trên thị trường cùng thời điểm.
Trong phạm vi đề tài chỉ so sánh giá các thuốc trúng thầu của năm 2012 đã
được tỉnh Nghệ An mời thầu dưới dạng biệt dược. Trong đó, biệt dược ở đây bao gồm biệt dược là thuốc gốc và biệt dược không phải thuốc gốc ( thuốc generic). Khảo sát 326 biệt dược mời thầu năm 2012 trên thị trường bán buôn tại Nghệ An trong cùng năm thì có 155 biệt dược được tìm thấy, so sánh giá đề
Bảng 3.25. Giá thuốc trúng thầu năm 2012 tại nghệ An so với giá bán buôn trên thị trường.
Cao hơn Thấp hơn Không thay đổi Biệt dược Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Thuốc gốc 63 34 54,0 09 14,3 20 31,7 Thuốc generic 92 78 84,8 11 12 03 3,2 Tổng 155 112 72,2 20 13 23 14,8 * Nhận xét
- Chủ yếu thuốc trúng thầu có giá cao hơn giá thuốc bán buôn trên thị
trường, có đến 54% thuốc gốc và 84,8% thuốc generic có giá cao hơn giá thị
Tóm lại:
Qua các chỉ số khảo sát về giá thuốc trúng thầu giữa các năm của tỉnh Nghệ An cho thấy:
+ Giá thuốc trúng thầu ở Nghệ An giai đoạn 2009 đến 2012 có sự biến
động rõ rệt, tỷ lệ thuốc có giá tăng của năm sau đều cao hơn năm trước. Biến
động mạnh nhất của giá thuốc là giữa năm 2009 đến 2011. Đến hai năm 2011 và 2012 thì tỷ lệ tăng và giảm giá thuốc gần bằng nhau. Thậm chí nhiều thuốc có giá giảm hơn giá năm trước rất nhiều. Chứng tỏ, Nghệ An ngày càng làm tốt công tác đấu thầu thuốc nhất là về việc quản lý giá thuốc, thể hiện nỗ lực của nhà quản lý trong việc bình ổn giá thuốc trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp Dược để trúng thầu.
+ Năm 2012 thuốc trúng thầu tại Nghệ An có giá tăng chiếm tỷ lệ thấp hơn thuốc có giá tăng trúng thầu tại hai tỉnh Thanh Hoá và Hà Tĩnh. Như vậy, Nghệ
An cũng là một trong những tỉnh thực hiện công tác đấu thầu thuốc khá tốt cả ở
bước quản lý giá thuốc trúng thầu.
+ Tuy nhiên, do thời gian này chưa có qui định về giá trần cũng như công văn hướng dẫn cụ thể về xây dựng giá thuốc nên nhiều thuốc trúng thầu tại Nghệ An có giá cao hơn giá trên thị trường trong cùng năm đặc biệt là giá thuốc mời thầu dưới dạng biệt dược. Điều này phản ánh một thực tế vẫn còn tình trạng lạm dụng giá thuốc trong đấu thầu tại tỉnh Nghệ An.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Về việc thực hiện qui trình đấu thầu thuốc từ năm 2009 đến 2012 của tỉnh Nghệ An.
Nhìn chung, đấu thầu thuốc của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn này đã thực hiện khá đầy đủ và đúng với qui định của các văn bản hiện hành về đấu thầu nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số bước chưa được hoàn chỉnh:
- Chưa thực hiện bước sơ tuyển nhà thầu trước khi tổ chức đấu thầu như
qui định tại điều 32 của Luật đấu thầu. Tuy nhiên, xét kỹ thêm thì thực chất bước này được Sở Y tế Nghệ An thực hiện trong cùng với bước chấm thầu và
được xét đầu tiên là điều kiện tiên quyết về năng lực kinh nghiệm và tài chính của nhà thầu. Làm như vậy để mục đích tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức. Và hiện nay, hầu hết các tỉnh và các bệnh viện đều không thực hiện sơ tuyển nhà thầu trước khi đấu thầu thuốc.
