Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 27)

- Được sử dụng để phân tích các số liệu sơ cấp để từ đã tìm ra những yếu tốđặc trưng tác động đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã giai đoạn 2011 - 2013.

- Tổng hợp số liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập trong quá trình thực tập. Trên cơ sở đã tiến hành tổng hợp các số liệu theo chỉ tiêu nhất định để khái quát kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã giai đoạn 2011 - 2013.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả đánh giá tình hình cơ bản của xã Vân Tùng

4.1.1 Điu kin t nhiên * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý

Xã Vân Tùng là một xã miền núi nằm ở trung tâm Huyện Ngân Sơn, có diện tích đất tự nhiên 5.110 ha. Trên địa bàn xã có 770 hộ với 3.225 nhân khẩu. Nhìn chung, đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước.

Xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: - Phía Đông giáp xã Đức Vân và Thượng Quan

- Phía Bắc giáp xã Cốc Đán và Thượng Ân

- Phía Tây giáp xã Trung Hòa và thị trấn Nà Phặc

- Phía Nam giáp thị trấn Nà Phặc và xã Thượng Quan

Xã Vân Tùng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của huyện Ngân Sơn.có đường quốc lộ 3 chạy qua địa bàn xã với chiều dài hơn 12km tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu thông thương hàng hóa, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện

Là một xã có diện tích tự nhiên khá nhỏ hẹp. Tuy nhiên do dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp thu các văn bản pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế nên dẫn tới tiềm năng đất đai trên địa bàn xã chưa được khai thác có hiệu quả, việc vi phạm luật đất đai còn xảy ra nhiều.[5]

* Địa hình

Địa hình của xã là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau tương đối phức tạp: địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, bình quân 26 - 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 73,89% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 26,11%, đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối. [5]

* Khí hu

Xã Vân Tùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 20,70C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Độ ẩm không khí khá cao 83%, cao nhất vào các tháng 7,8,9,10 từ 84 -86% thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn huyện không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm. [5]

* Thy văn

Hệ thống thuỷ văn trên địa bàn xã chủ yếu là các con suối được phân bố khá dầy đặc, song hầu hết đều ngắn, lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn.

Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn xã được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình, về mùa mưa địa hình dốc lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt, gây sói mòn rửa trôi. [5]

* Các ngun tài nguyên

- Tài nguyên đất

Xã Vân Tùng nằm trong vùng địa chất có địa hình phức tạp của huyện Ngân Sơn.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 5.110 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 3.332,03 ha, chiếm 65,21% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 943,88 ha, chiếm 18,47% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 795,56 ha, chiếm 15,57% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất khu dân cư nông thôn: 38,53 ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Tài nguyên nước

- Xã Vân Tùng có nguồn nước mặt: Hệ thống khe suối trong vùng có nước quanh năm, vào mùa khô cùng với độ dốc địa hình lớn nên lưu lượng nước ít hơn, một số suối chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô hầu như không có. Vì vậy, khai thác nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần phải có sự đầu tư lớn.

- Tài nguyên rng

Theo kết quả kiểm kê 01/01/2010, xã có 2.974,86 ha đất lâm nghiệp. Hiện nay phần lớn diện tích rừng đã được giao cho lâm trường, người dân dưới sự hỗ trợ, quản lý chung của kiểm lâm huyện đã và đang khai thác tốt tiềm năng và chất lượng các loại gỗ góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.

- Tài nguyên Khoáng sn

Trên địa bàn xã chỉ có một số loại khoáng sản như: Đất sét ở Cốc Toòng, đá vôi ở Lũng Phải, vàng ở Bằng Khẩu. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vì vậy cần phải có những biện pháp phù hợp trong quá trình khai thác và quản lý.

