I. CẤU TẠO BÃI ĐÚC CỌC
*Dựa vào bình đồ khu vực xây dựng cầu,chiều dài và số lượng cọc thực tế để tính toán thiết kế diện tích bãi đúc cọc.
*Để tiện cho việc thi công trụ cầu ta bố trí bãi đúc cọc ỏ bờ phía Quế Lâm ở đây địa hình bằng phẳng và tương đối rộng.Ta chọn bãi đúc cọc co kích thước 8x12m.
*Cấu tạo bãi đúc cọc: Nền bãi đúc cọc phải được san bằng phẳng và phải được kiểm tra bằng máy thuỷ bình,Ta rải một lớp đá dăm 4∗6 dày10cm,rải thêm đá 2sau đó ta láng một lớp vữa ximăng cát Mac100 dày 2cm.Khi bãi đúc cọc đạt 75% cường độ ta có thể tiến hành đúc cọc.
II. GIA CÔNG CỐT THÉP VÀ LẮP DỰNG VÁN KHUÔN 1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
* Kiểm tra chủng loại và số lượng cốt thép theo bản vẽ
* Tổng hợp khối lượng từng loại cốt thép.Đối với những loại cốt thép có đường kính lớn cần phải kiểm tra tính toán theo chiều dài, phải biết nơi sản xuất và có chứng chỉ kỹ thuật.
*Phải kiểm tra chất lượng thép: kéo đứt, uốn 180°,sau đó lấy kính lúp soi chỗ uốn cong nếu thấy vết nứt thì thép không đảm bảo.Cứ một lô thép 20 tấn cần phải kiểm tra 3 mẫu bất kỳ
a. Nắn, lấy dấu và vệ sinh cốt thép cốt thép
* Thép có đường kinh lớn thì dùng bàn vam để uốn cốt thép
* Đối vối cốt thép Φ6 hoặc Φ8 sản xuất dưới dạng cuộn thì dùng máy nắn thẳng hoặc kéo dãn dài(tăng chiều dài từ 10 ÷ 15%).
*Lấy dấu cốt thép phải lưu ý đến độ dãn dài của cốt thép. Khi lấy dấu cốt thép phải lưu ý đến sao cho mẩu thép thừa là Ýt nhất. Số mối nối cốt thép trong một mặt cắt không vượt quá qui định. Khi cắt thép phải dùng chạm chặt để cắt hoặc dùng mỏ hàn hơi để cắt.
* Phần mũi cọc dùng thép 6*70*295 quấn lại
* Móc cẩu dùng thép Φ28 và được neo bằng thép Φ20. Móc cẩu cách đầu cọc là 0,207L.
* Lưới thép được đan bằng thép Φ8
* Cốt thép phải được vệ sinh sạch sẽ, phải tẩy sạch hết dầu mỡ, rửa sạch đất.Để đánh gỉ cốt thép có thể kéo qua đống cát,dùng chổi sắt hoặc dao cạo gỉ dể đánh gỉ.Trước khi lắp cốt thép cọc vào ván khuôn phải mời kỹ sư bên A đến nghiệm thu cốt thép.
b. Lắp dựng cốt thép
* Trước khi lắp cốt thép, ván khuôn phải được bôi trơn bằng dầu hoặc xà phòng. Phải bịt kín các khe hở giữa ván khuôn. Yêu cầu ván khuôn lấp đặt xong phải bằng phẳng, ván khuôn phải được đo đặc tính toán sao cho khoảng cách giữa hai cọc phải bằng 30cm để sau này đổ cọc dây truyền.Khi lắp cốt thép phải lót giấy xi-măng xuống đáy tránh dính bám bê- tôngvào bãi đúc cọc. Đặt cữ để đảm bảo lớp bê-tông bảo vệ.
c. Đổ bê tông cọc
* Quá trình phối hợp tỷ lệ bê tông phải có sự giám sát bên A
*Trước khi đổ bê tông, đúc mẫu thí nghiệm mẫu có kích thước 15*15*15cm. Và được bảo dưỡng ở nhiệt độ từ 20 ÷ 250C sau 28 ngày thì đem ra Ðp để kiểm tra cường độ.
