CÔNG TÁC ĐỊNH VỊ:

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cầu đường Thiết kế thi công và thiết kế tổ chức thi công trụ cầu T2 cầu Km3 Xã Quế Ninh-Huyện Quế Sơn-Tỉnh Quảng Nam (Trang 36)

*Dựa trên cơ sở bình đồ khu vực

*Căn cứ vào sơ đồ bản thuyết minh thực tế các mốc *Căn cứ vào các tài liệu liên quan khu vực làm cầu *Căn cứ hồ sơ thiết kế cầu

*Ta chọn phương pháp đo trực tiếp bằng máy kinh vĩ và thước thép *Đầu tiên ta dựa vào mốc định vị được tim dọc cầu, từ tim dọc cầu ta tìm được tim ngang, tim ngang hố móng dựa trên kích thước của các cạnh ta định vị được các cọc hố móng cần đào.

Phương pháp đo và định vị

1. ĐỊNH VỊ TIM DỌC CẦU :

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật ta có các cọc TC1 và TC2 là cọc tim cầu ở 2 bên đầu cầu.

Vì nước sông nông nên ta có thể cắm được cọc G.

-Đặt máy kinh vĩ ở TC1 ngắm về TC2 xác định được cọc G

Sau đó đặt máy ở TC2 ngắm về TC1 thoả mãn điều kiện TC1, G, TC2 thẳng hàng với nhau (G là tim dọc cầu).

2. ĐỊNH VỊ MÓNG TRÔ T2

Đặt máy tại TC2 ngắm về hướng TC1 sau đó mở 1 góc 900 ta xác định được cọc A1, trên hướng TC2 A1 dùng thước thép đo đoạn TC2 - C1 = 4m.

Đảo kính 180° ta xác định được TC2 - D1 và dùng thước thép xác định được D1 trên hướng TC1 B1. TC2- D1 = 4m.

Trên hướng ngắm TC1 TC2 ta dùng thước thép đo một đoạn TC2 - T2 định được tim của bệ móng trụ T2.

Từ T2 ta đặt máy ngắm theo hướng TC1,G, TC2 đo ra mỗi bên 1,75 m.Sau đó mở một góc 90° vuông góc với hướng TC1,G, TC2 và đo ra mỗi bên 4m.Từ đó ta xác định được bệ móng.

3. ĐỊNH VỊ TIM CỌC

*Sau khi đã xác định được kích thước vị trí của trụ cầu ta tiến hành định vị tim các cọc trong trô.

*Từ tim dọc cầu và tim ngang hố móng, dùng thước thép đo dài theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật ta xác định tim các cọc trong hố móng

4. ĐÁNH DẤU VÀ GIỮ CÁC CỌC:

*Để thi công được dễ dàng ta dồi cọc ra khỏi phạm vi thi công, các cọc dấu được đóng theo các hướng tim cọc và ngang cầu.

*Cọc dấu làm bằng BTCT tiết diện (10 x 10) cm và có chiều dài 1m. Cọc có đánh dấu sơn đỏ và luôn được bảo vệ cẩn thận trong suốt quá trình thi công, trên cọc có đánh dấu vị trí, cao độ, kích thước để tiện kiểm tra.

E0B1 B1 D0 TC 1 C0 A0 F0 T 1 G F1 T2 A1 C1 TC2 D1 B1 E1

*Sau khi đã cắm các cọc tim dọc và ngang trô ta tiến hành cắm các cọc chi tiết của trụ dựa vào kích thước đáy móng dựa vào chiều sâu cần đào, dựa vào địa chất khu vực để tính toán mái ta luy hố đào.

*Kích thước đáy hố móng nên làm ruộng hơn so với thực tế từ 1 ÷1,5m để tiện việc đi lại lắp dựng ván khuôn.

*Khi đào đất xây dựng hố móng để cho tiện việc kiểm tra kích thước trên miệng hố móng ta làm một khung định vị, khung định vị gồm các cọc dẫn và ngang.

*Các cạnh của khung định vị bố trí song song với các cạnh của hố móng và cách mép móng từ 1 ÷ 1,5 (m).

*Trên khung định vị có đánh dấu các vị trí, căn cứ vào những vị trí đánh dấu này dùng dây căng kết hợp căng kết hợp quả dọi để xác định định phạm vi đào hố móng cũng như vị trí móng.

5. THI CÔNG ĐÓNG CỌC:

*Sau khi thi công phần hố móng xong, cần kiểm tra lại các cọc định vị đã giữ, tiến hành cắm lại các cọc chi tiết trong hố móng và vị trí các cọc BTCT cần đóng.

-*Định vị chính xác các cọc bằng các dụng cụ máy kinh vĩ, gia lông , phích sắt. ta xác định được vị trí các cọc trong hố móng.

*Sau đó ta tiến hành cao đạc lại bằng máy thuỷ bình kiểm tra các vị trí đóng cọc và toàn bộ hệ thống móng. Đúng với hồ sơ thiết kế sau khi đã nghiệm thu tiến hành đóng cọc.

*Dựng giá búa thẳng theo hai phương, kiểm tra giá búa bằng máy kinh vĩ hoặc quả dọi, Ðp sát cọc vào giá búa. Đặt mũi cọc vào điểm đã đánh dấu kiểm tra xem cọc đã thẳng chưa.

6. NHỮNG CHÚ Ý KHI ĐÓNG CỌC.

*Ban đầu ta đóng cọc đến độ chối e, sau đó ngừng lại để 6 ÷ 10 ngày sau thì đóng lại tiến hành đóng 5 ÷ 6 nhát ta có độ chối e2. Lập tỷ số k = e1/e2. Những cọc đóng sau không đóng thử thì đóng với độ chối e’ = ke

+e là độ chối thiết kế

*Đóng cọc thứ nhất xong xác định được độ chối thực thì đóng các cọc tiếp theo.

*Thường xuyên kiểm tra khả năng an toàn của giá búa. Độ nghiêng giá búa, độ nghiêng cọc

Trong quá trình đóng cọc thường sảy ra các trường hợp cọc bị nghiêng, xuống nhanh quá hoặc không xuống, giá búa bị nghiêng. Khi đó ta cần có biện pháp sử lý hợp lý,kịp thời .Khi đóng cọc cán bộ kỹ thuật cần phải ghi chép đầy đủ những diễn biến trong quá trình.

*Nhật ký đóng cọc (số cọc, trình tự cọc) *Nghiệm thu mối nối cọc, độ chối cọc.

Và quan sát những hiện tượng bất thường xảy ra.

Khi đóng cọc đã xong tiến hành sửa sang lại móng đo đạc định vị lại, cao đạc lại đầu cọc, đáy móng để chuẩn bị thi công phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cầu đường Thiết kế thi công và thiết kế tổ chức thi công trụ cầu T2 cầu Km3 Xã Quế Ninh-Huyện Quế Sơn-Tỉnh Quảng Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w