- Tài nguyên nhân văn

Vân Tùng là xã có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, hiện nay có các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh.... Cộng đồng các dân tộc trong xã với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Đời sống văn hoá đều được người dân quan tâm phát triển gìn giữ bản sắc văn hoá của từng thôn bản.[5]

.* Nhận xét chung

Xã Vân Tùng nằm ở vị trí có tuyến đường Quốc lộ 3 chạy qua đã tạo nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù đồng thời giúp xã tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Địa hình của xã là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau tương đối phức tạp: địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi * Dân s, lao động và vic làm * Dân s, lao động và vic làm

- Dân số năm 2011: Tổng số hộ: 770 hộ, số nhân khẩu: 3.225 khẩu trong đó nữ là: 1.450 người, nam là 1.775 người. Trên địa bàn xã có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Tày, Nùng, Dao và Hoa, dân số của xã được phân bố 14 thôn, bản gồm các dân tộc chính như sau:

+ Dân tộc Kinh: 255 người, chiếm 3,52% + Dân tộc Tày: 775 người, chiếm 26,64% + Dân tộc Nùng: 1.130 người, chiếm 38,4%

+ Dân tộc Dao: 750 người, chiếm 23,46% + Dân tộc Hoa: 345 người, chiếm 7,51%

- Lao động trên địa bàn xã đa số có trình độ thấp, số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 10%). Chính vì vậy mà hiệu quả chưa cao, thu nhập của người dân còn thấp. [6]

- Cơ cấu lao động chia theo ngành ; + Nông lâm ngư nghiệp chiếm: 88,89% + Ngành nghề khác: 16,6%

Bảng 4.1. Tình hình phân bố dân cư xã Vân Tùng

STT Thôn, xóm Dân số Số hộ Số người Đất ở (ha) 1 Khu 1 110 442 4,20 2 Khu 2 110 432 5,35 3 Khu phố 108 458 4,60 4 Bản Súng 74 308 3,70 5 Bản Liềng 68 281 4,80 6 Nà Ké 11 56 3,50 7 Đông Piều 42 165 2,50 8 Cốc Lùng 40 188 3,30 9 Đèo Gió 55 235 3,80 10 Nà Lạn 52 214 3,30 11 Nà Pài 31 135 2,20 12 Nà Sáng 32 132 2,80 13 Nà Bốc 37 179 2,31 Tổng toàn xã 770 3.225 38,53

(Nguồn: UBND xã Vân Tùng) * Giáo dc y tế văn hóa

- Giáo dục: xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông với trang thiết bị đầy đủ phục vụ học tập.

- Y tế: Thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia. Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt 100%

- Văn hóa - Xã hội: Phong trào hoạt động văn hóa, thể thao của xã hàng năm được tổ chức lành mạnh, công tác tuyên truyền, treo cờ, khẩu hiệu kỉ niệm các ngày lễ lớn được hưởng ứng rất nhiệt tình. Tổ chức tuyên truyền tài liệu giáo dục đời sống gia đình, luật phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới,...

- Bưu điện - viễn thông: Trên địa bàn xã có điểm bưu điện văn hóa xã, đặt tại Khu Phố; diện tích khuôn viên 220 m2, diện tích xây dựng 180 m2. [6]

* Thc trng phát trin cơ s h tng

- Công trình công cộng

- Trường mầm Non: vị trí tại khu II tổng diện tích 1.114m2, diện tích xây dựng 360m2, có 5 phòng học tổng diện tích 360m2, có sân chơi cho học sinh, cơ sở vật chất còn tốt.

- Trường tiểu Học: vị trí tại khu I tổng diện tích 6.872m2, diện tích xây dựng 2.072m2, 13 phòng học với tổng diện tích 450m2

- Trường trung học phổ thông: vị trí tại khu I tổng diện tích 8.750m2, diện tích xây dựng 3.220m2, với 21 phòng học với tổng diện tích 560m2.

- Trường trung học cơ sở:vị trí tại khu I tổng diện tích 7.609m2,diện tích xây dựng 240m2, có 8 phòng học, 1 phòng chức năng diện tích 45m2.

- Trụ sở ủy ban nhân dân xã: vị trí tại khu I tổng diện tích 2.500m2, diện tích xây dựng 1.500m2, có 15 phòng làm việc.

