BÀN VỀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ TUÂN THỦ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh basedow tại bệnh viện nội tiết tỉnh nghệ an (Trang 65)

ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ

4.2.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

Về mẫu nghiên cứu: Tổng số đối tƣợng tham gia vào nghiên cứu là 101 ĐTNC, bằng cỡ mẫu dự kiến tối đa là 101 ĐTNC thì số mẫu đã phỏng vấn là đạt yêu cầu. Chúng tôi đã chọn mẫu thuận tiện đủ số lƣợng là 101 bệnh nhân đang điều trị ngoại trú. Khi tiến hành phỏng vấn, có vài trƣờng hợp từ chối tham gia do bận việc và giữ bí mật về bệnh đang mắc… nhƣng cũng chọn ngay sang đối tƣợng dự phòng do đó không có trở ngại gì cho tiến trình thu thập đủ mẫu.

Về giới của đối tượng nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân nam, nữ trong nghiên cứu của chúng tôi lần lƣợt là 13,9% và 86,1% ( Bảng 3.8). Nhƣ vậy số lƣợng bệnh nhân nữ trong nhóm nghiên cứu chúng tôi cao hơn so

với bệnh nhân năm. Kết quả này cũng tƣơng đồng với nghiên cứu của Đàm Thị Hƣơng (2009) tỷ lệ nam là 35,98% và nữ là 64,02% [10]. Và nghiên cứu của Hoàng Thị Thủy ( 2001) tỷ lệ nam là 16,39% và nữ là 83,61%. Kết quả mẫu bệnh nhân nghiên cứu tiến cứ cũng phù hợp với mẫu bệnh nhân hồi cứu ở trên.

Về tuổi của đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 20 – 50 tuổi ( Bảng 3.8). Kết quả này tƣơng tự với mẫu nghiên cứu hồi cứu ở trên, nhóm tuổi từ 20 – 50 tuổi chiếm 68,3%.

4.2.2. Tỷ lệ tuân thủ điều trị

Kết quả nghiên cứu của chúng cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt chiếm tỷ lệ khá cao (60,4%). Chỉ có một tỷ lệ 39.6% bệnh nhân tuân thủ kém là do bệnh nhân cho rằng chỉ cần uống thuốc khi có dấu hiệu đỡ mệt mỏi, giảm triệu chứng hồi hộp trống ngực run tay, tăng cân, xét nghiệm hormon tuyến giáp giảm, hoặc tự ý dùng đơn của ngƣời khác hoặc tự mua thuốc theo đơn cũ uống . Những ngƣời này có thể do ngƣời khác mách bảo để điều trị, họ thƣờng không tin tƣởng vào nhân viên y tế, dẫn đến gây tốn kém cho việc điều trị và ảnh hƣởng xấu đến ngƣời bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt chiếm tỷ lệ cao có thể là do chúng tôi tập trung nghiên cứu vào những ngƣời mắc Basedow đã đƣợc tƣ vấn về kiến thức dùng thuốc nên họ hiểu rất thấu đáo việc dùng thuốc nhƣ thế nào cho đúng. Chế độ dùng thuốc là yếu tố quan trọng để giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị . Vì vậy cán bộ y tế phòng khám cần phải quan tâm đến việc phổ biến những kiến thức về tuân thủ dùng thuốc cho bệnh nhân càng sớm càng tốt. Để họ nắm đƣợc tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc, giúp họ chủ động đƣa ra kế hoạch để đảm bảo sự tuân thủ điều tri. Nhƣ vậy họ mới có thể phòng đƣợc các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi, trên thực tế kết quả tuân thủ kém còn thấp hơn với tỷ lệ thực của bệnh nhân, bởi vì trong quá trình phỏng vấn bệnh nhân thƣờng đánh giá quá cao mức độ tuân thủ của mình là do bệnh nhân ngại nên

thƣờng nói không chính xác. Và đây cũng là một trong những hạn chế của nghiên cứu. Bệnh nhân tuân thủ kém cho dù yếu tố khách quan hay chủ quan đều gây trở ngại cho điều trị và làm giảm hiệu quả của điều trị.

4.2.3. Nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị

Qua khai thác để tìm hiểu lý do tuân thủ kém ở các trƣờng hợp tuân thủ kém cho thấy: Hầu hết bệnh nhân tuân thủ kém có nguyên nhân do quên uống thuốc chiếm 40% và bận rộn (17,5%) và đi lấy thuốc khó khăn (10%). Bệnh nhân chƣa ý thức đƣợc việc dùng thuốc. Sự hiểu biết về chế độ dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ tích cực cho bệnh nhân dùng thuốc là yếu tố quan trọng để giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị. Vì vậy cán bộ y tế tại phòng khám cần có một chiến lƣợc để giúp bệnh nhân hiểu đƣợc phác đồ điều trị đồng thời có các biện pháp hỗ trợ, nhắc nhở bệnh nhân dùng thuốc nhƣ hẹn giờ uống thuốc, tăng cƣờng hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Điều này có thể giúp bệnh nhân cải thiện tuân thủ điều trị, ngăn ngừa đƣợc các biến chứng và giảm gánh nặng cho họ và gia đình.

