2.3.1. Phác đồ điều trị
Hiện tại, Bệnh viện Nội tiết tỉnh Nghệ An thuộc chỉ đạo tuyến Bệnh viện Bạch Mai, do đó các tiêu chuẩn đánh giá đƣợc thực hiện theo Bệnh viện Bạch Mai.
Bảng 2.1. Danh mục thuốc sử dụng điều trị Basedow theo phác đồ chuẩn của Bệnh viện Bạch Mai [22]
Nhóm thuốc Thuốc Liều khởi đầu
Thuốc KGTH Carbimazol 20 - 60mg/ngày Thiamazol 15 - 40mg/ngày Propylthiouracil 300 - 400mg/ngày Thuốc chẹn β giao cảm Metoprolol 25 - 100mg/ngày Atenolol 25 - 100mg/ngày Bisoprolol 2.5 - 10mg/ngày Propranolol 40 - 240mg/ngày Thuốc điều trị hỗ trợ Thuốc an thần, vitamin
nhóm B
Cách sử dụng:
- Kháng giáp tổng hợp:
Thiamazol:
Liều ban đầu 15 - 40mg/ ngày, chia 1- 2 lần (cƣờng giáp nhẹ liều 15mg, trung bình 20 - 30mg, nặng liều trên 40mg/ ngày). Uống thuốc sau khi ăn.
Chỉnh liều khi bệnh nhân dần về bình giáp.
Propylthiouracil (PTU)
Liều ban đầu: 300 - 400mg/ ngày, chia 2 - 3 lần. Uống thuốc sau ăn. Giảm dần liều khi bệnh nhân về bình giáp.
Liều duy trì: 50 - 150mg/ ngày.
- Thuốc chẹn giao cảm nhằm làm giảm triệu chứng cường giáp:
Metoprolol (Betaloc, Betaloc zok) viên 25 và 50mg, liều 25 - 100mg/ ngày.
Atenolol (Tenormin) viên 50mg, liều 25 - 100mg/ ngày.
Bisoprolol (Concor) viên 2.5 và 5mg, liều 2.5 - 10mg/ ngày.
Propranolol (Inderal) viên 40mg, liều 40 - 240 mg/ ngày.
- Điều trị hỗ trợ bằng thuốc an thần, chế độ nghỉ ngơi [5]
2.3.2. Đánh giá tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị của bệnh nhân được đánh giá trên cơ sở:
Bất kỳ sự sự không tuân thủ về lịch tái khám, số thuốc uống, liều dùng, thời điểm dùng thuốc đều đƣợc coi là tuân thủ kém và ngƣợc lại.
- Tuân thủ tốt? - Tuân thủ kém?
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
So sánh sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng test χ2.
Sự khác biệt đƣợc coi là có ý nghĩa thống kê khi two-side p value < 0,05. Số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê y học dựa vào phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2007. Số liệu xử lý đƣợc trình bày dƣới dạng: %, giá trị trung bình, so sánh liên quan, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH BASEDOW TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH NGHỆ AN
3.1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu
Giới tính Số BN Tỷ lệ % Nam 24 20 Nữ 96 80 Tuổi Số BN Tỷ lệ % < 20 15 12,5 20 - 50 82 68,3 > 50 23 19,2 Số ngày nằm viện Số BN Tỷ lệ % 7 - 14 88 73,3 15 - 35 31 25,8 36 - 64 1 0,9
Thời gian nằm viện TB: 13,10 ± 2,92 ngày
Nhận xét:
- Trong nghiên cứu này, tỉ lệ ngƣời bệnh là nữ giới cao chiếm ƣu thế hơn so với nam giới: Nữ: 80%, nam: 20%. Tỷ lệ nữ/nam = 4/1.
- Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc Basedow cao nhất là 20 - 50 tuổi (68,3%). Ở độ tuổi 20 - 50 tuổi bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ cao (51,7%). Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu là 8 tuổi và tuổi cao nhất trong nghiên cứu là 69 tuổi.
- Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 13,10 ± 2,92 ngày; chủ yếu từ 7 đến 14 ngày (73,3%).
3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc theo danh mục của phác đồ điều trị bệnh viện Bạch Mai
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc theo danh mục qui định
Nhóm thuốc Tên thuốc Số BN Tỷ lệ %
Thuốc KGTH Propyl thiouracil 32 26,7 Thiamazol 96 80 82,5 Carbimazol 3 2,5 Chẹn β giao cảm Bisoprolol 115 96 Thuốc điều trị hỗ trợ Thuốc an thần 99 82,5 Vitamin nhóm B 31 25,8 Thuốc bổ gan 120 100 Thuốc chứa Kali 21 17,5
Corticoid 6 5,0
Nhận xét:
Để đạt mục tiêu điều trị có 3 nhóm thuốc đƣợc sử dụng theo phác đồ, bao gồm: kháng giáp tổng hợp 82,5%, chẹn beta giao cảm (chỉ có 1 thuốc duy nhất là Bisoprolol) chiếm 96% và thuốc điều trị hỗ trợ.
