tenuicollis gây ra trên dê tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Kết hợp những kết quả nghiên cứu của đề tài với nguyên lý phòng chống bệnh giun, sán nói chung của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng một số biện pháp sau:
- Khi giết mổ dê và các gia súc khác cần phát hiện ấu trùng Cysticercus
tenuicollis ký sinh trên bề mặt các khí quan trong xoang bụng để tiêu diệt. Không cho chó ăn các khí quan có ấu trùng sán dây ký sinh.
- Tẩy sán dây cho chó.
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của dê và các vật nuôi khác.
Phần 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua mổ khám 285 dê và 432 chó tại 3 huyện Phú Lương, Đại Từ, Định Hóa thuộc tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi có kết luận như sau:
- Tình hình nhiễm ấu trùng Cystisercus tenuicollis trên dê ở 3 huyện là 15,09%, biến động từ 12,05 – 17,27%, cường độ nhiễm ấu trùng từ 1 – 21 ấu trùng/dê.
- Dê nuôi ở huyện Phú Lương có tỷ lệ nhiễm ấu trùng là cao nhất (17,27%), sau đó là huyện Định Hóa (15,22%) và thấp nhất ở huyện Đại Từ (12,05%).
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng tăng theo tuổi dê.
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở dê đực (14,04%) thấp hơn dê cái (16,67%). - Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê cao nhất là tháng 10 (18,33%), các tháng khác tỷ lệ nhiễm thấp hơn.
- Đã phát hiện được 5 loài sán dây ký sinh ở chó nuôi tại địa phương nghiên cứu : Dipylidium caninum, Taenia hydatigena, Taenia pisiformis,
Multiceps multiceps, Spirometra erinacei-europaei.
- Tỷ dê nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại 3 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên qua mổ khám là 27,55%, cường độ nhiễm từ 1 – 21 sán/chó.
- Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng
Cysticercus tenuicollis ở dê có tương quan thuận khá chặt theo phương trình hồi quy tuyến tính, hệ số tương quan R = 0,809.
- Dê thường bị bệnh ấu trùng sán dây ở thể mãn tính: gầy yếu, lông xù, suy nhược cơ thể, ăn ít, bụng căng to, hoàng đản niêm mạc.
- Tỷ lệ các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis và khối lượng của ấu trùng: màng treo ruột (51,16% và 23,18 gam/ấu trùng), màng mỡ chài
(34,88% và 16,35 gam/ấu trùng), ở gan (34,88% và 9,11 gam/ấu trùng) và ở lách (13,33% và 5,08 gam/ấu trùng). Bệnh tích đại thể: gan hơi sưng, lách hơi sưng, xuất huyết màng treo ruột và màng mỡ chài.
5.2.Tồn tại
Do thời gian thực tập có hạn, thí nghiệm mới chỉ thực hiện trong thời gian ngắn và chưa được tiến hành nhiều lần nên những kết quả thu được mới chỉ là những đánh giá bước đầu.
5.3. Đề nghị
- Cần có nghiên cứu sâu hơn.
- Định kỳ tẩy sán dây cho chó để phòng bệnh ấu trùng Cysticercus
tenuicollis cho dê và các vật nuôi khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004), Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 80 – 83.
2. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, tr. 81 – 112.
3. Nguyễn Thị Kỳ (1994), Sán dây (Cestoda) ký sinh ở động vật nuôi Việt Nam, Tập I, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Kỳ (2003), Động vật chí Việt Nam, Tập 13, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2003.
5. Nguyễn Thị Kim Lan (1999), “Bệnh giun sán đường tiêu hoá của dê địa phương của một số tỉnh miền núi phía Bắc và biện pháp phòng trị”,
Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc gia.
6. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên
(1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y. Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, tr. 72 – 76, 83 – 85.
7. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang
(2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học),
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 48 – 57, 103 – 113.
8. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y (giáo trình dùng cho đào tạo bậc Đại học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 108 – 110. 9. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Quyên, Phạm Công Hoạt (2012), “Xác
định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena trưởng thành ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu sán Cysticercus tenuicollis ở trâu, bò, lợn – thử nghiệm thuốc tẩy sán dây chó”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVIII, số 6, tr. 65.