4.2.4. Mối liên quan của các yếu tố với mức độ tuân thủ điều trị

Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian mắc bệnh Basedow của ngƣời bệnh, số loại thuốc điều trị trong đơn, số lần dùng thuốc trong ngày, niềm tin về thuốc điều trị với mức độ tuân thủ điều trị ( p<0,05).

Thời gian điều trị bệnh càng dài mức độ tuân thủ càng thấp. Bệnh nhân có thời gian điều trị bệnh càng dài kém tuân thủ điều trị có thể do: Bệnh nhân cảm thấy bệnh đỡ hơn và dùng liều duy trì nên bệnh nhân tự ý bỏ và không có ý thức uống thuốc hoặc bệnh nhân điều trị thời gian quá dài nên bệnh nhân cảm thấy không còn tin tƣởng vào thuốc điều trị.

Nhóm dùng 1 loại thuốc có mức độ tuân thủ cao hơn nhóm điều trị 2 loại thuốc và nhóm dùng 2 loại thuốc có mức độ tuân thủ cao hơn nhóm điều trị 3 loại thuốc. Nhóm dùng thuốc 1 lần trong ngày có mức độ tuân thủ cao

hơn nhóm dùng 2, 3 lần trong 1 ngày. Điều này cho thấy số lần dùng thuốc và số thuốc trong đơn của ngƣời bệnh càng nhiều thì họ càng dễ gặp phải rào cản cho việc tuân thủ điều trị nhƣ sợ tác dụng KMM của thuốc, niềm tin rằng thuốc không giúp đỡ hoặc là không cần thiết, sự bất tiện của việc sử dụng thuốc, khó quản lý thuốc cũng nhƣ dễ làm bệnh nhân nhầm lẫn thuốc … đặc biệt là yếu tố tình trạng làm việc có tác động đến không tuân thủ điều trị của bệnh nhân do công việc thƣờng rất bận rộn nên quên uống thuốc, hoặc nhiều khi họ không ở nhà không thuận tiện cho việc dùng thuốc.

Nhóm có niềm tin về thuốc điều trị tích cực có mức độ tuân thủ cao hơn nhóm có niềm tin về thuốc điều trị tiêu cực. Bệnh nhân tin tƣởng vào thuốc đang điều trị có hiệu quả giúp bệnh thuyên giảm sẽ giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn. Ngƣợc lại, bệnh nhân cảm thấy thuốc không làm bệnh thuyên giảm dẫn đến bệnh nhân không muốn uống thuốc, tự ý bỏ thuốc.

Trong 4 yếu tố trên, thì có yếu tố thời gian điều trị bệnh không thể can thiệp, còn yếu tố số loại thuốc và số lần dùng thuốc, niềm tin điều trị có thể can thiệp đƣợc. Vấn đề can thiệp này là vai trò của dƣợc sĩ lâm sàng: Cần tƣ vấn cho bệnh nhân các kiến thức về bệnh, đồng thời giúp bệnh nhân hiểu đƣợc uống thuốc đều đặn, đúng sẽ giúp sức khỏe của bệnh nhân tốt hơn.

Những yếu tố còn lại nhƣ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng nghề nghiệp, thu nhập chƣa thấy đƣơc mối liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị ( p>0,05).

Hạn chế của nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang tại một thời điểm ngắn và đánh giá thực hành qua gọi điện phỏng vấn bệnh nhân chứ không quan sát thực tế khi họ thực hành. Bên cạnh đó, có ít nghiên cứu toàn diện trƣớc đây về tuân thủ điều trị ở bệnh nhân Basedow đang điều trị ngoại trú nên không có nhiều số liệu để so sánh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Nghệ An

Nghiên cứu thực hiện trên bệnh án 120 bệnh nhân Basedow đƣợc điều trị nội trú tại bệnh viện Nội tiết tỉnh Nghệ An. Kết quả nhƣ sau :

* Các đặc điểm bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu

- Tuổi: Cao nhất là 69 tuổi, thấp nhất là 09 tuổi. Chủ yếu tuổi bệnh nhân tập trung trong khoảng từ 20 - 50 tuổi (68.3%)

- Giới: Nữ chiếm 80%, nam 20%, tỷ lệ nam/nữ là 4/1.

- Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 13.10 ± 2.92 ngày.

* Về tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc theo danh mục qui định :

- Các thuốc KGTH: Propyl thiouracil 32 BN (26.7%), Thiamazol 96 BN (80%), Carbimazol 3BN (2.5%).

- Thuốc chẹn β giao cảm: Bisoprolol 115 BN (96%).

* Về tỉ lệ bệnh nhân sử dụng theo liều qui định: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các thuốc KGTH: Propyl thiouracil: 31 BN (96.9%), Thiamazol: 94 BN (97.9%), Carbimazol: 3 BN (100%).

- Thuốc chẹn β giao cảm: Bisoprolol: 114 BN (100%).

* Về phác đồ điều trị nội khoa :

Phần lớn bệnh nhân sử dụng phác đồ đa trị liệu, phối hợp 3 nhóm thuốc hay gặp nhất (KGTH + Chẹn β + Thuốc điều trị hỗ trợ: 97 BN (80.9%)).

* Về kết quả điều trị trên bệnh nhân nội trú

nồng độ TSH vẫn ở mức thấp.

* Về tác dụng KMM ghi nhận từ bệnh án nội trú

Không thấy ghi nhận TDKMM trong bệnh án.

1.2. Về các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Nghệ An

Có 101 bệnh nhân đƣợc phỏng vấn từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014. Kết quả nhƣ sau:

- Tỷ lệ tuân thủ điều trị: Tuân thủ tốt (60,4%), tuân thủ kém (39,6%). - Có mối liên quan giữa thời gian điều trị bệnh, số loại thuốc trong đơn, số lần dùng thuốc, niềm tin về thuốc điều trị và mức độ tuân thủ điều trị :

2. KIẾN NGHỊ

- Trong bệnh án điều trị cần ghi đủ cả thông tin về ADR và biện pháp khắc phục đã thực hiện để bác sĩ điều trị ngoại trú rút kinh nghiệm.

- Đối với cán bộ y tế tại phòng khám: Cần chú trọng đến công tác tƣ vấn và hƣớng dẫn cho bệnh nhân về tuân thủ điều trị ngoại trú tại phòng khám. Nội dung tƣ vấn tập trung vào những kiến thức và thự hành còn thấp nhƣ kiến thức về việc sử dụng thuốc, kiến thức về các thực phẩm hạn chế và cần tránh cho bệnh nhân Basedow, kiến thức về các biến chứng do không tuân thủ điều trị. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp hỗ trợ giúp cho bệnh nhân tuân thủ điều trị nhƣ gọi điện, phát tài liệu về hƣớng dẫn tuân thủ điều trị, tăng cƣờng sự hỗ trợ của ngƣời thân và gia đình …

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại (2008), Tái bản lần thứ 2, NXB Y học, Hà Nội, Tập 2.

2. Sổ tay thầy thuốc thực hành (2006), "Bệnh Basedow", NXB Y học, Hà Nội, Tr. 504.

3. UBND Tỉnh Nghệ An "Quyết định số 3946/QĐ - UBND ngày 26/09/2011 về việc '' Ban hành chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015".

4. Bộ Y Tế, Bệnh viện Chợ Rẫy (2013), "Bệnh Basedow", Phác đồ điều trị 2013, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 433 - 437.

5. Tạ Văn Bình (2008), "Bệnh Graves - Basedow", Chuyên đề Nội tiết - Chuyển hóa, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 52 - 88.

6. Đào Thị Vui, Dƣơng Thi Ly Hƣơng (2007), "Hormon và thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết", Dược lý học, Tập II, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 283 - 321.

7. Phạm Tử Dƣơng (2011), "Các chất ức chế thụ thể giao cảm β", Thuốc tim mạch, tái bản lần thứ 5, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 218 - 228.

8. Trần Thị Thu Hằng (2007), "Hormon tuyến giáp và các thuốc kháng giáp",

Dược lực học, NXB Phƣơng Đông, TP. Hồ Chí Minh, Tr. 371 - 380.

9. Sổ tay thầy thuốc thực hành (2006), "Bƣớu cổ đơn thuần", NXB Y học, Hà Nội, Tr. 646.

10. Đàm Thị Hƣơng, "Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị nội khoa bệnh Basedow tại khoa nội tiết và Đái tháo đƣờng bệnh viện Bạch Mai, Khóa luận Tốt nghiệp Dƣợc sỹ",

11. Lê Huy Liệu (2003), "Bệnh Basedow", Bách khoa thư bệnh học I, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, Tr. 28 - 34.

12. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), "Bệnh Basedow", Nội tiết học đại cương, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 150 - 154.

13. Nguyễn Huy Hùng, "Đánh giá kết quả điều trị bệnh Basedow bằng 131I tại bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên", Luận Văn Thạc sỹ Y học, Thái Nguyên.

14. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dƣơng (2005), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 756 - 833. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Nguyễn Thị Dung, Đỗ Thị Tính (2011), "Basedow", Bài giảng Bệnh học Nội khoa tập 2, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 107 - 116.

16. Nguyễn Hoài Nam (2002), "Lịch sử nghiên cứu và điều trị phẫu thuật bệnh Basedow", Cập nhật ngoại khoa trong điều trị bệnh Basedow, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 22 - 31.

18. Đào Văn Phan (2009), "Hormon và thuốc kháng hormon", Dược lý học, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, Tr. 214 - 241.

19. Đỗ Trung Quân (2011), "Bệnh Basedow", Bệnh nội tiết chuyển hóa, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, Tr. 195 - 235.

20. Đỗ Trung Quân (2010), "Basedow", Bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 161 - 193.

21. Thái Hồng Quang (2008), "Bệnh Basedow", Bệnh Nội tiết, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 111 - 159.

22. Bộ Y Tế - BV Bạch mai (2011), "Bệnh Basedow", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 52 - 88.

23. Trần Đức Thọ (2008), "Điều trị bệnh Basedow", Điều trị học nội khoa, NXB Y học, Hà Nội, II, Tr. 183 - 186.

24. Trần Đức Thọ (2001), "Bệnh Basedow", Nội khoa cơ sở, NXB Y học, Hà Nội, II, Tr. 104 - 109.

25. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Hải Thủy (2008), "Bệnh Basedow", Giáo trình sau đại học chuyên ngành Nội tiết - Chuyển hóa, NXB Đại học Huế, Huế, Tr. 37 - 72.

26. Bộ Y Tế (2012), Dược Thư Quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội. 27. Nguyễn Thị Thành (2009), "Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng

tim mạch với một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow điều trị tại BVNT Trung ƣơng", Luận Văn Thạc sỹ Y học, Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên, Thái Nguyên".

28. Trần Đức Thọ (2007), Bệnh Basedow, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 3 - 25. 29. Hoàng Thị Thủy (2001), "Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh

Basedow tại Trung tâm Nội tiết tỉnh Hòa Bình trong năm 1998 - 2000, Luận Văn Thạc sỹ Dƣợc học, Hà Nội".

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

30. Bernadette Biondii Emiliano A Palmieri, S.Fazio (2002), Effect of Thyroid Hormone on Cardiac Function - The Relative Importance of Heart Rate, Loading Conditions, and Myocardial Contractility in the Regulation of Cardiac Performance in Human Hyperthyroidism, in

The Journal of Clinical endocrinology and metabolism, pp. 968 - 974. 31. British national formulary (2009), "BNF 58th", British Medical

Association and Royal pharmaceutical society of Great Britain.

32. Gregory A. Brent M.D (2008), Grave's disease, in The New England Journal of medicine, pp. 2594 - 2605.

33. Jody Ginsberg (2003), Diagnosis and Management of Graves disease, in Canadian Medical Assciation journal, pp. 575.

34. Lin Jen Der (2001), Grave's disease, in Clinical Nuclear Medicine, pp. 648 - 656.

35. Martindale (2009), The complete drug reference, 36th edition, pp. 2165 - 2177.

36. Philip O.Anderson James E. Knoben, William G. Troutman (2002),

Handbook of Clinical drug data, 10th Edition.

37. R. Volpe (1992), "Grave's disease", Clinical Nuclear Medicine, 4, pp. 648 - 456.

38. Streetman DD, Khanderia U (1993), “Diagnosis and treatment of Graves disease”, The Annals of Pharmacotherapy, pp. 211 - 216.

39. Ambrish Mithal, Beena Bansal (2003), “Disoders of thyroid glands”,

Api textbook of medicine, 9th Edition, pp. 430 - 433.

40. Homsanit M, Sriussadaporn S, Vannasaeng S, Peerapatdit T, Nitiyanant W, Vichayanrat A. (2001), “Efficacy of single daily dosage of methimazole vs. propylthiouracil in the induction of euthyroidism”.,

Clin Endocrinol (Oxf).;54 (3), pp. 385-390. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41. He CT1, Hsieh AT, Pei D, Hung YJ, Wu LY, Yang TC, Lian WC, Huang WS, Kuo SW (2004), “Comparison of single daily dose of

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh basedow tại bệnh viện nội tiết tỉnh nghệ an (Trang 65)