- Văn hóa:Trong những năm qua xã vân tùng đã đạt được các thành tựu về văn hóa đáng kể như:

- Có 1/13 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh, 1 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện. 4 khu dân cư tiên tiến

- Số hộđạt đạt gia đình văn hóa là 509 hộ, chiếm 66,1% số hộ toàn xã. - Dịch vụ thương mại: xã có chợđặt tại khu phố

Chợ có tổng diện tích khuôn viên 1.450 m2, hiện đã xuống cấp cần đầu tư làm làm mới lại.

- Trạm y tế: đặt tại khu I tổng diện tích 2.500m2, diện tích xây dựng 1.500m2, có 7 phòng bệnh với tổng diện tích 120m2. Có 3 giường bệnh.

- Nhà ở và khu dân cư nông thôn: Toàn xã hiện có 780 ngôi nhà, trong đó số nhà tạm là 155 nhà, số nhà kiên cố và bán kiên cố 248 nhà, số nhà cần nâng cấp sửa chữa 377 nhà. [6].

- Hạ tầng, kỹ thuật và môi trường

- Giao thông đối ngoại: Xã có đường quốc lộ 3 đi qua, chiều dài 15km; nền đường 9,0m, lề đường mỗi bên 1,5m, lòng đường 6m, mặt đường trải nhựa chất lượng tốt.

Bảng 4.2. Hiện trạng và đánh giá giao thông xã Vân Tùng

TT Tên đường Chiều dài (km) Nền đường (m) Kết cấu Đánh giá I Đường Tỉnh(liên tỉnh) 1 Đường quốc lộ 3 11,80 7 Đường nhựa Tốt II Đường Xã(liên xã) 14,50

