Về thành phần hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dầu dây ( ampelopsis heterophylla sieb et zucc var hancei planch vitaceae) thu hái ở tam đảo vĩnh phúc (Trang 64)

Hiện nay, ở Việt Nam, Dâu dây là đối tượng hoàn toàn mới, chưa có bất kỳ tài liệu về cây thuốc nào công bố về thành phần hóa học. Vì vậy, luận văn này có thể được xem là nghiên cứu đầu tiên về loài cây thuốc này, trước hết là về vi học, thành phần hóa học và góp phần hoàn thiện hơn về phân loại, hình thái, sinh thái của đối tượng nghiên cứu.

Định tính 14 nhóm chất chính trong Dâu dây, sơ bộ phát hiện trong phần trên mặt đất của cây Dâu dây có: flavonoid, saponin, tanin, caroten, acid hữu cơ, đường khử, polysaccarid.

Từ cắn phân đoạn ethylacetat qua SKC phân lập được 3 chất tinh khiết, ký hiệu là AG-1, AG-2 và AG-3. Độ tinh khiết của 3 chất được kiểm tra bằng SKLM và HPLC. Từ các số liệu phổ tử ngoại (UV), hồng ngoại (IR), phổ khối (MS), cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) xác định được: AG -1 là 4’-O- methyl myricitrin (Mearnsitrin), AG-2 là acid ursolic, AG-3 là myricitrin (hay 3-O-rhamnose myricetin). Đây là lần đầu tiên 3 chất 4’-O-methyl myricitrin, acid ursolic và myricitrin được phân lập từ cây Dâu dây.

56

Thunb. (Tỳ bà diệp); Ligustrum lucidum Ait. (Nữ trinh tử), Zyzyphus spp.

(Táo), Diospyros kaki L.f. (Cây hồng). Acid ursolic có nhiều tác dụng như : Tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống tăng đường huyết (đái tháo đường), chống tăng mỡ máu, chống béo phì [19], [25],[26],[27].

4’-O-methyl myricitrin và myricitrin có mặt nhiều trong một số loài như:

Myrica cerifera (Thanh mai), Sageteria thea, Myrsine africana…Cả hai chất

đều có các tác dụng: Chống viêm, chống oxy hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch… [22],[34],[35],[36].

Sự có mặt của Acid ursolic và 2 flavonoid glycosid (Mearnsitrin và Myricitrin) trong cành lá cây Dâu dây với những tác dụng được biết đến của nó (Chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn…) góp phần giải thích được tác dụng vị thuốc và kinh nghiệm dân gian: Dâu dây có vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, chữa phong thấp. Theo kinh nghiệm dân gian, cây dâu dây 40g phối hợp với gối hạc, huyết giác, cẩu tích mỗi vị 20g, tất cả thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong vài ngày. Dùng liên tiếp 5-7 ngày, chữa đau quanh vai, lưng gối đau nhức, chân sưng phù. Để chữa vết thương bầm tím sưng đau, lấy lá dâu dây tươi, giã nát, chưng nóng đắp tại chỗ, kết hợp lấy rễ dâu dây phối hợp với dây đau xương và huyết giác, mỗi vị 20g, sắc nước uống [2]. Nghĩa là, các tác dụng này có thể là do có phần đóng góp của 3 hợp chất trên. Đây cũng là một đóng góp về tìm hiểu mối quan hệ giữa thành phần hóa học và tác dụng sinh học của dược liệu, chứng minh kinh nghiệm dân gian sử dụng cây Dâu dây, gợi mở các thử nghiệm tác dụng sinh học của cây Dâu dây.

57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 Kết luận:

Qua nghiên cứu chúng tôi thu được một số kết quả sau:

1. Kết hợp giữa mô tả hình thái, cấu tạo giải phẫu kết luận: Mẫu nghiên cứu có tên khoa học là Ampelopsis glandulosa var. hancei (Planch.) Momiy, họ

Nho (Vitaceae).

2. Định tính thành phần hóa học bằng phản ứng hóa học thấy: Phần trên mặt đất của cây Dâu dây có chứa: flavonoid, saponin, tanin, caroten, acid hữu cơ, đường khử, polysaccarid.

3. Từ cắn ethylacetat đã phân lập được 3 chất rắn (kết tinh, độ chảy xác định, tinh khiết trên SKLM và HPLC), phân tích cấu trúc dựa vào phổ UV, IR, MS, NMR xác định được 3 chất đó là: 4’-O-methyl myricitrin, acid ursolic, myricitrin. Đây là 3 chất đầu tiên được phân lập từ phần trên mặt đất của cây Dâu dây.

