BÀN VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh basedow tại bệnh viện nội tiết tỉnh nghệ an (Trang 57)

TRỊ BỆNH BASEDOW TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH NGHỆ AN

4.1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu

Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 35,81 ± 13,62, trƣờng hợp nhỏ tuổi nhất là 9 tuổi và cao tuổi nhất là 69 tuổi (mỗi trƣờng hợp này đều có 1 bệnh nhân). Nhóm tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi 20 - 50 tuổi (68,3%), nhƣng chiếm tỷ lệ cao nhất là nữ giới (51,7%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với:

- Nghiên cứu của Tạ Văn Bình :Bệnh thƣờng gặp ở độ tuổi 20 - 50 tuổi, nhƣng có thể gặp ở lứa tuổi cao hơn [2].

- Nghiên cứu của Trần Đức Thọ, bệnh Basedow hay gặp ở nữ khoảng 20 - 40 tuổi, ít gặp ở trƣớc 10 tuổi và sau 60 tuổi [6].

- Nghiên cứu của Lê Huy Liệu, gặp 31,8% số ngƣời bị bệnh là ở độ tuổi 21 - 30 tuổi [4].

- Theo Weetman (2000), ở phụ nữ thƣờng gặp 30 - 60 tuổi.

Tỷ lệ giới tính

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ ngƣời bệnh là nữ giới cao hơn hẳn nam giới mắc bệnh chung trong toàn mẫu nghiên cứu. Nữ: 80%, nam: 20%.

Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả trong và ngoài nƣớc.

Rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về Basedow cho thấy tỉ lệ giới tính nữ cao hơn nam.

- Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình có khoảng 2% phụ nữ mắc bệnh nhƣng chỉ có khoảng 0.1% nam giới bị mắc bệnh này, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam từ 5 - 7 lần [5].

- Theo nghiên cứu của Trần Đức Thọ, bệnh Basedow hay gặp ở nữ khoảng 20 - 40 tuổi, ít gặp ở trƣớc 10 tuổi và sau 60 tuổi [6].

- Tại BV Nội tiết Trung Ƣơng, tỉ lệ nữ chiếm 95% (Tạ Văn Bình - 2003). - Theo nghiên cứu tại Whickham, tỉ lệ bệnh gặp ở phụ nữ cao hơn nam giới gấp mƣời lần.

- Các nghiên cứu trong nƣớc của Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Huy Hùng, Đàm Thị Hƣơng, Hoàng Thị Thủy cũng có tỷ lệ nữ cao hơn nam [3], [5], [8], [9].

Thời gian điều trị tại bệnh viện

Thời gian nằm viện trung bình trong mẫu nghiên cứu là 13,10 ± 2,92 ngày. Thời gian nằm viện 1 - 2 tuần chiếm tỉ lệ cao (73,3%). Thời gian nằm viện ít nên các xét nghiệm lâm sàng sau khi ra viện chƣa thể hiện rõ mức độ giảm. Hormon tuyến giáp chỉ giảm nhẹ, bệnh nhân chỉ ổn định nhƣng chƣa đạt đƣợc bình giáp. Bên cạnh đó, thời gian nằm viện ngắn nên chƣa phát hiện đƣợc các TDKMM của thuốc KGTH.

4.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc theo danh mục qui định

Các thuốc KGTH

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% bệnh nhân sử dụng thuốc KGTH, chứng tỏ thuốc KGTH có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh Basedow và trong đó Thiamazol đƣợc sử dụng nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 80%. Ngoài ra, có hai hoạt chất Propyl thiouracil và Carbimazol cũng đƣợc sử dụng nhƣng chiếm tỷ lệ ít (26,7% và 2,5%). Hai thuốc này chủ yếu đƣợc dùng để điều trị thay thế khi hết Thiamazol, hoặc khi ngƣời bệnh không dùng đƣợc Thiamazol. Đây là các thuốc KGTH đƣợc sử dụng nhiều. Việc sử dụng thuốc

KGTH nhằm mục đích ức chế quá trình tổng hợp, giải phóng T3, T4 và làm giảm tác dụng ở ngoại vi của T3, T4.