- Do Bộ Y tế chưa có qui định cụ thể nào về danh mục và tỷ lệ thuốc biệt dược trong danh mục thuốc mời thầu, cũng như không qui định về việc phân chia gói thầu nên có nơi phân chia gói biệt dược riêng, có nơi lại mời thầu biệt dược chung với thuốc generic, gây nên sự khập khiễng cả về danh mục thuốc biệt dược cũng như về giá thuốc trúng thầu. Ở Nghệ An, tuy đã có sự thống nhất về tỷ lệ biệt dược mời thầu trong năm tại cuộc họp liên ngành trước khi tổ
chức đấu thầu, nhưng khi đi vào xây dựng và lựa chọn danh mục biệt dược mời thầu vẫn rất lúng túng, không khách quan, khó tránh khỏi việc nhiều biệt dược
được mời thầu bất hợp lý vì việc lạm dụng thuốc biệt dược trong đấu thầu thuốc. Tỷ lệ và danh mục biệt dược hàng năm không giống nhau, chủ yếu năm sau có tỷ lệ biệt dược cao hơn năm trước. Phân chia gói thầu ở tỉnh Nghệ An căn cứ vào nước sản xuất của thuốc. Thuốc nhập khẩu được phân thành hai gói thầu: Gói thầu số 1- Các mặt hàng thuốc sản xuất tại các nước Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Gói thầu số 2- Các mặt hàng thuốc sản xuất tại Châu Á, Châu
Phi trừ Nhật Bản. Như vậy, nhóm nước thứ nhất có nền kinh tế phát triển hơn nhóm thứ hai, tuy nhiên về sự phát triển của công nghiệp Dược thì các nước thuộc nhóm thứ nhất chưa hẳn đã cao hơn một số nước ở nhóm thứ hai. Thuốc sản xuất trong nước cũng được chia thành hai gói thầu: Gói thầu số 3- Các mặt hàng sản xuất trong nước, gói thầu số 4- Thuốc do các công ty dược liên doanh, nhượng quyền hoặc có vốn 100% của nước ngoài sản xuất tại Việt Nam. Hiện nay nhiều công ty Dược Việt Nam đã đầu tư rất nhiều ở khâu sản xuất về chất lượng thuốc cũng như mẫu mã không thua kém với các công ty dược nước ngoài. Do đó việc tách hẳn nhóm thuốc sản xuất trong nước và nhóm thuốc liên doanh và giá thuốc nhóm liên doanh lại cao hơn nhiều so với nhóm thuốc gói thầu số 3 là không hợp lý gây thiệt thòi cho thuốc sản xuất trong nước. Cả hai nhóm thuốc này chỉ cần phân vào một gói thầu và tiêu chuẩn liên doanh nên
đưa vào điểm kỹ thuật là hợp lý.
- Xét về Danh mục thuốc mời thầu:
¾ Theo qui định của Thông tư 10 nội dung bao gồm: Kế hoạch số lượng, nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, dạng bào chế của từng mặt hàng thuốc đấu thầu theo tên generic. Nếu là thuốc hỗn hợp nhiều thành phần, phải ghi đủ các thành phần của thuốc theo tên generic. Như vậy, về cơ bản thì Danh mục thuốc đầy đủ nội dung như yêu cầu của Thông tư. Tuy nhiên,
đối với thuốc hỗn hợp nhiều thành phần Sở Y tế Nghệ An mời thầu bao gồm cả thành phần kèm hàm lượng cụ thể của từng thành phần. Đây cũng là một vướng mắc trong mời thầu dạng thuốc nhiều thành phần, nếu không ghi hàm lượng thì thuốc có hàm lượng thấp, giá rẻ sẽ trúng thầu còn nếu mời thầu kèm hàm lượng thì dễ rơi vào tình trạng chỉ định thầu do mặc dù thuốc nhiều thành phần nhưng mỗi công ty lại bào chế hàm lượng riêng biệt.
¾ Khi mời thầu thuốc dưới dạng biệt dược, Sở Y tế Nghệ An không ghi cụm từ “hoặc tương đương điều trị” mặc dù theo qui định trong Thông tư
10 thì Trong trường hợp mời thầu theo tên biệt dược phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương điều trị” trong kế hoạch đấu thầu. Tuy nhiên yêu cầu phải ghi “tương đương điều trị” đối với các thuốc đấu thầu theo tên biệt dược là không hợp lý do trong quá trình xét thầu các bệnh viện không đủ cơ sở để đánh giá thuốc tương đương điều trị. Mặt khác, hiện nay Việt Nam chỉ có 02 cơ sở có khả năng và được cấp phép đánh giá tương đương sinh học của các thuốc. Do vậy, rất khó khăn và mất nhiều thời gian cho Hội đồng thầu khi đánh giá tương đương điều trị của một thuốc.
