0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Xác định cấu trúc của các chất phân lập được

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY DẦU DÂY ( AMPELOPSIS HETEROPHYLLA SIEB ET ZUCC VAR HANCEI PLANCH VITACEAE) THU HÁI Ở TAM ĐẢO VĨNH PHÚC (Trang 54 -54 )

Để nhận dạng AG-1, AG-2, AG-3 chúng tôi tiến hành đo các phổ: phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR và 13C-NMR), phổ khối lượng (MS), phổ hồng ngoại (IR), phổ tử ngoại (UV). Kết quả thu được như sau:

a. Chất AG-1

Tính chất: Tinh thể màu vàng, nhiệt độ nóng chảy: 184-187oC.

-Phổ UV (trong MeOH) λmax: cho các cực đại hấp thụ tại 200, 254, 330 nm, chứng tỏ trong cấu trúc có liên kết đôi C=C (đỉnh 200 nm) và có vòng thơm (đỉnh 254 nm và 330 nm)

-Phổ IR (viên nén KBr) νmax (cm-1): có các vân hấp thụ đặc trưng của các

nhóm chức tại: 3420 (nhóm OH), 2932 (liên kết C-H của nhóm CH3), 1697, 1655 (C=C vòng thơm), 1200 (liên kết C-O).

Như vậy, trong công thức của hợp chất AG-1 có nhóm hydroxy (–OH), nhóm oxo (C=O) và nhân benzen trong phân tử.

-Phổ ESI-MS: m/z 477 [M-H]+ (negative) tương ứng với khối lượng phân tử là M = 478. Phân mảnh phổ HRMS/MS m/z: 305, 315, 331, 347.

46

Phổ 1H-NMR cho 4 tín hiệu proton gồm: δH 6,81 (2H, s, H-2’, 6’), δH

6,38 (1H, d, J = 2 Hz, H-8), 6,21 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-6) đặc trưng của

khung flavonoid. Do hợp chất AG-1 được đo trong dung môi DMSO nên tín hiệu của nhóm OH cũng được quan sát trên phổ proton gồm: δH 12,55 (5- OH), 9,55 (7-OH). Một tín hiệu proton ở δH 5,14 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-1’’) đặc trưng cho vị trí proton của phân tử đường trong công thức phân tử của hợp chất AG-1. Một tín hiệu proton ở δH 0,80 (3H, d, J = 5,5 Hz, -CH3) cùng với các tín hiệu proton đặc trưng cho phân tử đường ở δH 3,97 (1H, s, H-2’’), 3,14 (2H, dd, J = 7,5 Hz, H-4’’). Đặc biệt, có một tín hiệu proton ở δH 3,73 (3H, s, -OCH3) là của nhóm methoxy gắn ở vị trí carbon số 4’ trên vòng B của hợp chất AG-1.

Phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 22 tín hiệu carbon. Có 9 tín hiệu –CH (trong đó có 6 tín hiệu carbon đặc trưng của nhóm đường rhamnose ở vùng trường từ 71,3 – 70,2 ppm), 10 tín hiệu của carbon bậc 4, 1 tín hiệu của nhóm methyl (-CH3) tại δC 17,6 ppm, 1 tín hiệu của nhóm methoxy (-OCH3) tại δC 59,9 ppm.

Tham khảo tài liệu [30] và kết hợp với phân tích các phổ chúng tôi xác định hợp chất AG-1 là một flavonoid glucosid với phần đường là rhamnose. Công thức phân tử chất AG-1 là C22H22O12. Kết quả phân tích phổ 1H- và 13C- NMR (đo trong DMSO, chất chuẩn nội là TMS) của chất AG-1 được trình bày trong bảng 3.5.

