VI.THIẾT KẾ TỔ CHỨC THICÔNG TRỤ T

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cầu đường Thiết kế thi công và thiết kế tổ chức thi công trụ cầu T2 cầu Km3 Xã Quế Ninh-Huyện Quế Sơn-Tỉnh Quảng Nam (Trang 42)

IV. THICÔNG ĐẮP VÒNG VÂY NGĂN NƯỚC:

VI.THIẾT KẾ TỔ CHỨC THICÔNG TRỤ T

a. Công tác lắp dựng ván khuôn

+ Bảo đảm độ cứng, chắc, bền không bị biến dạng và Ýt dính bám với bê-tông

+ Đúng hình dạng, kích thước thiết kế.

+ Kết cấu ván khuôn phải dễ tháo, lắp, không gây hư hại cho bê-tông. +Không gây khó khăn khi đặt cốt thép, đổ và đầm bê-tông.

+ Phải đảm bảo độ kín khít, độ bằng phẳng tại vị trí giáp nối giữa các bộ phận.

+Lắp đặt theo đúng hình dáng, kích thước, lắp đÕn đâu chắc chắn đến đó.

* Trình tự lắp ván khuôn thân trụ :

+ Trình tự lắp ván khuôn được bắt đầu từ việc đặt các thanh nẹp trên bề mặt của bệ trụ cố định vào các neo chờ sẵn, tạo thành một khung cố định khép kín theo chu vi của thân trụ. Tiếp theo là lắp dựng ván khuôn đầu lượn tròn, cố định với nẹp ngang ở trên bề mặt của bệ trụ, sau đó dựng các thanh nẹp ngang,chống đứng tạo thành hệ thống khung bao xung quanh. Hệ thống khung này cũng được cố định chặt vào nẹp ngang trên bề mặt trụ thật chắc chắn để làm cơ sở lắp dựng ván khuôn phần thẳng sau này. Sau khi lắp hết ván lát ta cần phải điều chỉnh cho đúng vị trí kích thước, lắp nốt các thanh nẹp và thanh chống còn lại, bắt bu-lông giằng. Cuối cùng sau khi lắp dựng xong ván khuôn cần phải kiểm tra lại vị trí kích thước của ván khuôn, sửa chữa các sai sót còn lại.

+ Sau khi lắp dựng xong ván khuôn thì phải mời cán bộ bên A đến nghiệm thu ván khuôn.

b. Công tác gia công cốt thép.

*Cốt thép được đo và cắt theo đúng thiết kế kỹ thuật, đúng chiều dài, chủng loại và lắp đặt đúng chỗ.

*Các lưới cốt thép được hàn, đảm bảo cường độ, mô đuyn như thiết kế mới được cho phép làm cấu kiện và phải có lý lịch của nhà sản xuất cũng như các thí nghiệm mà quy phạm quy định.

*Những cốt thép ngả màu vàng phải được đánh sạch bằng bàn chải thép hoặc được kéo sáng qua cát vàng.

c. Đổ bê tông trụ T2:

+X = 317 Kg/1m3 bê-tông (Xi măng Poóc-lăng Rx =400 kg/cm2) +Nước sạch = 129,7 lít/1m3 bê-tông

+Cát vàng = 523,05 Kg/1m3 bê-tông +Đá dăm 2x4 = 1502,58 Kg/1m3 bê-tông.

+Khối lượng bê-tông cho trô V = 7,46*1,2*11,27 = 100,88 (m3).

+Dùng máy trộn dung tích 400 lít năng suất trung bình W = 8m3/h, đầm rung trong a = 40 (cm), bán kính tác dụng R = 75 (cm).

+Đổ bê tông phải đảm bảo tính liên tục và liền khối, đề phòng khi mất điện phải có máy phát điện, chuẩn bị phông bạt khi trời mưa. Sau khi đổ đạt chiều dầy cần đầm 60 (cm) ta tiến hành đầm ngay, không để chiều dầy từng lớp đổ quá dầy.

+Trong mọi trường hợp, quá trình vận chuyển bê-tông cần phải đảm bảo không bị phân tầng, mất nước vữa xi-măng hay thay đổi tỷ lệ nước xi- măng. Các thùng chứa vận chuyển bê-tông phải kín khít, đường vận chuyển bê-tông phải êm thuận. Toàn bộ thời gian vận chuyển vữa bê-tông phải được khống chế để đảm bảo cho bê-tông được liền khối.

+ Chiều cao đổ bê-tông không được quá 1,5m. Vữa bê-tông được phân phối vào ván khuôn liên tục theo một phương thống nhất và được san ra từng lớp có chiều dày phụ thuộc vào cách đầm bê-tông.

d. Bảo dưỡng bê-tông tháo dỡ ván khuôn

+ Chế độ bảo dưỡng bê-tông trong thời kỳ đông cứng phải đảm bảo: + Giữ chế độ nhiệt Èm cần thiết cho sự tăng dần cường độ bê-tông theo tốc độ qui định

+ Ngăn ngừa các biến dạng của bê-tông ( do nhiệt độ, co ngót ), tránh hình thành khe nứt.

+ Tránh cho bê-tông không bị va chạm, rung động và bị ảnh hưởng của các lực tác động khác làm giảm bớt chất lượng của bê-tông trong thời kỳ đông cứng.

+ Công tác bảo dưỡng bê-tông được tiến hành sau khi đổ bê-tông từ 10÷12h(trường hợp nắng gió thì sau 2÷3h). Dùng bao tải, cát ... để che phủ giữ Èm và tưới ướt cho bề mặt bên ngoài của bê-tông. Thời gian bảo dưỡng của bê-tông phải do thí nghiệm qui định tuỳ thuộc vao f theo khu vực và điều kiện thời tiết . Dùng xi-măng Poóc-lăng thì thời gian bao rdưỡng vào

mùa hè là 14 ngày va 7 ngày vào mùa đông. Nếu dùng phụ gia thì đông cứng nhanh thì thì thời gian bảo dưỡng được rút ngắn đi một nửa .

+ Việc tháo dỡ ván khuôn chỉ được tiến hành sau khi bê-tông đã đạt được cường độ yêu cầu. Đối với ván khuôn thành thi phải đợi khi bê-tông đạt được 25% cường độ

+ Trước khi tháo ván khuôn cần phải xem xét nhiệt độ bên trong và ngoài của bê-tông. Khi tháo ván khuôn cần phải tránh va động mạnh làm hỏng mặt ngoài của bê-tông và sứt mẻ các cạnh góc của kết cấu. Nếu bề mặt bê-tông có những lỗ hổng thi cần phải có những biện pháp xử lý ngay.

+ Trong khi tháo ván khuôn cần phải chú ý đến đảm boả an toàn lao động và có biện pháp bảo đảm cho ván khuôn không bị hư hỏng. Sau khi tháo xong cần phải vê sinh ván khuôn ngay.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cầu đường Thiết kế thi công và thiết kế tổ chức thi công trụ cầu T2 cầu Km3 Xã Quế Ninh-Huyện Quế Sơn-Tỉnh Quảng Nam (Trang 42)