Nhận xét quá trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 51)

dng đất ca xã.

* Những kết quảđạt được

- Đối với người sử dụng đất.

+ Công tác tuyên truyền phổ biến lao động đến từng người dân đã giúp họ hiểu được tầm quan trọng của luật nói chung, luật lao động nói riêng và thực hiện đúng pháp luật, yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh trên diện tích được cấp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo môi trường sinh thái.

+ GCNQSD đất là cơ sở pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình góp phần xoá đói giảm nghèo và xây dựng phát triển đất nước.

+ Nâng cao hình ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật thực hiện trong quá trình thực hiện kê khai đăng ký GCNQSD đất của người sử dụng đất.

- Đối với chính quyền các cấp

+ Xác lập được mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất + Hệ thống cán bộđịa chính luôn được bồi dưỡng tập huấn về chuyên môn. + Công tác quản lý đất đai từng bước được củng cố và đi vào nề nếp, nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã được nắm chắc và triển khai theo đúng trình tự quy định của pháp luật, là cơ sở cho việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

+ Công tác cấp GCNQSD đất đã giúp phần tăng thu gân sách nhà nước của xã cũng như huyện: Tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất.

+ Đất đai đã được xác định là nguồn lực để phát triển kinh tế. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, công tác cấp GCNQSD đất nói riêng luôn có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể trong xã.

+ Nhà nước quản lý hồ sơ đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, điều chỉnh được quan hệ cung cầu về đất đai chống đầu cơ đất đai và xây dựng được chính sách về thị trường bất động sản.

* Những tồn tại và nguyên nhân * Tồn tại

- Đối với cấp chính quyền:

+ Vẫn còn buông lỏng quản lý nhà nước vềđất đai. Sử dụng đất sai quy hoạch, sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất trong hành lang bảo vệ các công trình, đểđất bị lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.

- Đối với quản lý đất đai

+ Chậm đổi mới về quy trình quy phạm về máy móc, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp, các ngành

+ Công tác đăng ký biến động đất đai sau khi cấp GCNQSD đất chưa thực hiện ởđồng bộ 3 cấp

+ Hồ sơ lưu trữ địa chính đã bị thay đổi sau nhiều năm chưa thống nhất + Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm

+ Hệ thống cán bộ có chuyên môn còn thiếu

+ Hệ thống tài liệu phục vụ cho công tác lập hồ sơ cấp GCNQSD đất còn thiếu và nhiều hạn chế do đã phải thực hiện kê khai đăng ký đất đai theo tinh thần chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 chủ sử dụng đất phải tự kê khai, nhưng người sử dụng đất thường kê khai không đúng vị trí diện tích dẫn đến khi tranh chấp không có cơ sởđể giải quyết.

+ Luật đất đai trong những năm gần đây thay đổi, bổ sung liên tục, dẫn đến hệ thống các văn bản cũng cần phải sửa đổi cho phù hợp, nên có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, tổ chức.

+ Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại đất đạt tỷ lệ khá cao nhưng diện tích đã cấp còn thấp so với khả năng cấp.

- Đối với người sử dụng đất

+ Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng của 1 số tổ chức, hộ gia đình cá nhân còn chưa cao, vẫn còn hiện tượng làm sai lệch hồ sơ, khai sai mốc thời gian sử dụng, nguồn gốc sử dụng, cố tình không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất.

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan

+ Trong công tác cấp GCNQSD đất về thủ tục hành chính theo quy trình phức tạp, văn bản pháp luật về đất đai và việc phân cấp trong công tác quản lý thường xuyên thay đổi tính ổn định không cao.

+ Bản đồ địa chính phục vụ cho công tác đăng ký đất đai cấp GCNQSD đất còn chưa đồng bộ, độ chính xác của bản đồ không cao.

+ Do trình độ dân trí còn thấp, nhân dân chưa hiểu được tác dụng của việc cấp GCNQSD đất.

+ Cán bộ năng lực còn yếu chưa có cơ chế hoạt động phù hợp, việc chỉ đạo của chuyên môn gặp nhiều khó khăn.