47 Bảng 3.5: Số liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của chất AG-1 Vị trí Chất AG-1a Mearnsitrinb [30] δH (Số proton, tín hiệu, J, Hz) ppm δC ppm δH(Số proton, tín hiệu, J, Hz) ppm ppm 2 157,4 157,3 3 134,9 134,8 4 177,9 177,8 5 161,4 161,3 6 6,21 (1H, d; 1,5 Hz) 98,9 6,21 (1H, d; 1,9 Hz) 98,8 7 164,5 164,4 8 6,38 (1H, d; 2 Hz) 93,8 6,38 (1H, d; 1,9 Hz) 93,6 9 156,7 156,5 10 104,3 104,2 1’ 124,9 124,8 2’ 6,81 (1H, s) 108,3 6,82 (1H, s) 108,1 3’ 150,8 150,6 4’ 137,9 137,7 5’ 150,8 150,6 6’ 6,81 (1H, s) 108,3 6,82 (1H, s) 108,1 1’’ 5,14 (1H, d; 1,5Hz) 102,3 5,12 (1H, s) 102,2 2’’ 3,97 (1H, s) 70,7 3,97 (1H, dd, 1,5; 3,3) 70,0 3’’ 70,2 70,3 4’’ 3,14 (1H, dd; 7,5 Hz) 71,3 3,15 (1H, m) 71,1 5’’ 70,5 70,6 6’’(CH3) 0,80 (3H, d; 5,5 Hz) 17,6 0,80 (3H, d; 6,1 Hz) 17,5 OCH3 3,73 (3H, s) 59,9 3,74 (3H, s) 59,8

a: Đo trong dung môi DMSO-d6

48

Kết luận: Chất AG-1 thu được là 4’-O-methyl myricitrin (Mearnsitrin). Công thức cấu tạo như hình 3.21.

O O OH OH HO OH O OH CH3 OH HO O OCH3 2 3 4 5 7 9 10 6 1 1' 2' 3' 6' 5' 4' 1'' 2'' 3'' 4'' 5'' 6'' 8

Hình 3.21 : Công thức cấu tạo của 4’-O-methyl myricitrin (Mearnsitrin)

b. Chất AG-2

Tính chất: Tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy: 260-264oC. - Phổ UV (trong MeOH) λmax: 195 nm.

- Phổ hồng ngoại (viên nén KBr) νmax (cm-1): cho các vân hấp thụ đặc trưng của các nhóm chức tại 3424 (nhóm OH); 2926 (C-H của nhóm CH3); 1690 (nhóm C=O).

- Phổ ESI-MS: m/z 455 [M-H]+ (negative) tương ứng với khối lượng phân tử là M = 456.

- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Trên phổ 1H-NMR: Cho 1 tín hiệu proton olefin ở H 5,14 (1H, m, H- 12), 7 tín hiệu của 7 nhóm methyl (-CH3) đính vào vòng có độ dịch chuyển từ 1,01- 0,68 ppm, trong đó có 5 nhóm cho tín hiệu đơn và 2 nhóm cho tín hiệu kép. Trên phổ còn xuất hiện 1 tín hiệu H 3,07 (1H, dd, J= 4,5; 11 Hz) gần

49

liên kết OH. Ngoài ra, còn có 18 proton có độ dịch chuyển từ 1,84-1,18 ppm (18H, m).

Trên phổ 13C-NMR cho biết có tổng cộng 30 tín hiệu cacbon. Có 1 tín hiệu có C 181,4 ppm của carbon nhóm carboxylic (-COOH), 1 tín hiệu của CH olefin C ở 139,19 ppm (C-13). Có 1 cặp tín hiệu trùng nhau C 24,08 ppm (C-11, C-27). Carbon của 7 nhóm methyl (-CH3) dịch chuyển trong vùng trường thấp ở C từ 21,5-15,9 ppm.

Hơn nữa, phổ khối của AG-2 có pic khối lượng phân tử tại m/z 455 [M- H]+ (negative) cho biết khối lượng phân tử của AG-2 là 456 đvC. Phù hợp với công thức phân tử C30H48O3.