- Trong nhóm thuốc hỗ trợ, phổ biến nhất là nhóm an thần (82,5%), thuốc bổ gan (100%).
3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều qui định
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều qui định
Nhóm thuốc Tên thuốc Số BN Tỷ lệ %
Thuốc KGTH Propyl thiouracil 31 96,9 Thiamazol 94 97,9 Carbimazol 3 100 Chẹn β giao cảm Bisoprolol 114 100
Nhận xét:
Trong các trƣờng hợp chỉ định dùng thuốc KGTH, chúng tôi chỉ đánh giá liều dùng khởi đầu ở những trƣờng hợp có ghi đầy đủ cân nặng và tuổi của bệnh nhân. Hai thuốc Thiamazol và PTU có tỷ lệ đúng với liều qui định là 97,9% và 96,9%. Do đối tƣợng nghiên cứu là bệnh nhân nhập viện lần đầu nên bắt đầu bằng liều khởi đầu, đến khi đạt bình giáp mới dùng liều duy trì. Tuy nhiên, thời gian nằm viện của bệnh nhân trung bình là 13 ngày thì bệnh nhân phải sử dụng liều khởi đầu. Do vậy, khi tra liều chúng tôi tra liều khởi đầu để đối chiếu và tính tỷ lệ.
3.1.4. Các phác đồ điều trị nội khoa
Sự tuân thủ phối hợp thuốc đƣợc đánh giá theo phác đồ của bệnh viện Bạch Mai [22]. Kết quả biểu thị theo bảng sau:
Bảng 3.4. Tỉ lệ các phác đồ điều trị
Phác đồ điều trị Loại thuốc phối hợp Số BN Tỷ lệ % Tổng
Đơn độc chỉ 1 nhóm là KGTH 1 0,8 0,8 Phối hợp 2 nhóm thuốc KGTH + Chẹn β 18 15 18,3 KGTH + Hỗ trợ 4 3,3 Phối hợp 3 nhóm thuốc KGTH + Chẹn β + Hỗ trợ 97 80,9 80,9 Tổng 120 100 100 Nhận xét: - Phác đồ phối hợp 3 nhóm thuốc (KGTH + Chẹn β + Hỗ trợ) đƣợc sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 80,9%. Trong đó thuốc hỗ trợ sử dụng là thuốc an thần và corticoid. Phác đồ sử dụng thuốc hỗ trợ là an thần chiếm tỷ lệ 75,8%, phác đồ sử dụng thuốc hỗ trợ là Corticoid chiếm tỷ lệ 1,7%, phác đồ sử dụng cả 2 thuốc hỗ trợ an thần + Corticoid là 0,8%.
- Phác đồ đơn độc 1 nhóm thuốc chỉ có 1 BN chiếm tỷ lệ 0,8%.
3.1.5. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc KGTH trong thời gian điều trị trị
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc KGTH
Phác đồ ban đầu Phác đồ thay thế Số BN Tỷ lệ %
Thiamazol Propylthiouracil 4 4,3 Propylthiouracil Thiamazol 3 3,2 Thiamazol Carbimazol 3 11,1
Nhận xét:
- Số bệnh nhân điều trị khởi đầu bằng Thiamazol là 93 BN, trong quá trình điều trị có 4 BN thay đổi bằng thuốc Propylthiouracil và 3BN thay bằng thuốc Carbimazol.
- Số bệnh nhân điều trị khởi đầu bằng Propylthiouracil là 27 BN, trong quá trình điều trị có 3 BN thay đổi bằng thuốc Thiamazol.
3.1.6. Đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân nội trú
Trong bệnh án nghiên cứu, chỉ có sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp đƣợc đánh giá mà không ghi lại diễn biến triệu chứng lâm sàng. Kết quả đƣợc biểu thị theo bảng sau:
Bảng 3.6. Sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp trước và sau điều trị
Chỉ số trung bình (n= 120) Trƣớc điều trị Sau điều trị p
TSH (µIU/ml) 0,008 ± 0,072 0,022 ± 1,463 > 0,05 FT4 (pmol/L) 52,393 ± 21,708 25,710 ± 10,731 < 0,001
T3 (nmol/L) 8,650 ± 3,230 3,633±1,520 < 0,001
Nhận xét:
- Có sự khác biệt về nồng độ T3 và FT4 trƣớc và sau điều trị. Sau điều trị nồng độ hormon T3, FT4 giảm có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Tuy
nhiên, nồng độ TSH không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p>0,05 và TSH vẫn ở mức thấp.
