Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát (Trang 68)

công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát

Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không phải chỉ thực hiện tại phòng kế toán tại nhà máy mà là hoạt động của cả công ty. Các phòng ban đều phải phối hợp với nhau đưa ra những biện pháp giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất. Phòng kỹ thuật đưa ra các định mức chi phí cho các khâu sản xuất. Phòng hành chính tổng hợp và phòng tài chính kế toán định ra đơn giá tiền lương. Tại các tổ các phân xưởng sản xuất việc quản lý chi phí do các quản đốc, tổ trưởng và các nhân viên thống kê đảm nhiệm. Toàn công ty đều chung một nhiệm vụ: Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Yêu cầu của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phải phản ánh đầy đủ, chính xác, đầy đủ và kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: chi phí sản xuất cơ bản, chi phí phục vụ và quản lý, bảo đảm cung cấp đầy đủ và kịp thời các số liệu cho công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải luôn dựa trên nguyên tắc: Chi phí sản xuất phải phù hợp với định mức do phòng kỹ thuật lập ra. Đối với những khoản chi phí quá lớn hoặc quá nhỏ so với định mức, kế toán tập hợp chi phí có thể yêu cầu kế toán ở các bộ phận có liên quan giải trình để làm sáng tỏ. Trường hợp có sai sót phải sửa chữa kịp thời.

Bộ phận quản lý chi phí trong các công ty sẽ dựa vào các thống kê kế toán, báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương,... do các bộ phận kế toán, quản trị và thống kê cung cấp, đồng thời kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá các khoản chi phí của công ty, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của công ty mình với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của ngành. Bằng các chỉ

tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản lý chi phí có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong kỳ.

Yêu cầu của công tác tính giá thành sản phẩm là việc tính giá thành sản phẩm phải tính cho thành phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm phải phản ánh một cách hợp lý chi phí bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát (Trang 68)