Kết hợp các dữ liệu phổ trên chúng tôi dự đoán AG-2 là acid ursolic. Khi so sánh số liệu phổ của AG-2 với acid ursolic đã được công bố trước đây [27] cho thấy sự trùng hợp (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Số liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của chất AG-2

Vị trí

Chất AG-2a Acid ursolicb [27] δH(Số proton, tín hiệu, J, Hz) ppm δC ppm δH(Số proton, tín hiệu, J, Hz) ppm δC ppm 1 2H, m 39,5 1,56 (2H, m) 38,2 2 2H, m 27,6 1,43 (2H, m) 26,8 3 3,07 (1H, dd, 4,5;11 Hz) 79,4 3,01(1H, dd, 5,2; 9,5 Hz) 76,8 4 - 39,7 - 38,4 5 0,65 (1H, d, 11 Hz) 56,4 0,66 (1H, s) 54,8 6 2H, m 19,2 1,47 (1H, m, H-6a) 1,29 (1H, m, H-6b) 17,9

50 7 2H, m 31,5 1,27 (2H, m) 30,8 8 - 40,4 - 39,1 9 1H, m 48,5 1,58 (1H, s) 47,0 10 - 37,7 - 36,5 11 1,84 (2H, m) 24,1 1,92 (2H, dd, 13,7; 3,5 Hz) 23,8 12 5,14 (1H, t) 126,5 5,14 (1H, dd, 13,7;3,5 Hz) 124,5 13 - 139,2 - 138,2 14 - 42,9 - 41,6 15 2H, m 33,9 1,01(2H, m) 32,7 16 2H, m 25,1 1,53 (2H, m) 22,8 17 - 48,5 - 46,8 18 2,11 (1H, d; 11,5 Hz) 53,9 2,12 (1H, d; 11,1 Hz) 52,4 19 1H, m 39,9 1,31 (1H, m) 38,4 20 1H, m 40,1 1,52 (1H, m) 38,5 21 2H, m 28,6 1,29 (2H, m) 27,5 22 2H, m 37,8 1,54 (2H, m) 36,3 23(CH3) 0,87 (3H, s) 28,9 0,90 (3H, s) 28,2 24(CH3) 0,68 (3H, s) 17,5 0,68 (3H, s) 16,9 25(CH3) 0,86 (3H, s) 16,2 0,84 (3H, s) 16,0 26(CH3) 0,75 (3H, s) 15,9 0,69 (3H, s) 15,2 27(CH3) 1,01 (3H, s) 24,1 1,05 (3H, s) 23,2 28 (COOH) - 181,4 - 178,2 29 (CH3) 0,79 (3H, d, 6,5 Hz) 17,6 0,82 (3H, d, 5,9 Hz) 16,9 30 (CH3) 0,89 (3H, d, 5,5 Hz) 21,5 0,92 (3H, d, 6,8 Hz) 21,1

a: Đo trong dung môi MeOD&CDCl3 b: Đo trong dung môi DMSO-d6

51

Kết luận: Chất AG-2 thu được là acid ursolic. Công thức cấu tạo như hình 3.22.

Hình 3.22 : Công thức cấu tạo của acid ursolic.

Các dữ liệu về phổ được trình bày ở phần phụ lục.

c. Chất AG-3

- Tính chất: Tinh thể màu vàng, nhiệt độ nóng chảy: 203-205oC.

- Phổ tử ngoại : UV (trong MeOH) λmax: cho các cực đại hấp thụ tại 206, 253, 350 nm, chứng tỏ trong cấu trúc có liên kết đôi C=C (đỉnh 206 nm) và có vòng thơm (đỉnh 253 nm và 350 nm)

- Phổ hồng ngoại (IR, KBr, cm-1): cho các vân hấp thụ đặc trưng của các nhóm chức tại 3379 (nhóm OH), 2921 (liên kết C-H của nhóm CH3), 1656 (nhóm C=O), 1605, 1501 (C=C của vòng thơm) và 1197, 1030 (liên kết C-O). Như vậy, trong công thức của hợp chất AG-3 có nhóm hydroxy (–OH), nhóm oxo (C=O) và nhân benzene trong phân tử.

- Phổ khối ESI-MS: m/z 463 [M-H]+ (negative). Vậy khối lương phân tử của chất AG-3 là 464 đvC.

- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân:

52

δH 6,38 (1H, d, J = 2 Hz, H-8), 6,22 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-6) đặc trưng của

khung flavonoid. Do hợp chất AG-3 được đo trong dung môi MeOH nên không xuất hiện tín hiệu của nhóm OH. Một tín hiệu proton ở δH 5,34 (1H, d,

J = 1 Hz, H-1’’) đặc trưng cho vị trí proton của phân tử đường trong công thức phân tử của hợp chất AG-3. Một tín hiệu proton ở δH 0,98 (3H, d, J = 6 Hz, -CH3) cùng với các tín hiệu proton đặc trưng cho phân tử đường ở δH 4,24 (1H, s, H-4’’), 4,12 (1H, m, H-2’’), 3,53 (1H, m, H- 5’’).

Phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 21 tín hiệu carbon. Có

9 tín hiệu –CH (trong đó có 6 tín hiệu carbon đặc trưng của nhóm đường rhamnose ở vùng trường từ 73,4 – 71,9 ppm), 10 tín hiệu của carbon bậc 4, 1 tín hiệu của nhóm methyl (-CH3) tại δC 17,6 ppm.

Tham khảo tài liệu [18] kết hợp với phân tích các phổ chúng tôi xác định hợp chất AG-3 là một flavonoid glucosid với phần đường là rhamnose. Công thức phân tử chất AG-3 là C21H20O12. Kết quả phân tích phổ 1H- và 13C- NMR (đo trong MeOD, chất chuẩn nội là TMS) của chất AG-3 được trình bày trong bảng 3.6. Bảng 3.6: Số liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của chất AG-3 Vị trí Chất AG-3a Myricitrinb [18] δH(Số proton, tín hiệu, J, Hz) ppm δC ppm δH(Số proton, tín hiệu, J, Hz) ppm δC ppm 2 158,5 159,4 3 137,9 136,3 4 179,7 179,6 5 163,2 163,1 6 6,22 (1H, d; 2 Hz) 99,8 6,18 (1H, d; 2,1Hz) 99,8 7 165,8 165,9 8 6,38 (1H, d; 2,5 Hz) 94,7 6,34 (1H, d; 2,1Hz) 94,7

53 9 159,4 10 105,9 105,8 1’ 121,9 121,8 2’ 6,97 (1H, s) 109,6 6,94 (1H, s) 109,2 3’ 146,8 146,8 4’ 136,3 137,8 5’ 146,8 146,8 6’ 6,97 (1H,s) 109,6 6,94 (1H, s) 109,2 1’’ 5,34 (1H, d, 1Hz) 103,6 5,30 (1H, d; 1,5 Hz) 103,6 2’’ 4,12 (1H, m) 72,1 71,8 3’’ 73,4 73,3 4’’ 4,24 (1H, m) 71,9 72,0 5’’ 3,53 (1H, m) 72,1 72,0 6’’ 0,98 (3H, d, 6 Hz) 17,7 0,96 (3H, d; 6,1 Hz) 17,6

a: Đo trong dung môi MeOD b: Đo trong dung môi CD3OD

Kết luận: Chất AG-3 thu được là myricetin 3-O-rhamnose (Myricitrin). Công thức cấu tạo như hình 3. 23.

Hình 3.23: Công thức cấu tạo của Myricitrin

54

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 4.1. Về phương pháp.

Phần thực nghiệm nghiên cứu đã áp dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản, thường quy đến hiện đại, kỹ thuật cao.

Nghiên cứu hình thái phân loại thực vật, từ quan sát cảm quan trên thực địa, mẫu thu hái, chụp ảnh, đối chiếu với mô tả trong các tài liệu phân loại thực vật chuẩn, kinh điển, so sánh với mẫu chuẩn lưu trữ, nghiên cứu vi học hiển vi.

Về hóa thực vật, phương pháp nghiên cứu đã sử dụng từ các phương pháp kinh điển như: chiết phân đoạn, sắc ký lớp mỏng (SKLM), sắc ký cột (SKC)... đến các phương pháp hiện đại như: sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), phổ tử ngoại (UV), phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR), cacbon (13C-NMR).

