0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Cầu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA THỊ XÃ BẮC KẠN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM (Trang 51 -51 )

Sự phát triển kinh tế, xã hội để đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân trên địa bàn tỉnh, giảm khoảng cách giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh được nâng cao, các lĩnh vực văn hóa xã hội khoa học công nghệ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra các tác động tiêu cực tới môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Do nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, do lợi ích kinh tế đem lại mà nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã

không quan tâm đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Do tập quán canh tác, chăn thả gia súc, gia cầm và việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý cũng đã làm gia tăng các tác động xấu tới môi trường. Vì vậy có thể nhân thấy rằng các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người đang gây ra áp lực tới các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

về môi trường, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư thị trấn, phường, thị tứ chưa được di dời ra khu, cụm CN sản xuất tập trung. Ô nhiễm môi trường nước đô thị ngày càng tăng và phức tạp.

4.3.1. Nguồn gây ô nhiễm từ nước mưa

- Nhìn chung trong nước mưa, thành phần chất ô nhiễm đặc trưng như sau:

SS = 400 - 3000 mg/l

BOD5 = 8 - 180 mg/l

- Nồng độ chất ô nhiễm thay đổi theo vị trí: BOD5

+Rơi qua mái 12 mg/l

+Rơi xuống sân 15 mg/l

+ Đường phố 35 ÷69 mg/l

- Lượng chất bẩm tích tụ trong nước đợt đầu sau thời gian t được xác

định theo công thức: M = Mmax (1- eKz.t ) Trong đó:

+ Mmax: lượng chất bẩm sinh có thể tích tụ lớn nhất phụ thuộc vào cấp đô thị:

Đô thị cấp cao, mật độ dân số thấp Mmax = 10 ÷ 20 kg/ha) Khu hành chính thương mại Mmax = 100 ÷ 140 kg/ha.

Khu công nghiệp với trục đường lớn Mmax =200 ÷ 250 kg/ha

KZ = 0.2 ÷ 0.5 /ngày

+ t: Thời gian tích luỹ chất bẩn.

- Nước mưa là nguồn gây ô nhiễm khá lớn đối với sông do: mưa kéo theo các chất ô nhiễm trong không khí vào nước; do thành phố chưa có hệ

thống thoát nước hoàn chỉnh nên khi mưa to ngập, tràn khắp nơi cuốn theo các chất thải rắn, rác thải chảy vào sông.

4.3.2. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp

Số người lao động tại khu công nghiệp là 6.533 người như vậy việc phát triển công nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ ở lưu vực sông Cầu . Dẫn đến v iệc phát triển hạ tầng Công nghiệp thiếu đồng bộ, nhận thức về việc bảo vệ

môi trường chưa cao, chưa đánh giá đúng mức vấn đề môi trường đối với phát triển bền vững. Các cơ quan nhà nước ở địa phương chưa có chế tài và chưa giám sát chặt chẽ việc xây dựng khu công nghiệp theo quy hoạch và theo

đúng dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Các ngành công nghiệp chủ yếu ở KCN là: luyện kim, sản xuất than cốc, xi măng và vật liệu xây dựng, cơ khí, công nghiệp chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, khai khoáng. Đó là các nguồn gây ô nhiễm cao, nước thải của chúng

đều dẫn đổ ra sông Cầu.

Hơn nữa, việc quản lý các khu công nghiệp vẫn chưa hiệu quả, chưa tốt. Các nguồn thải trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường nước của công nghiệp chủ yếu là nước thải, khí thải và chất thải rắn:

Nước thải tập trung nhiều ở ngành công nghiệp chế biến như: sản xuất thực phẩm và đồ uống, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ… Thành phần chủ

yếu là SS, NH3, H2S, P, vi sinh vật…

Chất thải rắn phát sinh ở các cơ sở sản xuất sản phẩm gỗ, giấy, vật liệu xây dựng, bãi thải khai thác khoáng sản… gồm các mẩu gỗ, vụn, gạch vỡ, đất

4.3.3. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

Phát triển ngành nông nghiệp được xem là lĩnh vực nền tảng cơ bản để đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo trong mọi hoàn cảnh trong thời kỳ quy hoạch. Vì vậy trồng trọt tập trung sản xuất cây lương thực là (lúa, ngô) chủ yếu bằng các giải pháp kỹ thuật thâm canh, tăng vụ. Ngoài ra khai thác tiềm năng để sản xuất một số loài cây phục vụ tiêu dùng và cung ứng trên thị trường. Đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc, gia súc giữ vai trò chủ lực góp phần xoá đói, giảm nghèo tạo ra giá trị sản xuất hàng hoá lớn.