 Kiến nghị

Các kết quả của đề tài đã đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ là bước đầu, các kết quả trên chỉ là những hiểu biết sơ bộ về dược liệu Dâu dây.

Vậy chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học của phần trên mặt đất (lá, thân) và các bộ phận khác của cây Dâu dây.

- Nghiên cứu tác dụng sinh học của cây Dâu dây, của hoạt chất chiết tách được từ cây Dâu dây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật

hạt kín ở Việt Nam, tr. 176, NXB. Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt

Nam, tập I, tr. 609-610, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội.

3. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2005), Thực vật học, NXB. Y học.

4. Bộ môn Dược liệu-Trường Đại học Dược Hà Nội (1998), Bài giảng dược liệu – Tập I, tr.81, 143, 259.

5. Bộ môn Dược liệu-Trường Đại học Dược Hà Nội (1998), Bài giảng dược liệu – Tập II, tr. 63, 183.

6. Bộ môn Dược liệu-Trường Đại học Dược Hà Nội (1999), Thực tập dược liệu-Phần hoá học, tr. 9-31.

7. Bộ môn Dược liệu-Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Thực tập Dược

liệu-Phần vi học, tr. 33-44.

8. Bộ môn Thực vật-Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc.

9. Bộ môn Thực vật-Trường Đại học Dược Hà Nội (1997), Thực vật dược- Phân loại thực vật.

10. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, tr. 73, NXB Y

học, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa

học cây thuốc, tr. 60-68, NXB Y học.

12. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam quyển 2, tr. 473 NXB trẻ, Hà

Nội.

13. Nguyễn Thị Băng Sương, Nguyễn Thị Hà, Phạm Thiện Ngọc, Phạm Thanh Kỳ (2004), “Nghiên cứu tác dụng của polyphenol cây Chè dây

(Ampelopsis cantoniensis Planch) trên một số chỉ số lipid máu và mô bệnh học của xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol”, Tạp chí nghiên cứu y

học, tập 29, số 3.

14. Nguyễn Đình Thành (2011), Cơ sở các phương pháp phổ ứng dụng trong

hóa học, tr. 14-62, 72-141, 185-271, 426-537, NXB Khoa học và Kỹ

thuật.

15. Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý, tập 1, tr. 29-145, tr. 290-400, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

16. Viện Dược liệu (2006), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược. Giáo trình sau đại học, tr. 199-221, NXB Khoa học Kỹ thuật.

17. Viện Dược liệu (2008), Kỹ thuật chiết xuất dược liệu, tr. 10-18, NXB Khoa học kỹ thuật.

Tài liệu tiếng anh

18. Ca-Jane C., Chien-Kuang C., Shoei-Sheng L. (2009), “Polar constituents from Sageretia thea leaf characterized by HPLC-SPE-NMR assisted

approaches”, Journal of the Chinese Chemical Society 56, pp. 1002-1009. 19. Chen G., Lu H., Wang C., Yamashita K., Manabe M., Xu S., Kodama H.

(2002), “Effect of five triterpenoid compounds isolated from leaves of

Diospyros kaki on stimulus-induced superoxide generation and tyrosyl

phosphorylation in human polymorphonuclear leukocytes”, Clinica Chimica Acta 320 (1–2), pp. 11–16.

20. Chen K. (1996), “Chemical constituents in roots of Ampelopsis sinica (Miq.) W.T. Wang”, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi 21(5), pp. 294-295,

319.

21. Chen Z., Jun W. (2007), “Ampelopsis Michaux, Fl. Bor Amer. 1: 159. 1803”, Flora of China 12, pp. 178-184.

22. Chen W., Zhuang J., Li Y., Shen Y., Zheng X. (2013), “Myricitrin protects against peroxynitrite-mediated DNA damage and cytotoxicity in astrocytes”, Food Chem 141(2), pp. 927-33.

23. Dong L., Zhan Y., Cheng B., Wu Y. (2012), “Chemical constituents from

Ampelopsis sinica var. hancei prevent liver damage”, Lat. Am. J. Pharm.

31 (2), pp. 195-9.

24. Du Q., Chen P., Gerold J, Peter W. (2004), “Preparative separation of flavonoid glycosides in leaves extract of Ampelopsis grossedentata using high-speed counter-current chromatography”, Journal of Chromatography

A 1040 (1), pp. 147-149.

25. Edgardo G., Saer D., Stefania N., Massimo D. (2011), “Selected primary and secondary metabolites in fresh persimmon (Diospyros kaki Thunb.): A review of analytical methods and current knowledge of fruitcomposition and health benefits”, Food Research International 44,

pp. 1752–1767.