Về chiết tách, trong nhiều phương pháp chiết xuất dùng cho nghiên cứu với quy mô phòng thí nghiệm thì phương pháp ngâm lạnh được lựa chọn do: đơn giản (thiết bị, phương tiện rẻ tiền), dễ tiến hành và ít gây biến đổi hóa học của sản phẩm chiết xuất. Tiếp đến là phương pháp SKLM và SKC, SKLM dễ thực hiện, cho kết quả nhanh, độ nhạy cao...nên được sử dụng rỗng rãi để định tính, theo dõi quá trình sắc ký cột, sắc ký điều chế, chiết phân đoạn...

Phương pháp SKC cho hiệu quả tách cao, đơn giản, chi phí thấp, phân đoạn dễ tinh sạch không hoặc ít gây biến tính, bảo toàn được nguyên vẹn chất chiết tách.

4.2. Về thực vật

Cây Dâu dây có tên khoa học là Ampelopsis glandulosa var. hancei

(Planch.) Momiy thuộc chi Ampelopsis, họ Nho (Vitaceae). Ngoài ra, loài này còn có các tên đồng nghĩa [21], [28], [29] gồm có:

55

+ Ampelopsis heterophylla var. hancei Planch. 1887. Monogr. Phan. 5: 457. + A. heterophylla auct. non Blume 1825: Phamh. 1992. Illustr. Fl. Vietn. 2 :

590.

+ A. brevipedunculata var. hancei (Planch.) Rehd. 1921. Journ. Arn. Arb.

2(3): 177.

+ A. brevipedunculata auct. non (Maxim.) Trautv. 1888: Phamh. 1992. Illustr. Fl. Vietn. 2: 590.

Do vậy để xác định được loài này, nhờ vào việc mô tả hình thái, phân loại thực vật trên thực địa, trên mẫu thu hái mà có thể mô tả chính xác cây Dâu dây tránh gây nhầm lẫn với các loài khác.

4.3. Về thành phần hóa học

Hiện nay, ở Việt Nam, Dâu dây là đối tượng hoàn toàn mới, chưa có bất kỳ tài liệu về cây thuốc nào công bố về thành phần hóa học. Vì vậy, luận văn này có thể được xem là nghiên cứu đầu tiên về loài cây thuốc này, trước hết là về vi học, thành phần hóa học và góp phần hoàn thiện hơn về phân loại, hình thái, sinh thái của đối tượng nghiên cứu.

Định tính 14 nhóm chất chính trong Dâu dây, sơ bộ phát hiện trong phần trên mặt đất của cây Dâu dây có: flavonoid, saponin, tanin, caroten, acid hữu cơ, đường khử, polysaccarid.

Từ cắn phân đoạn ethylacetat qua SKC phân lập được 3 chất tinh khiết, ký hiệu là AG-1, AG-2 và AG-3. Độ tinh khiết của 3 chất được kiểm tra bằng SKLM và HPLC. Từ các số liệu phổ tử ngoại (UV), hồng ngoại (IR), phổ khối (MS), cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) xác định được: AG -1 là 4’-O- methyl myricitrin (Mearnsitrin), AG-2 là acid ursolic, AG-3 là myricitrin (hay 3-O-rhamnose myricetin). Đây là lần đầu tiên 3 chất 4’-O-methyl myricitrin, acid ursolic và myricitrin được phân lập từ cây Dâu dây.

56

Thunb. (Tỳ bà diệp); Ligustrum lucidum Ait. (Nữ trinh tử), Zyzyphus spp.

(Táo), Diospyros kaki L.f. (Cây hồng). Acid ursolic có nhiều tác dụng như : Tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống tăng đường huyết (đái tháo đường), chống tăng mỡ máu, chống béo phì [19], [25],[26],[27].

4’-O-methyl myricitrin và myricitrin có mặt nhiều trong một số loài như:

Myrica cerifera (Thanh mai), Sageteria thea, Myrsine africana…Cả hai chất

đều có các tác dụng: Chống viêm, chống oxy hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch… [22],[34],[35],[36].

