2.1.6.1. Điều trị bệnh
Ấu trùng sán dây Taenia hydatigena gây bệnh ấu sán sổ nhỏ ở người, lợn, trâu, bò, dê, cừu…, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [6]).
Theo Junquera P., 2013 [25], việc sử dụng thường xuyên thuốc trị giun sán không được chỉ định để ngăn ngừa gia súc nhiễm với Cysticercus
tenuicollis. Có báo cáo cho rằng albendazole và praziquantel có hiệu quả, nhưng chỉ ở liều lượng cao hơn so những điều trị thông thường. Song hiệu lực của thuốc chưa được khẳng định.
2.1.6.2. Phòng bệnh
Phá vỡ chu kỳ lây nhiễm liên quan đến việc kiểm soát chu kỳ giữa chó và các vật chủ trung gian. Điều trị cho chó thường xuyên với thuốc trị giun, sán để tiêu diệt sán dây và ngăn ngừa chó ăn thịt cừu, dê sống, hoặc ăn bộ phận nội tạng có ấu trùng sán dây là cần thiết để kiểm soát chu kỳ sinh học của sán dây. Hạn chế ô nhiễm đến mức tối thiểu bằng cách dọn dẹp phân chó cũng sẽ giúp hạn chế bệnh. Điều này có thể thực hiện được trong không gian nhỏ, nhưng kiểm soát của phân chó trên thực tế là khó khăn. Ký sinh trùng cũng có thể lây truyền giữa nai hoang dã và chó sói Bắc Mỹ. Khu vực đồng cỏ và cỏ khô hay thức ăn lưu trữ nên được rào chắn để giữ cho chó sói Bắc Mỹ và chó hoang dã khác vào. Cách phòng ngừa tốt nhất là hạn chế sự nhiễm trứng sán Taenia hydatigena vào nguồn thức ăn, nước uống của vật nuôi (Junquera P., 2013) [25].
Theo Phan Lục và Phạm Văn Khuê (1996) [2], để phòng bệnh cần không cho chó bị bệnh sán dây, không cho chó ăn các khí quan có ấu trùng (gan, phổi, lách...). Khi mổ gia súc, thấy ấu trùng sán dây phải tập trung để diệt ấu trùng; định kỳ tẩy sán dây cho chó; không nuôi chó trong các trại chăn nuôi gia súc.