*Công thức kiểm tra:
+Rn = .α
F P
-P là lực Ðp KG
-F là diện tích mặt cắt (cm2) - α là hệ số chuyển đổi mẫu
*Sau khi trộn bê tông xong một mẻ dùng nhân công và xe cải tiến vận chuyển bê tông để đổ bê tông
-*Bờ tụng cọc được đổ lần lượt từ mũi cọc đến đầu cọc theo lớp nghiêng. Sau đó dùng đầm dùi đầm chặt. Khi đổ đến chiều cao bằng chiều dày cọc thì dùng bàn xoa xoa nhẵn bề mặt và lần lượt đổ các cọc tiếp theo.
- Lần 1: Đổ được 10 cọc: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 -Lần 2: Đổ được 8 cọc: 11,12,13,14,15,16,17,18
d. Bảo dưỡng bê tông cọc:
*Sau khi đổ bê tông xong để từ 4 ÷ 6 giờ dùng ô doa tưới nhẹ nước lên bề mặt để bảo dưỡng. Công tác bảo dưỡng rất quan trọng nên phải tiến hành thường xuyên có thể phủ lên bề mặt 1 lớp cát móng để giữ Èm.
*Đổ bê tông từ 2 đến 3 ngày thì tháo ván khuôn lắp dựng để đổ cọc tiếp theo.
*Khi tháo ván khuôn xong lấy vữa XM cát mác 150 nhét vào những khe hở đổ của bê tông.
Khi đổ cọc chèn thì hai bên thành cọc và dưới nền phải lót giấy XM để chống dính.
III. CÔNG TÁC ĐỊNH VỊ:
*Dựa trên cơ sở bình đồ khu vực
*Căn cứ vào sơ đồ bản thuyết minh thực tế các mốc
*Căn cứ vào các tài liệu liên quan khu vực làm cầu
*Căn cứ hồ sơ thiết kế cầu
*Ta chọn phương pháp đo trực tiếp bằng máy kinh vĩ và thước thép
*Đầu tiên ta dựa vào mốc định vị được tim dọc cầu, từ tim dọc cầu ta tìm được tim ngang, tim ngang hố móng dựa trên kích thước của các cạnh ta định vị được các cọc hố móng cần đào.
Phương pháp đo và định vị
1. ĐỊNH VỊ TIM DỌC CẦU :
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật ta có các cọc TC1 và TC2 là cọc tim cầu ở 2 bên đầu cầu.
Vì nước sông nông nên ta có thể cắm được cọc G.
-Đặt máy kinh vĩ ở TC1 ngắm về TC2 xác định được cọc G
Sau đó đặt máy ở TC2 ngắm về TC1 thoả mãn điều kiện TC1, G, TC2 thẳng hàng với nhau (G là tim dọc cầu).
2. ĐỊNH VỊ MểNG TRễ T2
Đặt máy tại TC2 ngắm về hướng TC1 sau đó mở 1 góc 900 ta xác định được cọc A1, trên hướng TC2 A1 dùng thước thép đo đoạn TC2 - C1 = 4m.
Đảo kính 180° ta xác định được TC2 - D1 và dùng thước thép xác định được D1 trên hướng TC1 B1. TC2- D1 = 4m.
Trên hướng ngắm TC1 TC2 ta dùng thước thép đo một đoạn TC2 - T2
định được tim của bệ móng trụ T2.
Từ T2 ta đặt máy ngắm theo hướng TC1,G, TC2 đo ra mỗi bên 1,75 m.Sau đó mở một góc 90° vuông góc với hướng TC1,G, TC2 và đo ra mỗi bên 4m.Từ đó ta xác định được bệ móng.
3. ĐỊNH VỊ TIM CỌC
*Sau khi đã xác định được kích thước vị trí của trụ cầu ta tiến hành định vị tim các cọc trong trô.
*Từ tim dọc cầu và tim ngang hố móng, dùng thước thép đo dài theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật ta xác định tim các cọc trong hố móng
4. ĐÁNH DẤU VÀ GIỮ CÁC CỌC:
*Để thi công được dễ dàng ta dồi cọc ra khỏi phạm vi thi công, các cọc dấu được đóng theo các hướng tim cọc và ngang cầu.
*Cọc dấu làm bằng BTCT tiết diện (10 x 10) cm và có chiều dài 1m.
Cọc có đánh dấu sơn đỏ và luôn được bảo vệ cẩn thận trong suốt quá trình thi công, trên cọc có đánh dấu vị trí, cao độ, kích thước để tiện kiểm tra.