Sử dụng Thiamazol có nhiều ƣu điểm hơn so với Propylthiouracil, Thiamazol mạnh hơn Propyl thiouracil gấp 10 lần, tuy nó không ức chế sự khử iod ở ngoại vi của thyroxin thành triiodothyronin (tác dụng của triiodothyronin mạnh hơn nhiều so với thyroxin). Vì thế, Thiamazol đƣợc sử dụng tốt trong điều trị duy trì hoặc để thay thế PTU khi ngƣời bệnh không dùng đƣợc PTU. Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy các bệnh nhân dùng Propyl thiouracil dùng liều cao hơn và dùng nhiều lần trong ngày hơn so với Thiamazol đây cũng là một hạn chế trong việc dùng thuốc. Theo các tác giả Homsanit M, Sriussadaporn S, Vannasaeng S, Peerapatdit T, Nitiyanant W, Vichayanrat A [40] và He CT1, Hsieh AT, Pei D, Hung YJ, Wu LY, Yang TC, Lian WC, Huang WS, Kuo SW [41] nghiên cứu khi chỉ định một liều duy nhất: hoặc 15mg Thiamazol hoặc 150mg PTU hàng ngày trong 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần; kết quả thu đƣợc nhóm BN sử dụng liều duy nhất 15mg Thiamazol đạt bình giáp nhanh hơn so với nhóm BN sử dụng liều duy nhất 150mg PTU.

Carbimazol là thuốc KGTH sau khi ngƣời bệnh uống 30 phút nó biến đổi hoàn toàn thành thiamazol. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ sử dụng PTU 26,7 % và Carbimazol 2,5%.

Theo nghiên cứu của tác giả Đàm Thị Hƣơng (2009), có 95,12% bệnh nhân dùng Thiamazol. Và theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Thủy (2001) có phần khác với nghiên cứu của chúng tôi là phần lớn bệnh nhân sử dụng thuốc Propyl thiouracil (PTU).

Các thuốc KGTH đều hấp thu nhanh và gần nhƣ hoàn toàn khi uống cho nên đối tƣợng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ dùng thuốc KGTH bằng đƣờng uống.

Việc lựa chọn thuốc KGTH, ngoài yếu tố chuyên môn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn có của thuốc.

So với phác đồ chuẩn của Bệnh viện Bạch Mai, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thuốc KGTH phù hợp với danh mục thuốc kháng giáp tổng hợp của Bệnh viện Bạch Mai, nghiên cứu đã sử dụng hai nhóm dẫn xuất Imidazol gồm hai thuốc Thiamazol và Carbimazol và dẫn xuất Thiouracil (Propyl thiouracil)

So với phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy, danh mục thuốc KGTH trong nghiên cứu cũng phù hợp. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng sử dụng hai nhóm dẫn xuất Imidazol (Carbimazol, Thiamazol) và dẫn xuất Thiouracil (Methylthiouracil, Propylthiouracil, Benzylthiouracil).

So với phác đồ điều trị của Anh, danh mục thuốc KGTH trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp. Sử dụng hai thuốc chính là Propyl thiouracil và Methimazol.

Điều đó chứng tỏ, việc lựa chọn thuốc KGTH tại bệnh viện phù hợp với các tác giả trong và ngoài nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thuốc chẹn β giao cảm

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thuốc chẹn β giao cảm sử dụng chủ yếu là Bisoprolol, biệt dƣợc là Concor với tỷ lệ cao 95%. Nhóm thuốc này sử dụng với tác dụng làm giảm tác dụng quá mức của hormone tuyến giáp T3, T4 ở tổ chức đặc biệt trên tim do đó làm giảm đƣợc một số triệu chứng lâm sàng của bệnh nhƣ: Run tay, hồi hộp trống ngực, vã mồ hôi… và trong một mức độ nào đó giảm chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi. Tuy nhiên, trong bệnh án của mỗi bệnh nhân chỉ ghi một cách chung chung các triệu chứng tim mạch hồi hộp trống ngực, nhịp tim nhanh nên chỉ định thuốc chẹn β giao cảm. Điều này cũng là một vấn đề cần quan tâm. Vì việc sử dụng thuốc chẹn β giao cảm phụ thuộc vào nhịp tim của bệnh nhân.

Nhóm thuốc này đã trở thành nhóm thuốc dùng kèm quan trọng kết hợp với thuốc KGTH trong điều trị Basedow ở giai đoạn tấn công . Theo nghiên

cứu của tác giả Hoàng Thị Thủy (2001), 91,67% bệnh nhân sử dụng thuốc chẹn β giao cảm và chủ yếu là hoạt chất propranolol với biệt dƣợc là Obisidan.

Theo nghiên cứu của tác giả Đàm Thị Hƣơng (2009), 63,41% bệnh nhân dùng thuốc chẹn β giao cảm và chủ yếu là hoạt chất metoprolol với biệt dƣợc là Betaloc, BetalocZOK.

So với phác đồ chuẩn của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết tỉnh Nghệ An chỉ sử dụng biệt dƣợc Concor (Bisoprolol) rất phù hợp với danh mục thuốc chẹn β giao cảm. Bệnh viện Bạch Mai có sử dụng đến 4 hoạt chất Metoprolol, Atenolol, Bisoprolol, Propranolol.