3.1.7. Tác dụng KMM ghi nhận từ bệnh án nội trú
Các biểu hiện TDKMM thể hiện qua dấu hiệu lâm sàng không đƣợc ghi nhận trên bệnh án. Sự thay đổi chỉ số xét nghiệm thể hiện tác dụng không mong muốn đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.7. Sự thay đổi xét nghiệm trước và sau điều trị
Chỉ số xét nghiệm Trung bình p
Trƣớc điều trị Sau điều trị
Bạch cầu (G/L) 7,03 ± 1,50 7,06 ± 1,51 > 0,05 Hồng cầu (T/L) 4,49 ± 0,52 4,54 ± 0,57 > 0,05 Tiểu cầu (G/L) 203,52 ± 53,81 202,56 ± 52,60 > 0,05 SGOT (U/L) 31,37 ± 7,941 30,19 ± 7,757 > 0,05 SGPT (U/L) 33,68 ± 7,984 33,30 ± 8,712 > 0,05 Nhận xét:
Trƣớc và sau điều trị số lƣợng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, chỉ số sinh hóa men gan SGOT và SGPT không có sự khác biệt (p >0,05). Điều này chứng tỏ không xuất hiện TDKMM trên bệnh nhân điều trị nội trú.
3.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH NGHỆ AN
3.2.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân. Có 101 bệnh nhân đƣợc phỏng vấn. Đặc điểm của bệnh nhân đƣợc tóm tắt trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Đặc điểm bệnh nhân Số BN Tỷ lệ % Giới tính Nam 14 13,9 Nữ 87 86,1 Tuổi < 20 11 10,9 20 - 50 72 71,3 > 50 218 17,8 Trình độ học vấn Tiểu học 9 8,9 Trung học (cơ sở, phổ thông) 55 54,5 Sơ cấp 2 2,0 Trung cấp 7 6,9 Cao đẳng, đại học 28 27,7 Tình trạng nghề nghiệp Kinh doanh 6 5,9 Nông nghiệp 51 50,5 Cán bộ 21 20,8 Nghỉ hƣu 12 11,9 Khác 11 10,9 Thu nhập < 1 triệu 42 41,6 1 - 4 triệu 28 27,7 >4 triệu 13 12,9 Không có thu nhập 18 17,8
Thời gian điều trị bệnh
< 1 năm 19 18,8 1 - 3 năm 32 31,7 4 - 7 năm 12 11,9 8 - 11 năm 17 16,8
>11 năm 21 20,8 Số loại thuốc uống
điều trị trong đơn
1 6 5,9 2 72 71,3 3 23 22,8 Tần suất sử dụng ( lần/ngày) 1 61 60,4 2 31 30,7 3 9 8,9 Nhận xét:
- Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn năm giới. Tỷ lệ nam/nữ = 1/6.
- Nhóm bệnh nhân mắc bệnh Basedow chủ yếu là ở độ tuổi 20 - 50 tuổi (71.3%). Trong đó nữ giới chiếm 59.4%.
- Nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn trung học (cơ sở, phổ thông) chiếm tỷ lệ cao (54.5%), sau đó là nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn là cao đẳng, đại học (28%).
- Nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp là nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (50.5%), thấp nhất là nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp kinh doanh (5.9%).
- Nhóm bệnh nhân có thu nhập < 1 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (41,6%), thấp nhất là nhóm bệnh nhân có thu nhập > 4 triệu đồng/tháng.
- Nhóm bệnh nhân có thời gian điều trị từ 1 - 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (31.7%), thấp nhất là nhóm bệnh nhân có thời gian điều trị từ 4 - 7 năm (11.9%).
- Nhóm bệnh nhân dùng 2 loại thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (71.3%), thấp nhất là nhóm bệnh nhân dùng 1 loại thuốc (5.9%).
- Nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc 1 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (60.4%) và nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc 3 lần/ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất (8.9%).
3.2.2. Tỷ lệ tuân thủ điều trị
Hình 3.1. Tỷ lệ tuân thủ của bệnh nhân trong thời gian điều trị ngoại trú
Nhận xét:
Trong tổng số 101 bệnh nhân đƣợc phỏng vấn có 61 bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt với tỷ lệ (60,4%) và có 40 nhân tuân thủ kém chiếm tỷ lệ (39,6%).
