Trên cơ sở tìm hiểu về hiện trạng cũng như diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại sông Cầu. Khóa luận đưa ra một số biện pháp kỹ thuật góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước sông như sau:
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tại nguồn
+ Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, máy móc cũ, lạc hậu. Thay đổi nguyên, vật liệu sản xuất sạch hơn và thân thiện với môi trường.
+Tăng cường tái sử dụng, tái chế nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên liệu; giảm lượng chất thải phát sinh; tăng thu nhập và hướng đến mục đích chung là phát triển bền vững.
- Thu gom và xử lý nước thải
+ Nước thải có từ rất nhiều nguồn khác nhau: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp…do đó cần phải có những biện pháp thu gom dẫn nước thải tập trung về một địa điểm để xử lý trước khi xả thải
vào sông Cầu kết hợp với việc xử lý bề mặt và nạo vét thường xuyên để cải thiện CLN cho từng đoạn sông.
+ Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị tập trung đông dân cư, các KCN .
+ Thu gom nước thải sinh hoạt, xử lý lượng nước thải hàng ngày nhằm cải thiện vệ sinh môi trường cho khu vực trung tâm tập trung đông dân cư.
- Xây dựng hệ thống trạm quan trắc: hệ thống quan trắc môi trường LVS là công cụ, phương tiện quản lý tổng hợp môi trường LVS một cách hữu hiệu.
Để phục vụ cho chương trình quan trắc cần xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc môi trường trong lưu vực và bộ các thông số môi trường và tần suất cần quan trắc.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian làm khóa luận tốt nghiệp và thực tập tại Chi cục Bảo vệ
Môi trường và đi khảo sát thực địa, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề
tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua thị xã
Bắc Kạn và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ”. Người thực hiện đề
tài đã rút ra một số kết luận sau:
- Thị xã Bắc Kạn là một trung tâm kinh tế - xã hội do vậy quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái, cộng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao đã làm cho tình hình ô nhiễm môi trường trong tỉnh ngày càng tăng.
- Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước sông Cầu : do hoạt động sản xuất công nghiệp như: công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng; do hoạt động sản xuất nông nghiệp; nước thải sinh hoạt chưa được xử lý hoặc xử
lý chưa triệt để; chất thải rắn; nước thải từ các cơ sở y tế. Tất cả các tác động
đó đã ảnh hưởng xấu CLN của sông Cầu đặc biệt đoạn chảy qua trung tâm thị
xã Bắc kạn.
- Những tác động bất lợi đến môi trường nước cần phải có các giải pháp để khắc phục bao gồm: giải pháp công trình và giải pháp phi công trình. Giải pháp phi công trình phải kể đến các chính sách quản lý, kiểm soát ô nhiễm, tuyên truyền giáo dục.Giải pháp công trình: giảm thiểu tại nguồn, thu gom xử lý nước thải, xây dựng mạng lưới quan trắc trên lưu vực sông.
5.2. Kiến nghị
tỉnh Bắc Kạn, có một số kiến nghị như sau:
* Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về bảo vệ môi trường.
- Đầu tư xây dựng một số trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh đểđánh giá chất lượng môi trường thường xuyên, liên tục.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị quan trắc môi trường bảo đảm tính
đồng bộ, tiên tiến và hiện đại. Tổ chức các lớp tập huấn về công tác quan trắc môi trường như: Kỹ năng lấy mẫu, phân tích mẫu, an toàn lao động, quản lý, phân tích dữ liệu, hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc môi trường.
* Đối với người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Người dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần được học tập về Luật bảo vệ môi trường và Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Cần tích cực tăng cường biện pháp quản lý và xử lí các nguồn thải từ các nhà máy, khu dân cư, khu đô thị,…trước khi thải ra môi trường xung quanh.
- Quản lý các công trình khai thác nước. Cần xử phạt nghiêm minh các
đơn vị khai thác nước không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Cần giáo dục cho người dân về việc bảo vệ môi trường nước, hạn chế
thải các chất thải xuống sông, suối, ao, hồ.
- Cần có biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước mặt, tránh khai thác ồạt gây lãng phí, cần đề ra phương án sử dụng nguồn nước lâu dài.
- Người dân cần được học tập các quy định pháp luật về quản lý và sử
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Lan Anh (2002), “Nước và môi trường” Tạp chí Thông tin khoa học công
nghệ nông nghiệp,
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA
(1/2010), Báo cáo tổng kết Nghiên cứu quản lý môi trường nước các lưu vực sông Việt Nam, Hà Nội.
3. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (12/2010), Báo cáo giữa kỳ
Nghiêm cứu quản lý môi trường đô thị Việt Nam, Hà Nội.
4. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn(2013), Số liệu quan trắc các chỉ
tiêu môi trường nước sông Cầu tỉnh Bắc Kạn.
5. Hoàng Văn Hùng, 2009, Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái nguyên.
6. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Lợi (2006), Bài giảng Khoa học môi trường đại cương,
Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
8. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ
môi trường 2005, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
9. Kỳ Sơn, (2011), Báo động đỏ ô nhiễm nguồn nước, Cục quản lý tài
nguyên nước Website: dwrm.gov.vn
10.Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB
khoa học – kỹ thuật, Hà Nội.
11.Tổng cục môi trường, Quyết định 879/QĐ-TCMT,ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.
12.Tổng cục môi trường, Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước- Ban hành kèm theo Quyết định 879/QĐ-TCMT, ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường.
13.Tổng cục môi trường, Trung tâm quan trắc, Phương pháp tính toán chỉ số
chất lượng nước (WQI ) áp dụng cho các lưu vực sông Việt Nam.
14.TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải.
15.UBND tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2013,Mục tiêu,nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của tỉnh Bắc Kạn.
16.UBND tỉnh Bắc Kạn 2006, Báo cáo Đánh giá tác động môi trường chiến lược Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng 2006 - 2020.
17.QCVN 08 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt.
18.QCVN14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
II. Tiếng Anh
19.Andrew D. Eaton (2009), water-scarcity-and-global-warming
20.Lenore S. Clescerl (1995), Standard Menthod for the Examination of
Water and Wastewater,Publisher American Public Health Association.
21.Tyson, J. M. and House M.A (1989). The application of a water quality
Index to river management. Water Science & Technology 21: 1149-