10. Phạm Sỹ Lăng (2002), “Bệnh sán dây của chó ở một số tỉnh phía bắc Việt Nam”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập IX, số 2, tr. 83 – 85. 11. Phạm Sỹ Lăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Văn Đoan, Vương Thị Lan
Phương (2006), Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho chó, Nxb lao
12. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 48.
13. Lê Hữu Nghị, Nguyễn Văn Duệ (2000), “Tình hình nhiễm giun sán của chó nuôi tại thành phố Huế và hiệu quả thuốc tẩy”, Tạp chí KHKT thú y, tập VII, số 4, tr. 58 – 62.
14. Cao Xuân Ngọc (1997), Giải phẫu bệnh đại cương thú y, Nxb Nông
nghiệp Hà Nội, tr. 83, 103 – 107.
15. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1975), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 1, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
16. Nguyễn Như Thanh (2001), Dịch tễ học Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong
chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp,Hà Nội.
18. Trịnh Văn Thịnh (1977), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 106 – 107.
19. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động, Nxb lao động, Hà Nội, tr. 103 – 110.
20. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh
ởđộng vật Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, tr. 217 – 218, 222.
II. Tài liệu tiếng Anh
21. Abidi S.M.A., Nizami W.A., Khan P., Ahmad M. & Irshadullah M. (1989), Biochemical characterization of Taenia hydatigena cysticerci from goats and pigs. J. Helminth., 63, 333-337.
22. Blazek K., Kursa J., Schramlova J., Prokopic J. (1985), “Contribution to the symptomatology of experimental bovin cysticercosis”, Folia Parasitol (Praha) 32 (4): 323-32.
23. Dalimi A., Sattari A., Motamedi G. (2006), “A study onintestinal helminths
of dogs, foxes and jackals in thewestern part of Iran”, Veterinary
24. Johannes Kaufmann (1996), Parasitic infections of domestic animal,
Birkhauserr Verlag, Berlin, pp. 281.
25. Junquera P. (2013), “Cysticercus tenuicollis, parasitic tapeworm of
sheep, goats, cattle, pigs and other liverstock. Biology prevention and control.
26. Valerie Foss (2003), The untimate golden retriever, second edition, Wiley
Pulishing Inc, pp. 240 – 241.
27. Woinshet Samuel & Girma G. Zewde, (2010), Prevalence, risk factors, and distribution of Cysticercus tenuicollis in isceral organs of
slaughtered sheep and goats in central Ethiopia, Trop Anim Health Prod.
28. Wondimu A., Abera D., Hailu Y. (2011) A study on the prevalence, distributionand economic importance of 14. Nath, S., Pal, S., Sanyal, P.K., Ghosh, R.C., Mandal, S.C. Cysticercus tenuicollis in visceral organs of small ruminants (2010) Chemical and Biochemical characterization of slaughtered at an abattoir in Ethiopia. J. Vet. Med. Anim. Taenia hydatigena cysticerci in goats Vet.
29. Xhaxhiu D., Kusi I., Rapti D., Kondi E., Postoli R., Dimitrova ZM., Visser M., Knaus M., Rehbin S. (2010), “Principal intestinal
parasites of dogs in Tirana, Albania”, Klinika Veterinare, Bulevardi
Gjergj Fishta, Kulla II Jeshile, Ap. 3, Tirana Albania, 108 (2), pp.
341-53. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed.
30. Yotko Kamenov, Kostadin Kanchev, Mihail Mihailov, Milena Pancheva, Iva Nikolova, Aleksandar, Nikolov (2009), “Studies on distribution and epo,zootology of tenuicol cysticercosis on farm animals in
northwest bulgaria”. Proceedings of Conference of Faculty of
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Hình 1: Mổ khám dê tìm ấu
trùng Cys. tenuicollis
Hình 2: Ấu trùng Cys.
Tenuicollis ở màng mỡ chài dê
Hình 3: Ấu trùng Cys.
tenuicollis ký sinh trên bề mặt
gan của dê
Hình 4: Cân ấu trùng Cys.
Hình 5: Ấu trùng Cys.
tenuicollis bảo quản trong cồn 70o
Hình 6: Dê nhiễm ấu trùng
Cys. tenuicollis bị gầy, lông xù
(chụp trước khi mổ khám)
Hình 7: Sán dây T. hydatigena
ký sinh ở ruột chó
Hình 8: Thu thập mẫu sán dây ở