Phương pháp quan trắc lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua thị xã Bắc Kạn và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 31)

nghiệm

- Việc quan trắc ,lấy mẫu được tiến hành theo kế hoạch quan trắc định kỳ hằng năm của Sở Tài Nguyên và Môi Trường.

* Các chỉ tiêu quan trắc mang tính đặc thù gây ô nhiễm lưu vực sông Cầu : Nitrit(NO2-) ,Amoni(NH4+) ,TSS , hàm lượng kim loại nặng,dầu mỡ, Coliform.

* Thời gian lấy mẫu : được tiến hành lấy theo định kỳ 2 tháng/lần .Tuy nhiên do thời gian có hạn nên trong thời gian thực tập tốt nghiệp , tôi chỉ lấy mẫu nước và tiến hành phân tích trong tháng 12 năm 2014.

* Dụng cụ lấy mẫu : thiết bị lấy mẫu là các chai định lượng,xô, chậu,bình định mức .mẫu được tiến hành lấy ở 3 địa điểm khác nhau trên lưu vực sông.

* Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu được thực hiện theo TCVN 5996:1995. Cụ thể ,đối với từng chỉ tiêu và cách bảo quản khác nhau:

+ BOD được bảo quản bằng dung dịch H2SO4 + COD được bảo quản lạnh

+ TSS được bảo quản lạnh

Sau khi được bảo quản tại chỗ lấy mẫu nước ,mẫu nước được đưa về

phòng thí nghiệm của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường để tiến hành phân tích.Từ đó tổng hợp ,so sánh số liệu thu thập cộng kết quả phân tích với QCVN để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt sông Cầu trên địa bàn thị xã Bắc Kạn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.

Bảng 3.1 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích

Stt Tên chỉ tiêu Phương pháp Đơn vị

QCVN 08:2008/ BTNMT(B1) 1 PH TCVN 6492:1999 - 5.5-9 2 DO TCVN 7325:2004 mg/l ≥4 3 BOD5 TCVN 6001-1-2008 mg/l 15 4 COD TCVN 6491:1999 mg/l 30 5 TSS TCVN 6625:2000 mg/l 50 6 Amoni T80+,Mỹ mg/l 0,5 7 Nitrit(NO2-) TCVN 6178:1996 mg/l 0,04 8 Sắt (Fe) Analyst 400 mg/l 1,5 9 Đồng (Cu) TCVN 6193:1996 mg/l 0,5 10 Chì (Pb) TCVN 6193:1996 Mg/l 0,05

( Nguồn:trung tâm quan trắc Môi trường tỉnh Bắc Kạn )

Chú thích: B1 dùng cho mục đích tưới tiêu hoăc thủy lợi.

- SMEWW : phương pháp quốc tế

- TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam

* Trang thiết bị phục vụ cho việc phân tích :

- PH :Được đo trực tiếp tại nơi lấy mẫu bằng máy đo PH metter. - DO : Được đo trực tiếp tại nơi lấy mẫu bằng phương pháp đầu đo điện hóa. - BOD5 :Được xác định bằng phương pháp cấy và pha loãng .lấy 2 chai nước đựng đầy mẫu ,một chai dung để phân tích ngay lượng oxy hoà tan (DO) chai còn lại trung hòa mẫu nước cần phân tích và pha loãng bằng những lượng khác nhau của một loại nước pha loãng giàu oxy hòa tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí .Ủ ở nhiệt độ xác định trong một thời gian xác định 5 ngày

ở chỗ tối trong bình hoàn toàn đầy và nút kín.Xác định lượng oxy hòa tan sau 5 ngày ủ (DO5).

BOD5 = DOo – DO5

- COD: Tác nhân oxy hóa học Dicromat Kali (K2Cr2O7) để xác định

chỉ số COD bằng tác nhân oxy hóa học Dicromat Kali (K2Cr2O7) cho kết quả sau 3 giờ.

