2.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [12], ấu trùng Cysticercus tenuicollis những dạng hình túi có cổ mỏng, kích thược 8 – 80 x 8 – 100 mm, chứa dịch bên trong. Thành bên trong có một đầu sán day có cổ.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [6], cho biết, ấu trùng Cysticercus
tenuicollis là một bọc nước có kích thước to nhỏ khác nhau, có thể bằng hạt đậu, quả cam hoặc quả bưởi, trong bọc có nhiều nước. Có một đầu sán bám vào màng trong của bọc, đầu sán có 4 giác bám, có 29 – 44 móc.
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [2], cho biết: căn bệnh là ấu trùng
Cysticercus tenuicollis ký sinh ở gan, màng mỡ chài, mạng treo ruột, lách của lợn, dê, cừu, bò, hươu, đôi khi thấy ở ngựa và người. Kích thước ấu trùng khác nhau, có khi to bằng hạt đậu, quả cam, hoặc to hơn, có hình bọc, bên ngoài là mô liên kết, bên trong chứa thể dịch trong và một đầu sán trưởng thành, lộn ra phía ngoài. Ở những vùng nuôi nhiều chó tỷ lệ nhiễm ấu trùng
Cysticercus tenuicollis ở trâu, bò, dê, lợn càng nhiều. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng tăng dần theo tuổi, điều này được các tác giả lý giải do thời gian tiếp xúc với căn bệnh tăng.
Tình hình nhiễm ấu trùng Cystic ercus tenuicollis của lợn và động vật khác phụ thuộc vào số chó nhiễm sán trưởng thành. Lợn nuôi gần chó dễ nhiễm ấu trùng hơn, còn trâu, bò, dê thả trên bãi chăn nhiễm ít hơn.
Kết quả kiểm tra 130 mẫu phân chó của Lê Hữu Nghị, Nguyễn Văn Duệ (2000) [13] ở Thành phố Huế cho thấy: chó nhiễm sán dây từ rất sớm, giai đoạn sơ sinh đến 1 năm tuổi đã nhiễm với tỷ lệ cao.
Mổ khám 589 dê nuôi ở các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, thấy tỷ lệ nhiễm ấu sán cổ nhỏ ở dê là 23,8%, cường độ nhiễm sán là 1 - 18 ấu sán/dê. Tuổi gia súc càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng tăng lên và mức độ nhiễm càng nặng hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [6].
Bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis thấy ở lợn và nhiều loài khác. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2012) [9] đã mổ khám 1273 trâu, bò, lợn của ba huyện thành tỉnh Phú Thọ, phát hiện 294 con nhiễm ấu sán Cysticercus
tenuicollis (23,10%), trong đó tỷ lệ ở trâu biến động từ 10,59 – 31,78%, ở bò từ 9,82 - 28,10% và ở lợn từ 10,28 - 37,66% với cường độ nhiễm từ 1 - 56 ấu sán/con. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu sán Cysticercus tenuicollis ở trâu, bò, lợn là tương quan thuận rất chặt với hệ số tương quan R = 0,881; 0,990 và 0,997.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [2]:
- Bệnh phân bố phổ biến khắp các vùng, lợn nước ta nhiễm khoảng 44%. Ở những nơi nuôi nhiều chó, bệnh càng phổ biến và gây nhiều thiệt hại.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [2], bệnh thường ở thể mãn tính, triệu chứng không rõ ràng. Khi bị nặng, giai đoạn đầu con vật bị gầy yếu, hoàng đản, tiếp đó là viêm màng bụng cấp tính, thường sốt cao, khi ấn mạnh vào bụng co vật thấy đau, bụng to và căng, một số trường hợp thấy xoang bụng xuất huyết. Khi cấp tính gan sưng to, mặt gan gồ ghề, màng fibrin phủ kín, có nhiều điểm tụ huyết, có nhiều rãnh do ấu trùng di hành trong gan. Thời kỳ đầu nhiều nước, thời kỳ cuối nước màu vàng. Một vài trường hợp viêm màng bụng cấp tính có nhiều dịch thẩm xuất lẫn máu, đầu sán có trong dịch đó.
Con vật còn sống rất khó chẩn đoán, có thể chọc dò để tìm đầu sán trong dịch xoang bụng. Thường chẩn đoán sau khi chết, mổ con vật tìm ấu sán nơi chúng ký sinh (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [2].