- Lượng thuốc tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón, tất cả

dư lượng đó tham gia vào làm ô nhiễm nước sông.

- Các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp bao gồm: + Thuốc bảo vệ thực vật

+ Phân bón

+ Nước thải chăn nuôi +Sử dụng phân bón tươi

- Trong cơ cấu ngành của thị xã Bắc Kạn thì nông nghiệp chiếm tỷ

lệ nhỏ (15%), tuy nhiên xung quanh khu vực thị xã thì sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.Nguồn nước thải này chảy vào các con suối rồi đổ

vào sông.

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô nhỏ, thiếu kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải: Các cơ sở, các hộ gia đình chăn nuôi thường có quy mô nhỏ, phân tán nên đa phần chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Vấn đề này đã và đang tạo áp lực đến chất lượng môi trường.

Hình 2.1. Thói quen chăn thả gia súc của người dân

4.3.4. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô và ngành nghề khác nhau. Các số liệu thống kê về tình hình hoạt

động sản xuất công nghiệp cũng như các dữ liệu về nguồn thải là rất hạn chế. Tuy nhiên có thể nhận xét đây là áp lực chính đến môi trường.

Công nghệ sản xuất lạc hậu, thải nhiều chất thải,Quy mô sản xuất nhỏ lẻ

Quy trình sản xuất giấy thường bao gồm nhiều công đoạn, mỗi công

đoạn thì dòng thải có những đặc trưng riêng. Trong công đoạn ngâm, rửa nguyên liệu (tre, nứa, vầu), nguyên liệu được ngâm trong nước hoà lẫn với xút (NaOH) nên dòng thải bao gồm chủ yếu là xút ở nồng độ thấp, các chất hữu cơ có trong thành phần nguyên liệu bị phân huỷ và dịch đen. Trong khâu nghiền thô nước thải có chứa bột giấy, sợi xenlulo bị rơi vãi, các chất hữu cơ

còn sót lại ở tre và một phần xút. Dòng thải có màu tối nên thường được gọi là dịch đen. Tại công đoạn nghiền tinh và xeo giấy, dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh.

Công nghệ sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh có mức tiêu hao nhiều năng lượng, lãng phí cao và thải nhiều chất thải. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn – Chuyên đề chất thải rắn và Báo cáo hiện trạng môi trường – Chuyên đề môi trường nước lưu vực sông Cầu tỉnh Bắc Kạn, hoạt

động sản xuất giấy làm phát thải khoảng 252 m3 nước thải và 787kg chất thải rắn mỗi ngày.

Xác định được đây là ngành sản xuất có mức độ ô nhiễm cao nên các

đơn vị cần có nhiều hoạt động cải thiện môi trường .

3.4.5. Nguồn gây ô nhiễn từ hoạt động y tế

Ngành y tế tập trung đầu tư xây dựng hệ thống các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn các huyện, thị xã. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích ngành y tế mang lại, các Bệnh viện, trung tâm y tế như Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trung tâm y tế thị xã, bệnh viện …được xem là những nguồn thải lớn gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Nước thải phát sinh từ rất nhiều khâu khác nhau trong quá trình hoạt

chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh,…

- Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh. - Nồng độ chất ô nhiễm tính cho 1 giường bệnh: SS: 130 g/ngày;

BOD5: 70 g/ngày; Nitơ amoni: 16 g/ngày; Clorua: 18 g/ngày.

Bảng 2.4. Lượng chất thải phát sinh từ 2011 đến nay TT Phân loại Đơn vị Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ trung bình 1 Chất thải rắn y tế

lây nhiễm Kg/ngày 37,4 43,3 42,0 40,6

2 Chất thải rắn y tế

thông thường Kg/ngày 61,5 68,0 70,0 66,5

3 Chất thải rắn sinh

hoạt Kg/ ngày 300,0 296,0 303,0 300,0

4 Tổng lượng các

loại chất thải Kg/ngày 398,9 407,3 415,0 407,0

(Nguồn: Điều tra, thống kê tình hình xử lý chất thải ngành y tế

phục vụ công tác BVMT tỉnh Bắc Kạn)

4.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Cầu. nước sông Cầu.