- TSS : Phương pháp lọc qua cái sợi lọc thủy tinh.thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm :

+ Thiết bị dùng để lọc chân không. + Cái lọc sợi thủy tinh borosilicate. + Tủ sấy

+ Cân phân tích. + Giá sấy.

- Cách xác định Pb : phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử Dithizon. Thiết bị dùng để phân tích ;

+ Tất cả các dụng cụ thủy tinh kể cả bình đựng mẫu . + Phổ kế, lăng kính hoặc loại vỉ Grating .

+ Cuvet với chiều dài quang học nhỏ nhất là 10 mm. + Màng lọc.

- Cách xác định NO2-

Tất cả các chỉ tiêu đều được phân tích tại phòng thí nghiệm của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bắc Kạn Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.5. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình ,dự án trước đây thuộc lưu vực Sông Cầu phục vụ cho công tác nghiên cứu của khóa luận.

- Số liệu quan trắc môi trường nước Sông Cầu năm 2013 - Báo các hiện trạng môi trường tỉnh Bắc kạn năm 2013

3.4.6. Phương pháp so sánh và đánh giá

So sánh các số liệu thu thập và các số liệu phân tích với QCVN08 :2008/BTNMT: Quy chuẩn về chất lượng môi trường nước mặt , từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá.

3.4.7. Phương pháp xử lý số liệu

Các kết quả thu thập được thống kê thành các bảng ,sơ đồ,hiệu chỉnh hợp lý và đưa vào báo cáo chủ yếu sử dụng 2 phần mềm Microsoft Word để

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH của thị xã Bắc Kạn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Bắc Kạn là trung tâm của tỉnh Bắc Kạn với Địa giới hành chính của thị xã như sau :

Phía Bắc, đông bắc và phía tây giáp với huyện Bạch Thông Phía nam, đông nam, tây nam giáp với huyện Chợ Mới

Hình 1.1. Bản đồ địa chính 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị xã Bắc Kạn có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồm nhiều dạng địa hình như: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ,thủy văn.

Thị xã Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 22,50C, tháng 2 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 15,70C, tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ khoảng 280C. Do địa hình phức tạp nên đã hình thành các vùng tiểu khí hậu khác nhau, nhìn chung khí hậu của Bắc Kạn tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng.

Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông Bắc về mùa Đông. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1400-1900 mm, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 2, mùa mưa từ tháng 2 đến tháng 9 chiếm khoảng 75-80% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm không khí trung bình 82-85%.

- Độẩm không khí:

Độẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82,5%

Độẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất: 87%

Độẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất: 78%

Lượng mưa.

Lượng mưa trung bình trong năm và chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa trùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với 85% - 90% lượng mưa cả năm. Thời gian còn lại là mùa khô ít mưa. Trong mùa mưa có những tháng có thể có tới gần 20 ngày có mưa. Mùa khô ít mưathì lượng mưa không đáng kể, hoặc chỉ là mưa phùn.

Bảng 1.1 Lượng mưa trung bình tháng năm 2012 Lượng mưa trung bình tháng (mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giá

trị 51,4 4,5 17,3 54,1 167,2 135,4 355,3 245,1 146,5 30,2 21,0 23,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2012)

Mưa có tác dụng làm sạch không khí và pha loãng chất thải lỏng. Các hạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tốc độ gió và hướng gió:

Bảng 1.2 Tốc độ gió trung bình tháng năm 2012

Tốc độ gió trung bình tháng (m/s)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giá trị 2,8 2,8 2,7 3,2 2,9 2,5 2,3 2,1 2,4 2,2 2,3 2,5

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2012)

* Nắng và bức xạ mặt trời

Bảng1.3 Số giờ nắng trung bình tháng năm 2012 Số giờ nắng trung bình tháng (giờ)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giá trị 16 25 51 151 171 106 165 210 138 126 79 45

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2012)

Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến

đổi các chất ô nhiễm.

Thủy văn.

Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với 2 mạch vòng cung lớn, nên là khởi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lưới khá dày đặc và chảy theo những hướng khác nhau. Ngoài sông Cầu, trong lưu vực còn có khoảng trên 30

nhánh suối lớn nhỏ chảy vào sông chính trong đó có những nhánh suối lớn có chiều dài hàng chục km.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên là 485.941,00 ha, trong đó đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 413.044 ha chiếm 85%, đất phi nông nghiệp là 21.195 ha chiếm 4,35% và đất chưa sử dụng là 51.738 ha chiếm 10,65%. Nhìn chung đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dầy, có lượng bùn cao, thích hợp cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên ở một số nơi như

Ngân Sơn, Bạch Thông do lớp thảm thực vật bị mất trong nhiều năm nên đất bị sói mòn, thoái hoá làm cho tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, khô cằn.

*Tài nguyên nước

Các hệ thống suối lớn, nhỏ khá nhiều, song đa phần nhỏ và ngắn, phần lớn nằm ở thượng nguồn nên nhiều thác ghềnh. Mùa khô các con suối thường cạn nước, nhưng mùa mưa nước lại dồn về rất nhanh nên thường gây nên lũ quét ở miền núi. Nguồn nước tương đối phong phú nhất là nước mặt (khoảng 3,2 tỷ m3, hàng năm tiếp nhận 2 - 2,5 tỷ m3 nước mưa). Hiện nay việc khai thác tài nguyên nước mới chỉ dừng lại ở mức tự nhiên là chính, chưa có giải pháp khai thác tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Trong tương lai cần đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để hạn chế dòng chảy chống lũ lụt, xói mòn, rửa trôi, xây dựng các phai, đập, hồ chứa nước cho sinh hoạt và sản xuất nhằm khai thác hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên nước của tỉnh.

Nguồn tài nguyên nước dưới đất hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào điều tra, thăm dò đầy đủ về trữ lượng nước ngầm mà chủ yếu các hướng nghiên cứu, thăm dò tập trung vào giải quyết việc cung cấp nước tại chỗ cho các cơ sở, xí nghiệp, công sở… Với qui mô nhỏ

Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ, trữ lượng nước dưới đất trên địa bànthị

xã Bắc Kạn là khá lớn, ở tất cả các huyện lỵđều đã có ít nhất một công trình khoan khai thác nước ngầm với chất lượng nước khá tốt, lưu lượng có khác nhau nhưng nhìn chung là rất giàu, đủ cung cấp tại chỗ.

* Tài nguyên rừng

Toàn tỉnh có khoảng 387.795,1 ha rừng, độ che phủđạt 57,5% (năm 2010), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 229.038,9 ha và rừng trồng 59.109,7 ha. Rừng đặc dụng có 25.582 ha gồm vườn quốc gia Ba Bể, 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Kim Hỷ và Nam Xuân Lạc; Rừng phòng hộ là 93.967,6 ha thuộc đầu nguồn của hệ thống sông suối; Rừng sản xuất là 268.245,6 ha phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh.

Tuy nhiên theo quy hoạch lâm nghiệp, tỉnh Bắc Kạn còn 99.646,5 ha là đất chưa có rừng. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng kém chất lượng có thể xem xét cải tạo trồng rừng nguyên liệu khoảng 158 nghìn ha.

*Tài nguyên khoáng sản

Trên cơ sở tài liệu lập bản đồđịa chất 1/50.000, tài liệu điều tra đánh giá, thăm dò khoáng sản hiện có cho thấy tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng lớn về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoáng sản, với chủng loại tương đối phong phú, trong đó có nhiều loại khoáng sản có giá trị cao như: Chì - kẽm, vàng, sắt, antimon, đồng, đá vôi trắng, đá ốp lát, vật liệu xây dựng.