+ Giá trị đất nông nghiệp thấp nên nhiều hộ gia đình, cá nhân chưa quan tâm đến việc đăng ký kê khai cấp GCNQSD đất hoặc các hộ đang sử dụng đất lâm nghiệp đã được cấp giấy vườn rừng (do hạt kiểm lâm huyện thực hiện trước đây) nên không quan tâm đến việc cấp đổi lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân chủ quan

+ Trong công tác cấp GCNQSD đất do trình độ năng lực ý thức trách nhiệm của cán bộ địa chính cơ sở còn chưa cao nên khi thực hiện nhiều hồ sơ không đủđiểu kiện cho đến nay vẫn chưa được giải quyết, nguyên nhân do cơ sở thu tiền sử dụng đất không đúng quy định hoặc làm sai hướng dẫn của ngành chuyên môn (vi phạm hành lang đường hoặc tự ý thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép).

Các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý đất đai do vậy chưa quan tâm đến công tác cấp GCNQSD đất.

Cán bộđịa chính luôn thay đổi (luân chuyển), trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, một số người ý thức tác phong trong công việc còn tự phát.

Tinh thần trách nhiệm của cán bộđịa chính cơ sở còn yếu.

Kinh phí để tổ chức cho công tác quy hoạch cấp xã là rất lớn nên dẫn đến việc xét cấp GCNQSD đất chưa chính xác nên khi lập hồ sơ phải xin ý kiến của nhiều cấp ngành.

* Giải pháp khắc phục

Để giải quyết những tồn tại trong công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã cần làm tốt những việc sau:

UBND xã cần có những văn bản cụ thể đề nghị các cơ quan chuyên môn có liên quan để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác cấp GCNQSD đất. Đồng thời phải xây dựng hệ thống, kế hoạch cụ thể để triển khai công tác cấp GCNQSD đất đến từng xóm, đồng thời tiến hành chỉnh lý, cập nhật, thiết lập hồ sơđịa chính theo quy định hiện hành.

Cán bộ địa chính cần tham mưu cho UBND xã có sự chỉ đạo và đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống thông tin đất, phục vụ cho công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của cán bộ chuyên môn. Phải luôn cập nhật những thông tin mới và áp dụng khoa học kỹ thuật mới của ngành vào trong công việc để đạt được kết quả cao hơn trong công tác cấp GCNQSD đất. Đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp có hành vi tiêu cực, thái độ không đúng mức trong công việc, phải có sự vận dụng sáng tạo, tập trung nghiên cứu các quy định của nhà nước trong công tác cấp GCNQSD đất, đểđề xuất áp dụng vào tình hình cụ thể của địa phương cho phù hợp.

Tập trung giải quyết triệt để những trường hợp giao đất ở không đúng thẩm quyền của các cơ quan đơn vị nhà nước, những trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích được giao như xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp, các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất chưa làm thủ tục, lấn chiếm đất đai… theo quy định của nghị định 84/2007/NĐ ngày 25/05/2007 của Chính

phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

Đội ngũ cán bộ, công chức phải thường xuyên được đào tạo, nâng cao năng lực trình độ, chuyên môn.

Ủy ban Nhân dân xã cần có kế hoạch và phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa với phòng TN&MT rà soát các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn xã, tiến hành rà soát hồ sơ địa chính và làm mới hồ sơ địa chính. Thường xuyên phối hợp với phòng TN&MT tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, cũng như áp dụng các quy định mới cho cán bộ chuyên môn ở các đơn vị cơ sở về công tác cấp GCNQSD đất, đồng thời xem xét loại bỏ một số thủ tục hành chính rườm rà.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính hoặc miễn giảm cụ thể hơn đối với các hộ nghèo khi họ thực hiện việc kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất.

Cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, đến từng xóm và tới từng người dân. Để người dân có được nhận thức đúng đắn về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong việc quản lý và sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cấp GCNQSD đất.

Bộ phận “một cửa” phải “liên thông”, phải là nơi nhận và trả kết quả, giải quyết tất cả các thủ tục hình chính liên quan đến đất đai, không để người dân đi đến nhiều phòng ban như trước đây.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong thời gian thực tập, nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cp giy chng nhn quyn s dng đất ti xã Vân Tùng, huyn Ngân Sơn, tnh Bc Kn giai đon 2010 - 2013” tại xã Vân Tùng, em rút ra một số kết luận như sau:

Xã Vân Tùng là một xã miền núi thuộc huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn cả về điều kiện tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Được sự chỉ đạo quan tâm của Huyện uỷ - HĐND và UBND huyện cùng phòng TN&MT huyện xã đã có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Xã đang cố gắng nỗ lực hoàn thành tốt công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những khó khăn và tồn tại.