3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị
Bảng 3.9. Nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị
Nguyên nhân Số BN Tỷ lệ %
Hay quên, không nhớ 16 40
Qúa bận rộn 7 17,5
Đi lấy thuốc khó khăn (Say xe, ở xa) 4 10 Sợ tác dụng phụ của thuốc 0 0 Uống thuốc kéo dài làm bệnh nhân cảm thấy chán 4 10 Cảm thấy đỡ hơn nên dừng thuốc đột ngột 3 7,5
Tiền thuốc tốn kém 3 7,5
Đến đợt tái khám nhƣng hết bảo hiểm 3 7,5
Nhận xét:
Qua khai thác các trƣờng hợp tuân thủ kém nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị chủ yếu là do hay quên, không nhớ hoặc quá bận rộn hoặc ngại do phải đi lấy thuốc khó khăn (Say xe, ở xa) chiếm tỷ lệ khá cao (40%, 17,5% và 10% mỗi loại tƣơng ứng).
Không có trƣờng hợp nào bệnh nhân không uống thuốc do sợ tác dụng phụ. Chi phí cao hoặc hết bảo hiểm cũng là trở ngại dẫn đến bỏ điều trị.
3.2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới mức độ tuân thủ điều trị
Bảng 3.10. Mối liên hệ của từng yếu tố với mức độ tuân thủ
Biến Mối liên hệ P - value
Tuổi Không 0,508
Giới Không 0,748
Trình độ học vấn Không 0,541
Nghề nghiệp Không 0,064
Thu nhập Không 0,054
Thời gian điều trị Basedow Có 0,000
Số loại thuốc điều trị Có 0,000
Số lần dùng thuốc Basedow/ ngày Có 0,034
Niềm tin về thuốc điều trị Có 0,000
Nhận xét:
Có 4 yếu tố có mối liên quan với mức độ tuân thủ điều trị: Thời gian điều trị bệnh, số loại thuốc điều trị, số lần dùng thuốc/ngày và niềm tin về thuốc điều trị.
Bảng 3.11. Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và mức độ tuân thủ điều trị Nhóm tuổi Tổng Tuân thủ tốt Số BN Tỷ lệ % <20 11 8 72,7 20 -50 72 41 56,9 >50 18 12 66,7 Tổng 101 61 60,4 p - value = 0,508 Nhận xét:
Với giá trị p - value = 0,508 > 0,05 tức là tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt và kém ở 3 nhóm tuổi bệnh không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ không có mối liên hệ giữa tuổi và mức độ tuân thủ điều trị.
Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ tuân thủ
Bảng 3.12. Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ tuân thủ điều trị
Giới tính Tổng Tuân thủ tốt Số BN Tỷ lệ % Nam 14 9 64,3 Nữ 87 52 59,8 Tổng 101 61 60,4 p - value = 0,748 Nhận xét:
Với giá trị p - value = 0,748 >0,05 tức là tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt và kém ở 2 nhóm giới tính trong mẫu nghiên cứu không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Chứng tỏ không có mối liên hệ giữa giới tính và mức độ tuân thủ điều trị.
Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ tuân thủ điều trị
(p = 0.016)
Bảng 3.13. Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ tuân thủ điều trị Trình độ học vấn Tổng số BN Tuân thủ tốt Số BN Tỷ lệ % Tiểu học 9 2 22,2 Trung học 55 30 54,5 Sơ cấp 2 1 50,0 Trung cấp 7 5 71,4 Cao đẳng, đại học 28 23 82,1 Tổng 101 61 60,4 p - value = 0,541 Nhận xét:
Với giá trị p - value = 0,541>0,05, tức là tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt và kém ở 5 nhóm trình độ học vấn khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ có mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ tuân thủ điều trị.
Bệnh nhân ở nhóm có trình độ học vấn cao đẳng - đại học có mức độ tuân thủ cao nhất. Nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn tiểu học có mức độ tuân thủ thấp nhất.
Mối liên hệ giữa nhóm nghề nghiệp và mức độ tuân thủ điều trị
(p = 0.064)
Bảng 3.14. Mối liên hệ giữa nhóm nghề nghiệp và mức độ tuân thủ điều trị
Tình trạng nghề nghiệp Tổng số BN Tuân thủ tốt Số BN Tỷ lệ % Cán bộ 21 18 85,7 Kinh doanh 6 3 50,0 Nông nghiệp 51 25 49,0 Nghỉ hƣu 12 8 66,7 Khác 11 7 63,6 Tổng 101 61 60,4 p - value = 0,064
Nhận xét: Với giá trị p - value = 0,064 >0,05, tức là bệnh nhân tuân thủ