Sự có mặt của Acid ursolic và 2 flavonoid glycosid (Mearnsitrin và Myricitrin) trong cành lá cây Dâu dây với những tác dụng được biết đến của nó (Chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn…) góp phần giải thích được tác dụng vị thuốc và kinh nghiệm dân gian: Dâu dây có vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, chữa phong thấp. Theo kinh nghiệm dân gian, cây dâu dây 40g phối hợp với gối hạc, huyết giác, cẩu tích mỗi vị 20g, tất cả thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong vài ngày. Dùng liên tiếp 5-7 ngày, chữa đau quanh vai, lưng gối đau nhức, chân sưng phù. Để chữa vết thương bầm tím sưng đau, lấy lá dâu dây tươi, giã nát, chưng nóng đắp tại chỗ, kết hợp lấy rễ dâu dây phối hợp với dây đau xương và huyết giác, mỗi vị 20g, sắc nước uống [2]. Nghĩa là, các tác dụng này có thể là do có phần đóng góp của 3 hợp chất trên. Đây cũng là một đóng góp về tìm hiểu mối quan hệ giữa thành phần hóa học và tác dụng sinh học của dược liệu, chứng minh kinh nghiệm dân gian sử dụng cây Dâu dây, gợi mở các thử nghiệm tác dụng sinh học của cây Dâu dây.

57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 Kết luận:

Qua nghiên cứu chúng tôi thu được một số kết quả sau:

1. Kết hợp giữa mô tả hình thái, cấu tạo giải phẫu kết luận: Mẫu nghiên cứu có tên khoa học là Ampelopsis glandulosa var. hancei (Planch.) Momiy, họ

Nho (Vitaceae).

2. Định tính thành phần hóa học bằng phản ứng hóa học thấy: Phần trên mặt đất của cây Dâu dây có chứa: flavonoid, saponin, tanin, caroten, acid hữu cơ, đường khử, polysaccarid.

3. Từ cắn ethylacetat đã phân lập được 3 chất rắn (kết tinh, độ chảy xác định, tinh khiết trên SKLM và HPLC), phân tích cấu trúc dựa vào phổ UV, IR, MS, NMR xác định được 3 chất đó là: 4’-O-methyl myricitrin, acid ursolic, myricitrin. Đây là 3 chất đầu tiên được phân lập từ phần trên mặt đất của cây Dâu dây.

 Kiến nghị

Các kết quả của đề tài đã đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ là bước đầu, các kết quả trên chỉ là những hiểu biết sơ bộ về dược liệu Dâu dây.

Vậy chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học của phần trên mặt đất (lá, thân) và các bộ phận khác của cây Dâu dây.

- Nghiên cứu tác dụng sinh học của cây Dâu dây, của hoạt chất chiết tách được từ cây Dâu dây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật

hạt kín ở Việt Nam, tr. 176, NXB. Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt

Nam, tập I, tr. 609-610, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội.

3. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2005), Thực vật học, NXB. Y học.

4. Bộ môn Dược liệu-Trường Đại học Dược Hà Nội (1998), Bài giảng dược liệu – Tập I, tr.81, 143, 259.

5. Bộ môn Dược liệu-Trường Đại học Dược Hà Nội (1998), Bài giảng dược liệu – Tập II, tr. 63, 183.

6. Bộ môn Dược liệu-Trường Đại học Dược Hà Nội (1999), Thực tập dược liệu-Phần hoá học, tr. 9-31.

7. Bộ môn Dược liệu-Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Thực tập Dược

liệu-Phần vi học, tr. 33-44.

8. Bộ môn Thực vật-Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc.

9. Bộ môn Thực vật-Trường Đại học Dược Hà Nội (1997), Thực vật dược-

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY DẦU DÂY ( AMPELOPSIS HETEROPHYLLA SIEB ET ZUCC VAR HANCEI PLANCH VITACEAE) THU HÁI Ở TAM ĐẢO VĨNH PHÚC (Trang 54 -54 )

×