Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Phát Thành Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phát Thành (Trang 27)

- SAP2000, SAP 2002 Và các phần mềm khác,…

3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Phát Thành Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý

Giám đốc Phó giám đốc phụ trách kinh tế Phó giám đốc phụ trách kế hoạch tiếp thị Phó giám đốc phụ trách dự án Phó giám đốc kĩ thuật Phòng kĩ thuật thi công cơ điện

Phòng kế toán tài chính Phòng dự án, đấu thầu Phòng hành chính Phòng kế hoạch

(Nguồn: Phòng Hành chính)

* Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gồm có: Giám đốc, 4 phó giám đốc, các phòng ban chức năng và các đội trực thuộc.

Đứng đầu công ty là giám đốc công ty chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đại diện pháp nhân của công ty trước pháp, luật đại diện quyền lợi của toàn bộ công nhân viên toàn công ty đồng thời cùng với trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.

Giúp việc cho giám đốc là bốn phó giám đốc: + Phó giám đốc phụ trách kinh tế

+ Phó giám đốc phụ trách kế hoạch tiếp thị. + Phó giám đốc phụ trách dự án

+ Phó giám đốc kỹ thuật

Các phòng chức năng công ty có trách nhiệm hướng dẫn đôn đốc thực hiện thi công, đảm bảo chất lượng công trình, lập và kiểm tra các định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ quản lý của công ty. Đồng thời lập kế hoạch nghiên

cứu thị trường, tìm bạn hàng cung cấp thông tin số liệu, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh giúp đốc có biện pháp quản lý thích hợp. Mặt khác giải quyết mọi công tác liên quan đến nhân sự, chính sách lao động tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Dưới đây là các phòng ban trong công ty và nhiệm vụ chủ yếu của từng phòng.

Phòng kỹ thuật thi công, cơ điện: Có nhiệm vụ giám sát chất lượng mỹ

thuật, an toàn, tiến độ thi công các công trình của toàn công ty. Tham gia nghiên cứu tính toán các công trình đấu thầu, khảo sát, thiết kế, tính khối lượng sửa chữa nâng cấp các công trình nội bộ. Theo dõi số lượng, chất lượng toàn bộ thiết bị. Thu thập thông tin và phổ biến các quy trình quy phạm mới. Chủ trì xem xét sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tổ chức hướng dẫn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của phòng với đơn vị trực thuộc.

Phòng Kế toán Tài chính: Có bốn nhiệm vụ chính

+ Nhiệm vụ công tác Tài chính tham mưa cho lãnh đạo thực hiện quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài sản, … thực hiện công tác đầu tư liên doanh, liên kết thực hiện quyền chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản. Thực hiện trích lập và sử dụng các quỹ của công ty theo quy định của Nhà nước.

+ Nhiệm vụ công tác Thống kê: Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán thống kê phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh của công ty.

+ Nhiệm vụ giúp Giám đốc soạn thảo hợp đồng giao khoán chi phí sản xuất cho các đơn vị trực thuộc và xây dựng quy chế phân cấp về công tác tài chính kế toán của công ty cho các đơn vị.

+ Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát.

Phòng Kế hoạch: Với ba nhiệm vụ chính

+ Công tác kế hoạch gồm lập kế hoạch, giao kế hoạch triển khai, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.

+ Công tác vật tư gồm xác định mặt bằng giá chuẩn cho từng loại vật liệu ở từng thời điểm, tìm nguồn hàng, kiểm tra giám sát việc quản lý vật liệu.

+ Công tác tiếp thị: thường xuyên quan hệ cơ quan cấp trên các cơ quan hữu quan, khách hàng,...

Phòng quản lý dự án và đấu thầu: có nhiệm vụ tính toán khối lượng

các công trình. Lập tổng dự toán thi công các công trình. Phối hợp với phòng kế toán tài chính thống kê, phòng kế hoạch và các đơn vị trực thuộc, thực hiện công tác thanh quyết toán thu hồi vốn đối với A.

Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác hành chính

quản trị, văn thư và đời sống y tế.

Dưới là các đội xây dựng, sản xuất và xây lắp trực thuộc lại phân ra thành các bộ phận chức năng: kỹ thuật, tài vụ, lao động tiền lương, an toàn, các đội sản xuất. Trong các đội sản xuất phân ra thành các tổ sản xuất chuyên môn hoá.

Mối quan hệ giữa các bộ phấn cấu thành của bộ máy quản lý thể hiện mối quan hệ trực tuyến giữa cấp trên với cấp dưới, ngoài ra là quan hệ chức năng giữa các phòng ban với giám đốc công ty với các đơn vị trực thuộc. Sự lệ thuộc đó nhằm mục đích thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận góp phần đảm bảo quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty thực hiện đồng bộ có hiệu quả.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phát Thành (Trang 27)