26. Fan J., He C. (2006), “Simultaneous quantification of three major bioactive triterpene acids in the leaves of Diospyros kaki by high-

performance liquid chromatography method”, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis 41, pp. 950–956.

27.Goretti S. et al (2008), “Variation of ursolic acid content in eight ocimum species from Northeastern Brazil”, Molecules 13, pp. 2482-2487 .

28. Flora of Taiwan, Vitaceae.

29. Flora Reipublicae Popularis Sinicae, Tomus 48 (2).

30. Mahmoud I.I.; Marzouk M. S. A.; Moharram F. A. et al, “Acylated flavonol glycosides from Eugenia jambolana leaves”, Phytochemistry 58, pp. 1239 – 1244.

31. Oshima Y., Ueno Y., Hikino H. (1990), “Ampelopsins A, B and C, new oligostilbenes of brevipedunculata var. Hancei”, Tetrahdm 46 (15), pp. 5121-5126.

32. Oshima Y., Ueno Y. (1993), “Ampelopsins D, E, H and cis - Ampelopsin E, oligostilbenes from Ampelopsis brevipedunculata var.

Hancei roots”, Phytochemistry 33(1), pp. 179-182.

33. Oshima Y. et al (1993), “Ampelopsins F and G, novel bridged plant oligostilbenes from Ampelopsis brevipedunculata var. hancei roots (Vitaceae)”, Tetrahedron 49 (26), pp. 5801-5804.

34. Sun GB. et al (2013), “Inhibitory effects of myricitrin on oxidative stress- induced endothelial damage and early atherosclerosis in ApoE-/- mice”,

Toxicol Appl Pharmacol 271(1), pp. 114-26.

35. Thamilvaani M. et al (2012), “Flavonoids isolated from Syzygium aqueum leaf extract as potential antihyperglycaemic agents”, Food Chemistry 132, pp. 1802-1807.

36. Ryosuke S., Hiroshi S., Masamitsu M. (2006), “Enzymatic production of high solube myricitrin glycosides using β-galactosidase”, Biosci. Biotechnol. Biochem 70 (4), pp. 940-948.

37. Xu Z., Liu X., Xu G. (1995), “Chemical constituents of roots of

Ampelopsis brevipedunculata (Maxim) Trautv”, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi 20 (8), pp. 484-6, 512.

38. Yabe N., Matsui H. (1997), “Effects of Ampelopsis

brevipedunculata (Vitaceae) extract on hepatic M cell culture: function in

collagen biosynthesis”, Journal of Ethnopharmacology 56 (1), pp. 31-44. 39. Yabe N., Matsui H. (2000), “Ampelopsis brevipedunculata (Vitaceae)

extract inhibits a progression of carbon tetrachloride-induced hepatic injury in the mice”, Phytomedicine 7 (6), pp. 493-498.

40. Yanping Z., Changhen T., Dayuan Z. (2009), “A new acetylated flavonoid glycoside from Myrsine africana L”, Bull. Korean Chem. Soc

30 (9), pp. 2111-2113.

41. Yuan A., Huang X., Chen J. (1998), “Chemical constituents in aerial part of Ampelopsis grossedentata (Hand.-Mazz.) W.T. Wang”, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi 23 (6), pp. 359-60, 383.

42. Zhang Q., Tan W., Chen K. (2003), “Studies on the chemical constituents of Ampelopsis humulifolia var. heterophylla (Thunb.) K. Koch”, Zhong Yao Cai 26 (9), pp. 636-7.

PHIẾU GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC

GIẤY CHỨNG NHẬN MÃ SỐ TIÊU BẢN

PHỔ IR, UV, MS, 1H-NMR, 13

PHỔ IR, UV, MS, 1H-NMR, 13

Ten may: GX-PerkinElmer-USA Resolution: 4cm-1

BO MON HOA VAT LIEU-KHOA HOA-TRUONG DHKHTN

Nguoi do: Phan Thi Tuyet Mai Ten mau: AU Date: 1/10/2013 4000.0 3600 3200 2800 2400 2000 1800 1600 1400 1200 1000 800 600.0 0.040 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 0.50 0.55 0.60 0.65 0.70 0.75 0.800 cm-1 A 3424 2926 2871 1734 1690 1456 1385 1376 1314 1255 1188 1092 1030 998 974 806 662

PHỔ IR, UV, MS, 1H-NMR, 13

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dầu dây ( ampelopsis heterophylla sieb et zucc var hancei planch vitaceae) thu hái ở tam đảo vĩnh phúc (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)