Lưu vực sông Cầu là một trong lưu vực sông lớn của thị xã Bắc Kạn,

có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch

sử phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên do sự phát triển kinh tế một

cách nhanh chóng mà ít chú trọng đến môi trường, đã làm cho môi trường cảnh quan sinh thái ngày

càng bị suy thoái. Để góp phần vào bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

4.4.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tích cực thực hiện xã hội hóa sự nghiệp bảo vệ dòng sông và lưu vực tích cực thực hiện xã hội hóa sự nghiệp bảo vệ dòng sông và lưu vực

Xây dựng và áp dụng các hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững cho các nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng, tập trung vào nông dân, đồng bào các dân tộc ít người, các cộng đồng dân cư trình độ thấp.

Xây dựng chương trình tập huấn cho cán bộ chuyên nghiệp, cán bộ

quản lý trong các cơ quan từ cấp tỉnh đến huyện xã về bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững nói chung và lưu vực sông Cầu nói riêng.

Thành lập trung tâm giáo dục, đào tạo về môi trường lưu vực, xây dựng

mạng lưới giáo dục, phổ biến, nâng cao nhận thức môi trường với sự tham gia của các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh…với hệ thống tuyên truyền viên đông đảo.

4.4.2. Gắn kết bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội

Đưa các hạng mục về bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trên lưu vực sông Cầu.

Nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững phải lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các dự

án phát triển.

Xây dựng hướng dẫn bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững cho các nhà làm kế hoạch và quy hoạch phát triển của các tỉnh trong lưu vực.

Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải của các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trong lưu vực sông Cầu, đảm bảo nước thải trước khi đổ

4.4.3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước , tạo ra một khung thể chế phù hợp về quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền hợp về quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững lưu vực

Tăng cường hệ thống quản lý Nhà nước và bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững theo lưu vực và các cấp chính quyền từ tỉnh

đến xã tập trung vào các mặt chủ yếu sau:

- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ quan quản lý môi trường tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu : thành lập phòng, ban quản lý môi trường ở các cấp quận (huyện), phường (xã), các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung.

- Tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý, nghiên cứu về bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững.

- Tăng cường năng lực kỹ thuật để đáp ứng được các hoạt động quản lý môi trường: năng lực quản lý ô nhiễm và chất thải, thanh tra, kiểm tra và hệ

thống quan trắc môi trường lưu vực. Đầu tư chiều sâu xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm trong lưu vực, mở rộng mạng lưới thông tin và cơ sở dữ

liệu môi trường trong lưu vực.

Xây dựng hệ thống văn bản dưới luật, chính sách về bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững lưu vực. Có chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển bền vững lưu vực. Cụ thể gồm: các chính sách về thuế, lệ phí, quỹ, chính sách về áp dụng công nghệ sạch, công nghệ xử lý chất thải và chính sách về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục hoàn thiện, ban hành các văn bản, quy định, tiêu chuẩn vùng, tiêu chuẩn địa phương về môi trường và các chỉ số phát triển bền vững.

4.4.4. Tăng cường công tác khoa học công nghệ

Áp dụng và khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ mới, các công nghệ sản xuất sạch hơn, trao giải thưởng sáng tạo định kỳ

cho các cá nhân, tổ chức có đóng góp đưa kỹ thuật mới vào lưu vực.

4.4.5. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông theo lưu vực

Tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng đảm bảo tính khả

thi trong thực hiện quy hoạch tổng thể, vì vậy phải có chính sách và cơ chế

huy động từ mọi nguồn từ các ngành, các thành phần kinh tế và của người dân cho việc bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển bền vững, lưu vực.

4.4.6. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế

Môi trường vừa có tính cục bộ của mỗi quốc gia, vừa có tính toàn cầu vì vậy sự nghiệp bảo vệ môi trường của Việt Nam cũng gắn với sự nghiệp bảo vệ môi trường trong khu vực và trên toàn thế giới thông qua:

- Tích cực và chủ động tham gia các chương trình, dự án đa phương hoặc song phương về bảo vệ môi trường.

- Tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế

các nước giàu để đẩy mạnh và tăng cường năng lực cho tỉnh Cầu trong hoạt

động bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển bền vững lưu vực.

4.4.7. Một số giải pháp cụ thể về thể chế, thông tin và bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên quan thiên nhiên

Thực hiện quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển bền vững lưu vực sông Cầu đến năm 2020, ngoài các giải pháp chung nêu trên còn đòi hỏi phải có các giải pháp chi tiết của một số nhiệm vụ

a. Các giải pháp về thể chế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA THỊ XÃ BẮC KẠN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM (Trang 51 -51 )

×