So với phác đồ điều trị của bệnh viện Chợ Rẫy, sử dụng duy nhất một hoạt chất Propranolol, với biệt dƣợc là Inderal, Avlocardyl. Khác với bệnh viện Nội tiết tỉnh Nghệ An.

So với phác đồ điều trị của Anh, hoạt chất chẹn β giao cảm sử dụng là Metoprolol. Khác với bệnh viện Nội tiết tỉnh Nghệ An.

Các thuốc điều trị hỗ trợ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm thuốc hỗ trợ đƣợc dùng trong điều trị bệnh Basedow là thuốc an thần và corticoid:

- Nhóm thuốc an thần: 99% bệnh nhân sử dụng. Nhóm thuốc này đƣợc sử dụng với mục đích làm giảm tình trạng kích thích và hƣng phấn thần kinh trung ƣơng. Ngoài ra, bệnh nhân Basedow hay có triệu chứng mất ngủ và lo âu nên chỉ định thuốc an thần với mục đích giúp bệnh nhân ngủ tốt hơn và giảm lo lắng, hồi hộp giúp tinh thần thoải mái, bớt nóng nảy và cáu gắt … Trong nghiên cứu của chúng tôi thuốc đƣợc sử dụng nhiều là Diazepam với biệt dƣợc Seduxen. Đây là thuốc an thần có tác dụng an thần tốt, chọn lọc, phạm vi an toàn tƣơng đối rộng, đồng thời có một số tác dụng trên tim mạch (giãn mạch, hạ huyết áp nhẹ). Bên cạnh đó, có Rotundin là thuốc đƣợc thay thế khi không có Seduxen nhƣng tỉ lệ sử dụng thấp (2.5%). Theo nghiên cứu

của Hoàng Thị Thủy (2001) có 73.89% bệnh nhân sử dụng thuốc an thần là Seduxen và 22.78% bệnh nhân sử dụng thuốc an thần Rotundin. Theo nghiên cứu của tác giả Đàm Thị Hƣơng, 81,10% bệnh nhân sử dụng thuốc an thần là Seduxen và 9.76% bệnh nhân sử dụng thuốc an thần là Rotundin.

Corticoid:

Nhóm thuốc này đƣợc sử dụng với tác dụng chống viêm cho nên chủ yếu đƣợc sử dụng cho các đối tƣợng bệnh nhân Basedow có biểu hiện bệnh lý về mắt (lồi mắt, phù nề, co kéo cơ mi, giảm thị lực). Bên cạnh đó, nhóm thuốc corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch nên có tác dụng ức chế TSI là một globulin miễn dịch có tác dụng kích thích tuyến giáp tổng hợp hormon, ngăn cản quá trình chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân sử dụng corticoid rất thấp, trong đó chỉ có 6 trƣờng hợp sử dụng Corticoid. Tuy nhiên, trong bệnh án mà chúng tôi thu thập không có ghi nhận đƣợc các biểu hiện bệnh lý về mắt. Vì thế, việc sử dụng corticoid mang tính chất bao vây.

4.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều qui định

Liều dùng các thuốc KGTH đƣợc sử dụng cho ngƣời bệnh nhân trong nghiên cứu phù hợp với liều điều trị chung mà các tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc đã nghiên cứu và đƣa ra. Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân nằm trong liều khuyến cáo có: PTU (96,9%), Thiamazol (97,9%), Carbimazol (100%).

Phần lớn bệnh nhân đƣợc dùng liều cao ngay từ ban đầu, vì bệnh nhân khi nhập viện đang nằm trong giai đoạn điều trị tấn công, tuy nhiên liều khởi đầu không vƣợt quá ngƣỡng liều khuyến cáo. Chỉ có 1 trƣờng hợp sử dụng PTU ( sử dụng đến 600mg/ ngày )và 2 trƣờng hợp sử dụng Thiamazol vƣợt quá liều khuyến cáo ( sử dung đến 80mg/ngày), trong khi hormon tuyến giáp cũng không phải ở mức quá cao. Nhƣng tỉ lệ rất ít.

Liều dùng hai nhóm thuốc KGTH và thuốc chẹn β giao cảm trong nghiên cứu rất phù hợp với liều dùng của thuốc KGTH và thuốc chẹn β giao cảm theo phác đồ điều trị chuẩn của Bệnh viện Bạch Mai và phù hợp với tài liệu chuẩn Martindal The Complete Drug Reference Thirty - sixth edition (Sean C Sweetman B Pharm, FRPharmS).

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh basedow tại bệnh viện nội tiết tỉnh nghệ an (Trang 57)