1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
* Kiểm tra chủng loại và số lượng cốt thép theo bản vẽ
* Tổng hợp khối lượng từng loại cốt thép.Đối với những loại cốt thép có đường kính lớn cần phải kiểm tra tính toán theo chiều dài, phải biết nơi sản xuất và có chứng chỉ kỹ thuật.
*Phải kiểm tra chất lượng thép: kéo đứt, uốn 180°,sau đó lấy kính lúp soi chỗ uốn cong nếu thấy vết nứt thì thép không đảm bảo.Cứ một lô thép 20 tấn cần phải kiểm tra 3 mẫu bất kỳ
a. Nắn, lấy dấu và vệ sinh cốt thép cốt thép
* Thép có đường kinh lớn thì dùng bàn vam để uốn cốt thép
* Đối vối cốt thép Φ6 hoặc Φ8 sản xuất dưới dạng cuộn thì dùng máy nắn thẳng hoặc kéo dãn dài(tăng chiều dài từ 10 ÷ 15%).
*Lấy dấu cốt thép phải lưu ý đến độ dãn dài của cốt thép. Khi lấy dấu cốt thép phải lưu ý đến sao cho mẩu thép thừa là Ýt nhất. Số mối nối cốt thép trong một mặt cắt không vượt quá qui định. Khi cắt thép phải dùng chạm chặt để cắt hoặc dùng mỏ hàn hơi để cắt.
* Phần mũi cọc dùng thép 6*70*295 quấn lại
* Móc cẩu dùng thép Φ28 và được neo bằng thép Φ20. Móc cẩu cách đầu cọc là 0,207L.
* Lưới thép được đan bằng thép Φ8
* Cốt thép phải được vệ sinh sạch sẽ, phải tẩy sạch hết dầu mỡ, rửa sạch đất.Để đánh gỉ cốt thép có thể kéo qua đống cát,dùng chổi sắt hoặc dao cạo gỉ dể đánh gỉ.Trước khi lắp cốt thép cọc vào ván khuôn phải mời kỹ sư bên A đến nghiệm thu cốt thép.
b. Lắp dựng cốt thép
* Trước khi lắp cốt thép, ván khuôn phải được bôi trơn bằng dầu hoặc xà phòng. Phải bịt kín các khe hở giữa ván khuôn. Yêu cầu ván khuôn lấp đặt xong phải bằng phẳng, ván khuôn phải được đo đặc tính toán sao cho khoảng cách giữa hai cọc phải bằng 30cm để sau này đổ cọc dây truyền.Khi lắp cốt thép phải lót giấy xi-măng xuống đáy tránh dính bám bê- tôngvào bãi đúc cọc. Đặt cữ để đảm bảo lớp bê-tông bảo vệ.
c. Đổ bê tông cọc
* Quá trình phối hợp tỷ lệ bê tông phải có sự giám sát bên A
*Trước khi đổ bê tông, đúc mẫu thí nghiệm mẫu có kích thước 15*15*15cm. Và được bảo dưỡng ở nhiệt độ từ 20 ÷ 250C sau 28 ngày thì đem ra Ðp để kiểm tra cường độ.
*Công thức kiểm tra: +Rn = .α
FP P
-P là lực Ðp KG
-F là diện tích mặt cắt (cm2) - α là hệ số chuyển đổi mẫu
*Sau khi trộn bê tông xong một mẻ dùng nhân công và xe cải tiến vận chuyển bê tông để đổ bê tông
-*Bê tông cọc được đổ lần lượt từ mũi cọc đÕn đầu cọc theo lớp nghiêng. Sau đó dùng đầm dùi đầm chặt. Khi đổ đến chiều cao bằng chiều dày cọc thì dùng bàn xoa xoa nhẵn bề mặt và lần lượt đổ các cọc tiếp theo.
- Lần 1: Đổ được 10 cọc: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 -Lần 2: Đổ được 8 cọc: 11,12,13,14,15,16,17,18
d. Bảo dưỡng bê tông cọc:
*Sau khi đổ bê tông xong để từ 4 ÷ 6 giờ dùng ô doa tưới nhẹ nước lên bề mặt để bảo dưỡng. Công tác bảo dưỡng rất quan trọng nên phải tiến hành thường xuyên có thể phủ lên bề mặt 1 lớp cát móng để giữ Èm.
*Đổ bê tông từ 2 đến 3 ngày thì tháo ván khuôn lắp dựng để đổ cọc tiếp theo.
*Khi tháo ván khuôn xong lấy vữa XM cát mác 150 nhét vào những khe hở đổ của bê tông.
Khi đổ cọc chèn thì hai bên thành cọc và dưới nền phải lót giấy XM để chống dính.