- Tỷ lệ thuốc mời thầu năm 2012 tăng lên trên 2.00 thuốc, tăng vọt so với các năm trước là do các nguyên nhân sau:
o Năm 2009 đến năm 2011 thuốc được đấu thầu tập trung tại Sở Y tế
là các thuốc chung sử dụng cho các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến huyện, thuốc gây nghiện và hướng tâm thần chỉ định thầu cho nhà thầu trong tỉnh là công ty cổ phần Dược & thiết bị y tế Nghệ An, thuốc chuyên khoa nội tiết giao cho bệnh viện Nội tiết đấu thầu, thuốc ung thư chưa đấu thầu.
o Đến năm 2012, chủ trương của tỉnh đấu thầu tập trung toàn bộ thuốc kể cả thuốc chuyên khoa Nội tiết, Đông Y, Ung bướu và thuốc Gây nghiện, Hướng tâm thần tại Sở Y tế.
Tỷ lệ thuốc biệt dược mời thầu hàng năm của Sở Y tế Nghệ An khác nhau từ 9% đến 15%. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến tháng 6/2012 Sở Y tế Nghệ
An áp dụng hoàn toàn theo hướng dẫn Thông tư 10 nên chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về danh mục và tỷ lệ thuốc biệt dược sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh. Ở Nghệ An, tỷ lệ biệt dược được thống nhất trong cuộc họp liên ngành còn danh mục biệt dược được căn cứ trên sự đề xuất của bệnh viện. Đây chính là hạn chế và kẽ hở của Thông tư 10 gây nên tình trạng lạm dụng biệt dược trong đấu thầu thuốc trong thời gian này.
- Số lượng của từng thuốc trong kế hoạch mời thầu ở Nghệ An chưa sát với nhu cầu sử dụng thực tế. Vì biến động về bệnh và số lượng bệnh nhân hàng
năm có thay đổi, thậm chí nhiều bệnh viện thay đổi với tỷ lệ cao. Do đó, không thể có một con số chính xác về số lượng thuốc sử dụng nên số lượng thuốc mời thầu cũng không thể chính xác hoàn toàn. Trong Hồ sơ mời thầu Sở Y tế Nghệ
An đã qui định “Số lượng trong Biểu giá chào hàng chỉ là ước tính của Bên mời thầu, Nhà thầu phải có trách nhiệm cung ứng các mặt hàng trúng thầu đúng tiến độ và đầy đủ số lượng theo yêu cầu của các đơn vị khám chữa bệnh.” Điều này cũng là một giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị. Tuy nhiên, Sở Y tế Nghệ An nên qui định một tỷ lệ cho phép chênh lệch giữa số lượng thuốc sử dụng và số lượng kế hoạch để tránh tình trạng sử dụng một số thuốc với số lượng gấp 32 lần nhưng có thuốc lại không sử dụng mặc dù đơn vị có đề xuất đấu thầu như kết quả khảo sát.
- Giá thuốc kế hoạch: Theo qui định giá kế hoạch của các mặt hàng thuốc không được cao hơn giá tối đa được công bố tại thời điểm gần nhất của Bộ Y tế
hoặc tham khảo giá trúng thầu trong vòng 12 tháng trước đó. Nhưng trên thực tế trong giai đoạn này Cục Quản lý Dược chưa tổ chức công bố giá đăng ký tối
đa của các thuốc được lưu hành trong toàn quốc, việc áp dụng giá thuốc trong vòng 12 tháng còn nhiều bất cập do không có căn cứ để tính đến yếu tố ảnh hưởng trượt giá. Năm 2011 và 2012 nhiều giá thuốc trúng thầu được đăng trên trang Web của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, nhưng đây là giá của một thuốc cụ
thể và trúng thầu mỗi nơi một giá khác nhau nên Nghệ An không biết lựa chọn mức giá nào là phù hợp cho việc xây dựng giá kế hoạch của thuốc generic vì tiêu chuẩn kỹ thuật mỗi nơi một khác. Trong giai đoạn giá thuốc là bài toán khó, các kênh thông tin về xây dựng giá thuốc không đầy đủ đã làm cho vấn đề đấu thầu đi đến hai kết quả không như mong muốn, đó là:
• Thứ nhất, khi xây dựng giá thuốc kế hoạch, Nghệ An đã tham khảo thông tin về giá của các thuốc trúng thầu ở nhiều tỉnh được công bố trên trang Web của Bộ Y tế và trang Web của BHXH Việt Nam, trên kênh này thì không
mang tính chủ quan. Trong khi đó, nhà quản lý lại lo ngại giá kế hoạch quá cao nên cuối cùng đưa ra giá trần thẩm định nhiều thuốc không sát thực, dẫn
đến nhiều thuốc tối cần trong điều trị bị trượt thầu do vượt trần. Và để đảm bảo đủ thuốc cung ứng cho KCB Nghệ An lại tiếp tục rà soát làm lại qui trình
đểđấu thầu bổ sung, bước này gây mất nhiều thời gian, tốn kém.