E0 B1
D0 TC1
C0
A0 F0
T1 G
F1
T2
A1
C1
TC2
D1
B1 E1
*Sau khi đã cắm các cọc tim dọc và ngang trô ta tiến hành cắm các cọc chi tiết của trụ dựa vào kích thước đáy móng dựa vào chiều sâu cần đào, dựa vào địa chất khu vực để tính toán mái ta luy hố đào.
*Kích thước đáy hố móng nên làm ruộng hơn so với thực tế từ 1 ÷1,5m để tiện việc đi lại lắp dựng ván khuôn.
*Khi đào đất xây dựng hố móng để cho tiện việc kiểm tra kích thước trên miệng hố móng ta làm một khung định vị, khung định vị gồm các cọc dẫn và ngang.
*Các cạnh của khung định vị bố trí song song với các cạnh của hố móng và cách mép móng từ 1 ÷ 1,5 (m).
*Trên khung định vị có đánh dấu các vị trí, căn cứ vào những vị trí đánh dấu này dùng dây căng kết hợp căng kết hợp quả dọi để xác định định phạm vi đào hố móng cũng như vị trí móng.
5. THI CễNG ĐểNG CỌC:
*Sau khi thi công phần hố móng xong, cần kiểm tra lại các cọc định vị đã giữ, tiến hành cắm lại các cọc chi tiết trong hố móng và vị trí các cọc BTCT cần đóng.
-*Định vị chính xác các cọc bằng các dụng cụ máy kinh vĩ, gia lông , phích sắt. ta xác định được vị trí các cọc trong hố móng.
*Sau đó ta tiến hành cao đạc lại bằng máy thuỷ bình kiểm tra các vị trí đóng cọc và toàn bộ hệ thống móng. Đúng với hồ sơ thiết kế sau khi đã nghiệm thu tiến hành đóng cọc.
*Dựng giá búa thẳng theo hai phương, kiểm tra giá búa bằng máy kinh vĩ hoặc quả dọi, Ðp sát cọc vào giá búa. Đặt mũi cọc vào điểm đã đánh dấu kiểm tra xem cọc đã thẳng chưa.
6. NHỮNG CHÚ í KHI ĐểNG CỌC.
*Ban đầu ta đóng cọc đến độ chối e, sau đó ngừng lại để 6 ÷ 10 ngày sau thì đóng lại tiến hành đóng 5 ÷ 6 nhát ta có độ chối e2. Lập tỷ số k = e1/e2. Những cọc đóng sau không đóng thử thì đóng với độ chối e’ = ke
+e là độ chối thiết kế
*Đóng cọc thứ nhất xong xác định được độ chối thực thì đóng các cọc tiếp theo.
*Thường xuyên kiểm tra khả năng an toàn của giá búa. Độ nghiêng giá búa, độ nghiêng cọc
Trong quá trình đóng cọc thường sảy ra các trường hợp cọc bị nghiêng, xuống nhanh quá hoặc không xuống, giá búa bị nghiêng. Khi đó ta cần có biện pháp sử lý hợp lý,kịp thời .Khi đóng cọc cán bộ kỹ thuật cần phải ghi chép đầy đủ những diễn biến trong quá trình.
*Nhật ký đóng cọc (số cọc, trình tự cọc)
*Nghiệm thu mối nối cọc, độ chối cọc.
Và quan sát những hiện tượng bất thường xảy ra.
Khi đóng cọc đã xong tiến hành sửa sang lại móng đo đạc định vị lại, cao đạc lại đầu cọc, đáy móng để chuẩn bị thi công phần tiếp theo.
IV. THI CễNG ĐẮP VềNG VÂY NGĂN NƯỚC:
*Dùng nhân công, cáng khênh, xe cải tiến vận chuyển đất để đắp vòng vây.
*Trước khi đắp phải cấm các cọc chi tiết cho vòng vây sau đó đắp theo cọc và từng lớp, mỗi lớp dầy 30 (cm).
*Sau mỗi lớp đắp dùng đầm cóc để đầm chặt dùng vồ đập mái ta luy vòng vây phía trong và phía ngoài.
*Khi đắp đến độ cao 0,94 m thì dừng lại chuẩn bị thi công đào móng.
* Thiết kế thi công đào hố móng.