1 Vân Tùng - Thượng Quan 8,00 5 Đường nhựa Tốt

2 Vân Tùng - Cốc Đán 6,50 5 Cấp phối Xuống cấp

III Đường Liên Thôn 13,00

1 Nà Lạn -Nà Pài 1,50 5 Cấp phối Xuống cấp

2 Nà Sáng - Nà Bốc 2,00 4 Cấp phối Xuống cấp

3 Đông piều - Nà Ké 3,00 4 Cấp phối Xuống cấp

4 Đông Piều - Bn Liềng 4,00 4 Cấp phối Xuống cấp

IV Đường Trục Chính Thôn

1 Đường từ cổng trường mần non lên

bãi sạt - nhà ông mộc 0,80 2,0 Đường đất Xuống cấp

2 Đường từ chân dốc 9độ - khoang

tàng 1,00 2,0 Đường đất Xuống cấp

3 Nhà ông Luận - nghĩa trang Lâm

Trường 0,30 2,50 Bê tông Tốt

4 Đường xuống nhà họp thôn 1,00 3,00 Bê tông Tốt

5 Nà Pẻn - Bản Liềng -Nà thỏ 1,30 1,80 Bê tông Tốt

6 Nà Thỏ - Nà Còi 0,15 2,50 Đường đất Xuống cấp

8 Từ pác Khuổi Khương - nhà ông

Bằng 2,00 2,50 Đường đất Xuống cấp

9 Vân Tùng Thị Quan - nhà ông Nhật 1,00 2,50 Đường đất Xuống cấp

10 Từ nhà ông Lương - nhà ông Slong 0,30 2,50 Đường đất Xuống cấp

11 Từ nhà ông Thoong - nhà ông Nhất 0,50 2,50 Đường đất Xuống cấp

12 Dưới nhà ông thoong - nhà ông

Quỳnh 2,00 2,50 Đường đất Xuống cấp

13 Từđường rẽ EU - bờ suối 0,30 2,50 Đường đất Xuống cấp

14 Tiếp giáp đường EU - nhà ông

Khang 4,00 2,50 Đường đất Xuống cấp

15 Đường cái cấp 4 - phe Bung 2,00 2,50 Đường đất Xuống cấp

16 Từủy ban xã đến cuối thôn Khau

Slạo 4,00 2,50 Đường đất Xuống cấp

V Đường Trục Chính Nội Đồng

1 Bản Nà Súng 1,00 0,80 Đường đất Xuống cấp

2 Bản Cốc Lùng 0,50 0,50 Đường đất Xuống cấp

3 Nhà ông Minh - Sùi Cang 0,70 1,00 Đường đất Xuống cấp

4 Đường cái cấp 4 - Nà Lạn 0,80 0,80 Đường đất Xuống cấp

5 Đường cái cấp 4 - Kéo Sạo 0,30 0,50 Đường đất Xuống cấp

6 Từ cầu treo - ruộng Hin Tẳng 1,00 1,00 Đường đất Xuống cấp

7 Từ nhà họp thôn - ruộng rẽ lên nhà

ông Đoàn 800 2,5 Đường đất Xuống cấp

8 Từ cầu treo - lớp mẫu giáo 3,00 0,50 Đường đất Xuống cấp

9 Nhà ông Hòa - phiêng Sân 1,50 1,20 Đường đất Xuống cấp

10 Từ Phia Khao - Cốc Lầy 0,50 0,80 Đường đất Xuống cấp

11 Từ bản con sang Nà Gờm (Pù Mò) 0,50 1,00 Đường đất Xuống cấp

(Nguồn:UBND xã Vân Tùng)

* Hệ thống thuỷ lợi

- Hệ thống kênh, mương thủy lợi trên địa bàn xã có tổng độ dài 89,44km bao gồm:

Bảng 4.3. Hiện trạng và đánh giá hệ thống kênh xã Vân Tùng

TT Tên Tuyến Kênh Chiều dài

(km) Kết cấu Đánh giá I Do tỉnh Quản Lý

1 Kênh Nà Lẹng 0,30 Bê tông Xuống cấp

2 Đập Kênh Phai Lài 6,00 Bê tông Xuống cấp

3 Đập Kênh Nà Nghè 2,00 Bê tông Xuống cấp

4 Cuối mương Phai Lai - nhà họp thôn 0,50 Kênh đất Xuống cấp

5 Kênh ra ruộng Cốc Phường 3,00 Bê tông Xuống cấp

6 Đập Kênh Nà Điếu 1,00 Kênh Bêtông Xuống cấp

7 Đập Kênh Cốc Lùng 0,50 Bê tông Xuống cấp

8 Đập Kênh Nà Lẹng 2,50 Bê tông Xuống cấp

9 Đập Kênh Nà Pài 2,00 Bê tông Xuống cấp

10 Đập Kênh Đèo Gió 3,50 Bê tông Xuống cấp

11 Đập Kênh Bản Súng 0,49 Bê tông Xuống cấp

12 Đập Kênh Nà Ké 0,90 Bê tông Xuống cấp

II Các tuyến kênh do Xã quản lý

1 Kênh Nà Tà 0,50 Bê tông Xuống cấp

2 Đập Kênh Khuổi Khương 1,50 Bê tông Xuống cấp

3 Mương Nà Kiêng 0,50 Bê tông Xuống cấp

4 Kênh Pù Mò Kon 0,50 Kênh đất Xuống cấp

5 Kênh Cốc Bó 0,50 Kênh đất Xuống cấp

6 Kênh Khuổi Nọi - Cốc Phát 3,00 Kênh đất Xuống cấp

7 Kênh Mương Nà Quản 0,50 Bê tông Xuống cấp

8 Mương Tàng Vài 1,00 Bê tông Xuống cấp

9 Mương Nà Thỏ A 3,00 Bê tông Xuống cấp

10 Mương Nà Pẻn 0,30 Kênh đất Xuống cấp

11 Mương Nà Phéc 0,50 Kênh đất Xuống cấp

12 Đập Kênh Nà Thỏ B 0,20 Kênh đất Xuống cấp

13 Mương Phia Khao 0,30 Kênh đất Xuống cấp

TT Tên Tuyến Kênh Chiều dài

(km) Kết cấu Đánh giá

15 Mương Suối Khang 0,50 Kênh đất Xuống cấp

16 Mương Lũng Pục 0,30 Kênh đất Xuống cấp

17 Mương Pẩu Lườn 0,50 Kênh đất Xuống cấp

18 Mương Phiêng Sân 1 0,20 Kênh đất Xuống cấp

19 Mương Phiêng Sân 2 0,30 Kênh đất Xuống cấp

20 Mương Tẩu Lường 6,00 Kênh đất Xuống cấp

21 Mương Nà Điếu 3,00 Kênh đất Xuống cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)