Cơ cấu thuốc tiêu thụ đơn thành phần, đa thành phầ n

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 40)

Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm đơn thành phần/ đa thành phần như sau:

Bng 3.4: Cơ cu thuc s dng đơn thành phn, đa thành phn.

Số lượng thuốc tiêu thụ

( theo đầu thuốc) Giá trị tiêu thụ (nghìn đồng)

Số lượng Tỉ lệ % Giá tiền Tỉ lệ %

Thuốc đơn tp 615 85,8 101.401.573 93,8

Thuốc đa tp 102 14,2 6.700.943 6,2

Tổng 717 100 108.102.526 100

Từ bảng trên ta có sơđồ sau:

Hình 3.3: Cơ cu thuc đơn thành phn/ thuc đa thành phn trong DMT tiêu th

31 Từ bảng và đồ thị trên ta thấy:

Thuốc đa thành phần trong DMT sử dụng của bệnh viện chiếm 14,2% về số đầu thuốc và 6,2% về giá trị tiêu thụ. Như vậy, mặc dù có khá nhiều đầu thuốc trong danh mục là thuốc đa thành phần nhưng bệnh viện lại chủ yếu sử dụng các thuốc đơn thành phần trong điều trị.

Các thuốc đa thành phần gồm 101 thuốc và chủ yếu thuốc các nhóm sau: Nhóm kháng sinh, trị kí sinh trùng và virus; Nhóm thuốc tiêu hóa; Nhóm dung dịch điện giải và cân bằng acid/base; Nhóm vitamin và khoáng chất; Nhóm thuốc hô hấp. Ngoài các thuốc kết hợp hợp lý như thuốc tim mạch, hô hấp, một số thuốc cùng một dạng kết hợp nhưng có nhiều biệt dược khác nhau như nhóm vitamin và khoáng, nhóm máu: Fe và acid folic (5 thuốc thành phẩm). Các thuốc này góp phần làm tăng sốđầu thuốc đa thành phần trong DMTBV.

Trong đó, các thuốc đa thành phần trong nhóm kháng sinh gồm 19 thuốc với các kết hợp: Ampicillin và sulbactam; Amoxicillin và acid clavulanic; Cefoperazone và sulbactam; Imipenem và Cilastatin; Sulfamethoxazol và trimethoprim; Ceftriaxon và Sulbactam; Spiramycin và Metronidazol.

Nhìn vào thành phần các thuốc kết hợp trên ta thấy: Đa số kết hợp là một kháng sinh và một chất ức chế phân hủy kháng sinh. Chỉ có 2 thuốc kết hợp 2 kháng sinh là biệt dược Sulfamethoxazol và Trimethoprim; Spiramycin và Metronidazol. Dạng kết hợp này đã được chứng minh có tác dụng vượt trội so với đơn chất.

Như vậy, trên thực tế sử dụng thuốc bệnh viện đã hạn chế việc sử dụng thuốc đa thành phần. Riêng đối với trường hợp thuốc đa thành phần nhóm kháng sinh, các thuốc kết hợp đều có tác dụng vượt trội so với đơn chất. Tuy nhiên, số lượng thuốc đa thành phần trong danh mục là 101 thuốc vẫn là quá nhiều đồng thời có nhiều dạng trùng lặp không hợp lý. Cần phải giảm số thuốc đa thành phần này hơn nữa trong quá trình xây dựng danh mục thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)