Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 29)

* Vị trí địa lý

Xã Vân Tùng là một xã miền núi nằm ở trung tâm Huyện Ngân Sơn, có diện tích đất tự nhiên 5.110 ha. Trên địa bàn xã có 770 hộ với 3.225 nhân khẩu. Nhìn chung, đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước.

Xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: - Phía Đông giáp xã Đức Vân và Thượng Quan

- Phía Bắc giáp xã Cốc Đán và Thượng Ân

- Phía Tây giáp xã Trung Hòa và thị trấn Nà Phặc

- Phía Nam giáp thị trấn Nà Phặc và xã Thượng Quan

Xã Vân Tùng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của huyện Ngân Sơn.có đường quốc lộ 3 chạy qua địa bàn xã với chiều dài hơn 12km tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu thông thương hàng hóa, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện

Là một xã có diện tích tự nhiên khá nhỏ hẹp. Tuy nhiên do dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp thu các văn bản pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế nên dẫn tới tiềm năng đất đai trên địa bàn xã chưa được khai thác có hiệu quả, việc vi phạm luật đất đai còn xảy ra nhiều.[5]

* Địa hình

Địa hình của xã là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau tương đối phức tạp: địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, bình quân 26 - 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 73,89% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 26,11%, đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối. [5]

* Khí hu

Xã Vân Tùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 20,70C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Độ ẩm không khí khá cao 83%, cao nhất vào các tháng 7,8,9,10 từ 84 -86% thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn huyện không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm. [5]

* Thy văn

Hệ thống thuỷ văn trên địa bàn xã chủ yếu là các con suối được phân bố khá dầy đặc, song hầu hết đều ngắn, lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn.

Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn xã được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình, về mùa mưa địa hình dốc lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt, gây sói mòn rửa trôi. [5]

* Các ngun tài nguyên

- Tài nguyên đất

Xã Vân Tùng nằm trong vùng địa chất có địa hình phức tạp của huyện Ngân Sơn.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 5.110 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 3.332,03 ha, chiếm 65,21% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 943,88 ha, chiếm 18,47% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 795,56 ha, chiếm 15,57% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất khu dân cư nông thôn: 38,53 ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Tài nguyên nước

- Xã Vân Tùng có nguồn nước mặt: Hệ thống khe suối trong vùng có nước quanh năm, vào mùa khô cùng với độ dốc địa hình lớn nên lưu lượng nước ít hơn, một số suối chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô hầu như không có. Vì vậy, khai thác nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần phải có sự đầu tư lớn.

- Tài nguyên rng

Theo kết quả kiểm kê 01/01/2010, xã có 2.974,86 ha đất lâm nghiệp. Hiện nay phần lớn diện tích rừng đã được giao cho lâm trường, người dân dưới sự hỗ trợ, quản lý chung của kiểm lâm huyện đã và đang khai thác tốt tiềm năng và chất lượng các loại gỗ góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.

- Tài nguyên Khoáng sn

Trên địa bàn xã chỉ có một số loại khoáng sản như: Đất sét ở Cốc Toòng, đá vôi ở Lũng Phải, vàng ở Bằng Khẩu. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vì vậy cần phải có những biện pháp phù hợp trong quá trình khai thác và quản lý.

- Tài nguyên nhân văn

Vân Tùng là xã có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, hiện nay có các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh.... Cộng đồng các dân tộc trong xã với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Đời sống văn hoá đều được người dân quan tâm phát triển gìn giữ bản sắc văn hoá của từng thôn bản.[5]

.* Nhận xét chung

Xã Vân Tùng nằm ở vị trí có tuyến đường Quốc lộ 3 chạy qua đã tạo nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù đồng thời giúp xã tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Địa hình của xã là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau tương đối phức tạp: địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)