, túi gấp sao, màng ni-lon chuyên dùng trong nông nghiệp và sản xuất hạt nhựa tái chế HDPE, LDPE nhiều màu. Công suất thiết kế của NM1 khoảng 1.000 tấn/tháng, đuợc xây dựng trên diện tích 10.000 m2 tại Lô 8, Khu công nghiệp Nam Sách, Ái Quốc, Nam Sách, Hải Dương.

Nhà máy số 2 đựơc khởi công xây dựng vào tháng 5/2007 tại cụm công nghiệp An Đồng trên diện tích 19.967m2 và bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3/2008 trong lĩnh vực sản xuất tái chế, sau khi mở rộng có công suất thiết kế 1.500 tấn sản phẩm/tháng . Dự kiến, NM2 hàng tháng sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 700 tấn sản phẩm bao bì mỏng chất lượng cao. Nhà máy chuyên sản xuất túi HDPE, túi LDPE, Túi T-shirt, túi flash, túi cuộn in màu các loại.

Trên đà phát triển của công ty, tháng 9 năm 2009, An Phát chính thức đưa nhà máy 3 đi vào hoạt động với sản phẩm chiến lược là túi cuộn cao cấp chuyên dùng trong ngành thực phẩm có sản lượng hàng tháng khoảng 800 tấn/tháng. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của An Phát. Đáng chú ý, cả ba nhà máy trên của An Phát đều có dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Đài Loan, Singapore và Nhật Bản.

Nhà máy sản xuất CaCO3 chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10/2010 tại mỏ đá Mông Sơn, Yên Bái với công suất trung bình 450 tấn/tháng, cung cấp nguyên vật liệu là hạt nhựa CaCO3 cho công ty An Phát

Trong những năm gần đây không những Việt Nam mà cả thế giới đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường do các chất thải có chứa HDPE, LDPE, PP... rất khó phân hủy. Các chất thải này từ các bệnh viện, trường học, nhà máy, khu dân cư... đang hàng ngày thải ra ngoài môi trường với số lượng vô cùng lớn.

Nắm bắt được xu thế đưa các chất này vào công nghiệp sản xuất bao bì tái chế, không chỉ tiết kiệm chi phí đầu vào mà còn góp phần tạo lập một môi trường xanh sạch, công ty đã sớm ứng dụng các công nghệ tái chế hàng đầu của Đài Loan, Singapo, Nhật Bản vào ba nhà máy lớn của mình. Đây cũng chính là điểm mạnh mà An Phát đã vượt hẳn so với các công ty khác cùng ngành. Nếu như hầu hết các công ty khác trong ngành công nghiệp nhựa đều phải chật vật khi giá nguyên vật liệu nhựa đầu vào trên thế giới biến động thì An Phát với nguồn nguyên liệu không chỉ sẵn có trong nước mà còn có giá thành cực thấp. Điều này cũng đã được chứng minh trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009 khi giá nguyên vật liệu sản xuất nhựa tăng đột biến thì An Phát vẫn đạt mức phát triển rất cao.

Đặc biệt với việc kiến thiết công ty cổ phần nhựa và khoáng sản An Phát -- Yên Bái công ty đã tự khai thác cung cấp cho mình bột đá CaCO3 (một trong số ít nguyên liệu đầu vào mà công ty phải nhập khẩu với đơn giá tương đối cao). Điều này không chỉ mang ý nghĩa giúp công ty giảm bớt giá thành sản xuất mà bước đầu nó sẽ tạo ra cho công ty chuỗi giá trị lớn

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Nhân loại đã biết sử dụng bao bì từ hàng ngàn năm trước đây. Đầu tiên do nhu cầu trực tiếp của cuộc sống, người ta cần bao bì để đựng đồ ăn uống, sau đó là giữ khô, bảo quản sạch sẽ, vận chuyển... Con người đã dùng đất nung, giấy, lá cây, gỗ, thuỷ tinh, sắt thép,... để làm các loại bao bì. Đầu thế kỉ 20 xuất hiện loại vật liệu mới để làm bao bì, đó là nhựa polyme tổng hợp. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghiệp hoá dầu bao bì nhựa thực sự bắt đầu có chỗ đứng từ trong và sau thế chiến thứ II. Ngày nay, nhờ những ưu điểm nổi trội, bao bì nhựa đã vượt lên đứng vị trí số 1 trên tất cả các loại bao bì khác.Cùng với xu thế phát triển, các chất thảy rắn có chứa HDPE, LDPE, PP… nguyên liệu của hoạt đồng tái chế từ các nhà máy, bệnh viện, trường học, sinh hoạt của người dân ngày càng nhiều đã cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy tái chế nhựa. Việc đưa các chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt vào tái chế để sử dụng không chỉ là một phương pháp nhằm tiết kiệm chi phí mà còn là một cách thức hiệu quả nhất góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực tế trong suốt những năm qua, Việt Nam cũng như thế giới đang phải đối diện với vấn nạn ô nhiếm môi trường từ chất thải có chứa polyme không phân hủy – một nguồn gây ô nhiếm nặng nề. Vì vậy, việc nghiên cứu và chế tạo thành công các sản phẩm nguyên sinh, tái chế có chứa polyme tự phân hủy là một hoạt động đặc biệt được khuyến kích và hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế nhựa, Công ty CP Nhựa và Môi trường xanh An Phát bắt đầu làm quen với bao bì nhựa từ đầu những năm 90 với các các sản phẩm đầu tiên làm từ poly-etylen tỷ trọng thấp (LDPE) và poly- propylen (PP). Chính vì lẽ đó, công ty đang ra sức cố gắng, sáng tạo, đa dạng hóa các mặt hàng, chủng loại trên cơ sở nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất. Đồng thời, công ty tăng cường trang bị thiết bị, vật tư kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu trong sản xuất để đảm bảo chất lượng ổn định cung cấp thường xuyên theo hợp đồng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và có uy tín trên thị trường tiêu thụ. Đảm bảo việc làm cho người lao động, từng bước nâng

cao đời sống và gia tăng cổ tức cho cổ đông, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, xây dựng Công ty ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát (Trang 48)