*Tài nguyên du lịch và nhân văn

Thị xã Bắc Kạn là tỉnh miền núi được thiên nhiên ưu ái, ban tặng khá nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái. Ngoài các tài nguyên du lịch tự nhiên, Bắc Kạn còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên:

địa chất phức tạp, tạo nên nhiều hang động, thác ghềnh, nhưĐộng Puông, động

Hua Mạ, động Nà Phoòng, thác Đầu Đẳng, thác Bản Vàng, thác Nà Khoang,

thác Bạc- Áng Toòng....Vườn Quốc gia Ba Bể với diện tích hơn 10.048 ha, hệ động, thực vật đa dạng và phong phú, là nơi bảo tồn và lưu giữ các loại gen quý hiếm. Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm vườn Quốc gia Ba Bể được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi đá vôi hùng vĩ. Hồ rộng gần 500 ha, quanh năm nước trong xanh, là điểm nhấn về du lịch sinh thái, hấp dẫn du khách với nhiều loại hình du lịch phong phú như: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, bơi thuyền, nghiên cứu khoa học…Vườn Quốc gia Ba Bể là một trong những khu du lịch chuyên đề cấp quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là khu du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn.

* Tài nguyên du lịch nhân văn:

Bắc Kạn quê hương cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Lịch sử đã ghi lại những trang sử hào hùng của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn

Thị xã Bắc Kạn có một số Đền, Chùa ngoài kiến trúc nghệ thuật còn có cảnh quan đẹp, tạo thành những điểm du lịch văn hoá tâm linh, hàng năm thu hút rất đông du khách thập phương.

Ngoài ra còn có các lễ hội truyền thống có ý nghĩa rất lớn về lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong giáo dục truyền thống yêu nước và góp phần khôi phục những nét tinh hoa trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền mang đậm nét bản sắc dân tộc, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, nhất là khách du lịch quốc tế mong muốn tìm hiểu nét đẹp văn hoá dân tộc Việt Nam, cụ thể như: Lễ hội lồng tồng, hội xuân, lễ hội mang tính chất tín ngưỡng, các làn điệu dân ca (Hát sli, hát lượn, múa khèn, tung còn, đua thuyền độc mộc, chọi bò, đánh võ dân tộc).

Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng nhiều loại tài nguyên phong phú có giá trị cao, trong đó 2 nguồn tài nguyên thế mạnh nhất của tỉnh là tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản. Đây là những tiềm năng quan trọng cho sự

phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do những khó khăn về địa hình xa xôi, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn và trình độ phát triển, khoa học kỹ

thuật của tỉnh còn thấp việc khai thác, sử dụng chưa hợp lý đã và đang làm lãng phí nguồn tài nguyên và gây ra các tác động tiêu cực đối với môi trường.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường sinh thái của Thị xã Bắc Kạn * Môi trường không khí

Thị xã Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, mật độ dân cư thưa thớt so với các tỉnh vùng đồng bằng, các ngành công nghiệp, dịch vụ còn khá non trẻ,

đang trên đà phát triển, vì vậy môi trường không khí tỉnh Bắc Kạn còn trong lành, chưa có các dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng. Đồng thời, đặc trưng của tỉnh có diện tích rừng lớn, kể cả các thị trấn, thị xã tỷ lệ che phủ rừng cũng khá cao, nên khả năng hấp thụ các khí độc hại, che chắn tiếng ồn, giảm thiểu bụi rất tốt. Kết quả quan trắc năm 2011 cho thấy nồng độ các khí độc hại trong môi trường không khí của tỉnh đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN:05/2013/BTNMT. Chỉ có một sốđiểm giao thông quan trọng, khu vực thị xã, thị trấn, mật độ dân cư đông đúc, các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, thương mại diễn ra mạnh mẽ quan trắc thấy chỉ tiêu tiếng ồn đã vượt quy chuẩn cho phép.

*Môi trường nước

Tài nguyên nước khá dồi dào, tổng trữ lượng nước mặt khoảng 3,2 tỷ

m3, trữ lượng nước ngầm cũng rất phong phú. Có một mạng lưới khá dày đặc các suối và nhánh sông nhỏ chảy theo nhiều hướng khác nhau.

Nước mặt được khai thác sử dụng chủ yếu cho mục đích tưới tiêu phục vụ

Nước ngầm được khai thác dưới hình thức các giếng khoan, giếng đào

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua thị xã Bắc Kạn và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 31)