• Thứ hai, vì giá thuốc trúng thầu mỗi nơi một khác nên khi xây dựng giá thuốc kế hoạch cho thuốc dạng Biệt Dược Nghệ An vẫn tồn tại tình trạng lạm dụng đưa giá thuốc biệt dược lên cao, điều này gây thiệt hại nhiều cho quỹ bảo hiểm cũng như tăng gánh nặng về tiền thuốc cho bệnh nhân.
Trong giai đoạn này tỉnh Nghệ An đã giao cho cơ quan thẩm định giá chịu trách nhiệm về giá thuốc kế hoạch. Điều này cũng là một yếu tố đảm bảo tính khách quan, tuy nhiên Sở Y tế cần phối hợp tốt với cơ quan thẩm định giá để
giá thẩm định được chính xác, chặt chẽ. - Về hồ sơ mời thầu:
• Ở Nghệ An những mặt hàng không có bản quyền bán hàng vẫn được đưa vào xét thầu. Qua tìm hiểu Sở Y tế Nghệ An vẫn xét thầu những mặt hàng không có giấy ủy quyền bán hàng trong trường hợp mặt hàng đó không có nhà thầu khác chào thầu để nhằm đảm bảo đủ thuốc cho điều trị. Thực tế hiện nay trên thế giới và trong nước rất nhiều công ty đã sản xuất gần đầy đủ các hoạt chất và dạng thuốc có trong Danh mục thuốc thiết yếu, thậm chí nhiều thuốc được bào chế với công nghệ cao. Do đó, thuốc thiết yếu dùng trong điều trị hiện nay vô cùng nhiều. Đối với thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu các nước Châu Á thì Sở Y tế
Nghệ An chỉ nên xét thầu với những thuốc có giấy phép bán hàng để
tránh tình trạng nhiều thuốc không rõ nguồn gốc và thuốc không đảm bảo chất lượng lọt thầu.
• Hồ sơ mời thầu không yêu cầu cung cấp về nhãn thuốc dự thầu là chưa
Sở Y tế Nghệ An cho biết Hồ sơ mời thầu không yêu cầu cung cấp nhãn thuốc vì trong quá trình cung ứng thuốc Khoa dược của mỗi bệnh viện sẽ
tự đối chiếu để tránh quá nhiều thủ tục giấy tờ cho quá trình xét thầu, khi cần làm rõ thì Sở Y tế sẽ yêu cầu nhà thầu cung cấp. Cần phải có nhãn thuốc để phục vụ công tác kiểm tra đối chiếu quá trình cung ứng thuốc trúng thầu tại các đơn vị trong trường hợp nhầm lẫn giúp làm rõ trong trường hợp thuốc có nhiều thành phần tham gia thầu để đối chiếu về
thành phần và hàm lượng nhất là thuốc multivitamin.
• Điều kiện về ủy quyền phân phối thuốc sau khi trúng thầu: Theo các văn bản hiện hành thì không có qui định về việc ủy quyền phân phối sau khi trúng thầu. Tuy nhiên, thuốc và các hoạt động cung ứng thuốc cũng có những đặc thù riêng về qui trình vận chuyền, bảo quản và tồn trữ nên để
thuốc cung ứng được kịp thời mà chất lượng được đảm bảo Sở Y tế
Nghệ An cho phép các nhà thầu ngoại tỉnh sau khi trúng thầu được phép
ủy quyền cho công ty trên địa bàn tỉnh phân phối khi được sựđồng ý của Sở Y tế. Tuy nhiên, hai đợt đấu thầu năm 2009 ở Nghệ An nhận thấy: Có quá nhiều công ty ngoại tỉnh ủy quyền phân phối cho một công ty dược trên địa bàn tỉnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng thuốc mà gây nên tình trạng bất hợp lý ở chỗ một công ty được phân phối nhiều thuốc biệt dược có cùng một hoạt chất, cùng dạng dùng, cùng nước sản xuất thì cuối cùng bản chất là một nhà thầu trúng thầu nhiều biệt dược với một hoạt chất trong cùng một gói thầu. Mặt khác, Nhà thầu trúng thầu “Đạt” về điều kiện tư cách hợp lệ theo yêu cầu của