*Bố trí máy đào, đào dật lùi theo dọc sông, khối lượng đất đào lên sẽ làm vòng vây ngăn nước. Khi đào cách đáy hố móng khoảng 20 (cm) thì dùng nhân công sửa sang và đào sâu hơn cao độ đáy móng 10cm để thicông lớp bê-tông nghèo. Trường hợp trong khi đào thấy có nước thấm phải bố trí người múc nước
V. THI CễNG BỆ MểNG
a. Thi công hố móng:
* Hố móng được đào theo phương pháp đào trần. Dung máy xúc gầu ngoạm và nhân công để thi công. Khối lượng đất đào hố móng là 13,86 m3.
Để thi công được dễ dàng ta dồi cọc ra khỏi phạm vi thi công, các cọc dấu được đóng theo các hướng tim cọc và ngang cầu.
*Cọc dấu làm bằng BTCT tiết diện (10 x 10) cm và có chiều dài 1m.
Cọc có đánh dấu sơn đỏ và luôn được bảo vệ cẩn thận trong suốt quá trình thi công, trên cọc có đánh dấu vị trí, cao độ, kích thước để tiện kiểm tra.
*Sau khi đã cắm các cọc tim dọc và ngang trô ta tiến hành cắm các cọc chi tiết của trụ dựa vào kích thước đáy móng dựa vào chiều sâu cần đào, dựa vào địa chất khu vực để tính toán mái ta luy hố đào.
*Kích thước đáy hố móng nên làm ruộng hơn so với thực tế từ 1 ÷1,5m để tiện việc đi lại lắp dựng ván khuôn.
*Khi đào đất xây dựng hố móng để cho tiện việc kiểm tra kích thước trên miệng hố móng ta làm một khung định vị, khung định vị gồm các cọc dẫn và ngang.
Các cạnh của khung định vị bố trí song song với các cạnh của hố móng và cách mép móng từ 1 ÷ 1,5 (m).
*Trên khung định vị có đánh dấu các vị trí, căn cứ vào những vị trí đánh dấu này dùng dây căng kết hợp căng kết hợp quả dọi để xác định định phạm vi đào hố móng cũng như vị trí móng.
b. Lắp dựng ván khuôn bệ móng
*Sau khi đã sửa sang, cắm lại các cọc chi tiết trong móng tiến hành căng dây lắp đặt ván khuôn bệ móng. Ván khuôn bệ móng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bảo đảm độ cứng, chắc, bền không bị biến dạng và Ýt dính bám với bê-tông
+ Đúng hình dạng, kích thước thiết kế.
+ Kết cấu ván khuôn phải dễ tháo, lắp, không gây hư hại cho bê-tông.
+Không gây khó khăn khi đặt cốt thép, đổ và đầm bê-tông.
+ Phải đảm bảo độ kín khít, độ bằng phẳng tại vị trí giáp nối giữa các bộ phận.
Lắp đặt theo đúng hình dáng, kích thước, lắp đến đâu chắc chắn đến đó.
c. Công tác gia công cốt thép.
*Tiến hành để con kê dầy 5 (cm) M 300 để chuẩn bị lắp đặt cốt thép.
*Cốt thép được đo và cắt theo đúng thiết kế kỹ thuật, đúng chiều dài, chủng loại và lắp đặt đúng chỗ.
*Các lưới cốt thép được hàn, đảm bảo cường độ, mô đuyn như thiết kế mới được cho phép làm cấu kiện và phải có lý lịch của nhà sản xuất cũng như các thí nghiệm mà quy phạm quy định.
*Những cốt thép ngả màu vàng phải được đánh sạch bằng bàn chải thép hoặc được kéo sáng qua cát vàng.
*Khi lắp dựng cốt thép chú ý kê con kê đảm bảo chắc chắn sau đó mời bên A nghiệm thu ván khuôn và cốt thép:
d. Đổ bê tông bệ móng:
*Dùng bê-tông mác 300 có khối lượng vật liệu cho 1m3 là:
+X = 317 Kg/1m3 bê-tông (Xi măng Poóc-lăng Rx =400 kg/cm2) +Nước sạch = 129,7 lít/1m3 bê-tông
+Cát vàng = 523,05 Kg/1m3 bê-tông +Đá dăm 2x4 = 1502,58 Kg/1m3 bê-tông.
+Khối lượng BT cho bệ móng V = 8*3,5*1,5 = 42 (m3).
+Số lượng máy trộn cần thiết 1 (máy).