Số giấy chứng nhận cấp được 2.440 trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.811, tổ chức là 1 giấy. Đất ở cấp được 629giấy

Công tác cấp GCNQSD đất, ở xã Vân Tùng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

- Đất nông nghiệp cấp được 1.811 giấy, diện tích cấp được 3.820,15 ha đạt 65,51%.

Kết quả cấp GCNQSD đất tính theo thôn, xóm thì thôn Đông Piều cấp được nhiều nhất 186 giấy và diện tích 468,9 ha chiếm 70,9% so với diện tích cần cấp.

Xóm được cấp ít nhất là thôn Nà Pài 98 giấy diện tích cấp được 187,6 ha chiếm 83,82% diện tích đất cần cấp của thôn.

Thôn cấp được với tỷ lệ cao nhất là thôn Cốc Lùng với tỷ lệ 83,99% - Đất ở cấp được 629 giấy, diện tích cấp được 42,36 ha đạt 81,76%. Kết quả cấp GCNQSD đất tính theo thôn, xóm thì Khu I cấp được nhiều nhất 103 giấy và diện tích 5,6 ha chiếm 94,92% so với diện tích cần cấp.

Thôn được cấp ít nhất là thôn Nà Lạn 15 giấy diện tích cấp được 0,99ha chiếm 80,49% diện tích đất cần cấp của thôn.

Khu I là khu cấp được với tỷ lệ cấp giấy cao nhất với tỷ lệ 94,92% diện tích cần cấp giấy của khu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2. Kiến nghị

Sau khi nghiên cứu thực trạng công tác cấp GCNQSD đất tôi có một số đề nghị nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất như sau:

Đề nghị nhà nước tạo điều kiện về kinh phí, đầu tư trang thiết bị, tin học hoá công tác cấp GCNQSD đất và hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồđịa chính.

Đề nghị UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng các phương án chỉ đạo cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành cùng tháo gỡ những khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất.

Bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ nhất là những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của ngành cho cán bộ chuyên môn cơ sở. Bên cạnh đã cần đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý đất đai và cấp GCNQSD đất ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai ngày càng cao, cũng như phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế hiện nay.

Đề nghị phòng tài nguyên và môi trường cho ý kiến chỉ đạo để UBND xã có căn cứ xử lý dứt điểm những tồn tại về đất đai của xã do lịch sử để lại, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về công tác hoàn thiện hồ sơđịa chính cho các xóm trên địa bàn xã.

Địa phương cần thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến các văn bản, pháp luật đất đai, nhất là những văn bản mới được ban hành. Cần tuyên truyền sâu rộng đến từng xóm, từng người dân trên địa bàn xã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và môi trường, năm 2005, Thông tư số 01/2005/TT - BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một sốđiều của nghịđịnh 181.

2. Bộ Tài nguyên và môi trường, năm 2007, Thông tư số 06/2007/TT - BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn thực hiện một sốđiều của nghịđịnh số 84 /2007/NĐ - CP.

3. Bộ Tài nguyên và môi trường, năm 2007, Thông tư số 09/2007/TT - BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

4. Bộ Tài nguyên và môi trường, năm 2009, Thông tư số 17/2009/TT -BTNMT ngày 21//10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2006, Quyết định số 08/2006/QĐ - BTNMT ngày 21/7/2006 hành quy định về cấp GCNQSD đất.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006, Quyết định số 08/2006/QĐ- BTNMT ngày 01/07/2006 quy định về cấp GCNQSD đất.

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2007, NĐ số 84/2007/NĐ- CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, trình tự, thủ tục bồi thường và giải quyết khiếu nại đất đai.

8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2004,Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003.

9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2004, Nghị định 188/2004/NĐ - CP ngày 19/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. 10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2004, Nghịđịnh 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. 11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2009, Nghị định số 88/NĐ - CP ngày 19/9/2009 của Chính phủ về cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

12. Nguyễn Thị Lợi, Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, 2007.

13. Nguyễn Khắc thái Sơn (2004), Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

14. Quốc hội nước CHXH Việt Nam, 1993, Luật đất đai, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội

15. Quốc hội nước CHXH Việt Nam, 2003, Luật đất đai, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội

16. UBND xã Vân Tùng (2011), Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2010. 17. UBND xã Vân Tùng (2010), Báo cáo thuyết minh quy hoạch xây dựng

Nông thôn mới xã Vân Tùng giai đoạn 2011 - 2020.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 51)