+Dùng máy trộn dung tích 400 lít năng suất trung bình W = 8m3/h, đầm rung trong a = 40 (cm), bán kính tác dụng R = 75 (cm).
*Đổ bê tông phải đảm bảo tính liên tục và liền khối, đề phòng khi mất điện phải có máy phát điện, chuẩn bị phông bạt khi trời mưa. Sau khi đổ đạt chiều dầy cần đầm 40 (cm) ta tiến hành đầm ngay, không để chiều dầy từng lớp đổ quá dầy.
*Trong mọi trường hợp, quá trình vận chuyển bê-tông cần phải đảm bảo không bị phân tầng, mất nước vữa xi-măng hay thay đổi tỷ lệ nước xi- măng. Các thùng chứa vận chuyển bê-tông phải kín khít, đường vận chuyển bê-tông phải êm thuận. Toàn bộ thời gian vận chuyển vữa bê-tông phải được khống chế để đảm bảo cho bờ-tụng được liền khối.
*Chiều cao đổ bê-tông không được quá 1,5m. Vữa bê-tông được phân phối vào ván khuôn liên tục theo một phương thống nhất và được san ra từng lớp có chiều dày phụ thuộc vào cách đầm bê-tông.
*Máy trộn được chuyển đến vị trí thiết kế móng, bê-tông được đưa xuống móng bằng máng trượt.
*Máng trượt làm bằng khung gỗ, rộng 1 m chiều dài từ miệng máy tới mặt móng, lòng máng làm bằng tôn mỏng.
*Khi bê tông đạt 70% cường độ ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn. Chi tiết nào lắp trước thì tháo sau, và lắp sau thì được tháo ra trước.
*Chó ý khi đổ bê tông gần lên mặt thì tiến hành nắp những neo thép chờ để giữ ván khuôn khối trên (thân trụ).
*Neo được làm bằng những thanh thép tròn trơn Φ 6 vừa đủ để đảm bảo neo giữ ván khuôn thân trô.
e. Bảo dưỡng bê-tông tháo dỡ ván khuôn
+ Chế độ bảo dưỡng bê-tông trong thời kỳ đông cứng phải đảm bảo:
+ Giữ chế độ nhiệt Èm cần thiết cho sự tăng dần cường độ bê-tông theo tốc độ qui định
+ Ngăn ngừa các biến dạng của bê-tông ( do nhiệt độ, co ngót ), tránh hình thành khe nứt.
+ Tránh cho bê-tông không bị va chạm, rung động và bị ảnh hưởng của các lực tác động khác làm giảm bớt chất lượng của bê-tông trong thời kỳ đông cứng.
+ Công tác bảo dưỡng bê-tông được tiến hành sau khi đổ bê-tông từ 10÷12h(trường hợp nắng gió thì sau 2÷3h). Dùng bao tải, cát ... để che phủ giữ Èm và tưới ướt cho bề mặt bên ngoài của bê-tông. Thời gian bảo dưỡng của bê-tông phải do thí nghiệm qui định tuỳ thuộc vao f theo khu vực và điều kiện thời tiết . Dùng xi-măng Poóc-lăng thì thời gian bao rdưỡng vào mùa hè là 14 ngày va 7 ngày vào mùa đông. Nếu dùng phụ gia thì đông cứng nhanh thì thì thời gian bảo dưỡng được rút ngắn đi một nửa .
+ Việc tháo dỡ ván khuôn chỉ được tiến hành sau khi bê-tông đã đạt được cường độ yêu cầu. Đối với ván khuôn thành thi phải đợi khi bê-tông đạt được 25% cường độ
+ Trước khi tháo ván khuôn cần phải xem xét nhiệt độ bên trong và ngoài của bê-tông. Khi tháo ván khuôn cần phải tránh va động mạnh làm hỏng mặt ngoài của bê-tông và sứt mẻ các cạnh góc của kết cấu. Nếu bề mặt bê-tông có những lỗ hổng thi cần phải có những biện pháp xử lý ngay.
+ Trong khi tháo ván khuôn cần phải chú ý đến đảm boả an toàn lao động và có biện pháp bảo đảm cho ván khuôn không bị hư hỏng. Sau khi tháo xong cần phải vê sinh ván khuôn ngay.
VI.THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TRỤ T2
a. Công tác lắp dựng ván khuôn
*Ván khuôn trụ phải đảm bảo các yêu cầu sau: