Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Thị trường phần mềm và khách hàng mục tiêu của Công ty ĐÔNG Á (Trang 33)

Hiểu được đối thủ cạnh tranh là điều kiện rất quan trọng để có thể lập các kế hoạch marketing có hiệu quả. Công ty phải thường xuyên so sánh các sản phẩm của mình, như giá cả, cỏc kờnh và hoạt động khuyến mãi đối với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ vậy mà công ty có thể phát hiện được những lĩnh vực mình có ưu thế cạnh tranh hay bị bất lợi trong cạnh tranh.

2.1>Nhận diện đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Công ty ĐÔNG Á kinh doanh phần mềm trong khu vực miền Bắc, vì vậy mà các đối thủ cạnh tranh của công ty là những công ty sản xuất phần mềm trong khu vực miền bắc. Hiện có khoảng vài trăm công ty phần mềm hoạt động trên lĩnh vực toàn Việt Nam. Điển hình là các công ty FPT, CSE, LẠC VIỆT, THIấN NAM, HềA, DOSOFT, ELCOM, CMS….Đõy cũng là những công ty có mức độ cạnh tranh cao bởi kinh nghiệm trên thị trường, sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Công ty ĐÔNG Á không chỉ vì sản phẩm cung cấp mà còn về giá cả, về hệ thống đại lý cú trờn thị trường, cỏc kờnh phân phối hoạt động rất hiệu quả. Các công ty này còn cung cấp và theo đuổi cũng như thực hiện tổng thể các dự án về Công Nghệ Thông Tin bao gồm cả việc cung cấp giải pháp tư vấn, cung cấp

phần cứng, phần mềm…Trong khi Công ty ĐÔNG Á chỉ cung cấp những sản phẩm phần mềm.Tuy nhiên lợi thế của Công ty ĐÔNG Á là sự uy tín trên thị trường.Và khâu chăm sóc hỗ trợ khách hàng, tạo được lòng tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của công ty.

Danh sách đối thủ cạnh tranh của Đông Á được xếp theo tính chất trực tiếp nổi bật trên thị trường miền bắc:

 Công ty Cổ phần Phần mềm Hà Nội http://www.hanoisoftware.com

Công ty phần mềm Hà Nội được thành lập năm 2003, lĩnh vực kinh doanh của Hanoisoftware là:

- Cung cấp các dịch vụ, quy trình phục vụ khách hàng khai thác các giá trị gia tăng của công nghệ Internet cho hoạt động marketing, bán hàng, giao lưu cộng đồng và quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp/tổ chức.

- Nghiờn cứu, xây dựng và cung cấp các giải pháp công nghệ và phần mềm nghiệp vụ trên nền tảng

Hanoisoftware là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Đông Á vì hai công ty cùng hoạt động trên cùng một địa bàn là miền Bắc. Quy mô và phương thức kinh doanh tương tự nhau, cùng nhắm tới một đối tượng khách hàng.

 Trung tâm phần mềm - Công ty FPT http://www.fpt-soft.com

Là trung tâm phần mềm lớn của Việt Nam, thành lập từ năm 1988. Fsoft có thế mạnh nổi trội là uy tín và thương hiệu đã được khách hàng biết đến. Fsoft có thế mạnh là sản phẩm phần mềm xuất khẩu tới các nước Nhật, Canada, năm 2008 công ty mở thêm một đại lý ở Châu Âu và xác

định sẽ tiếp tục mở thêm nhiều đại lý mới tại thị trường này. Đông Á và Fsoft cùng sản xuất và kinh doanh sản phẩm phần mềm nhưng đối tượng khách hàng hai công ty nhắm tới khác nhau. Đông Á có thể xem Fsoft là định hướng phát triển của công ty trong thời gian sắp tới.

 Công ty Cổ phần MISA (Tên giao dịch: MISA Joint Stock Company, tên viết tắt MISA JSC), hình thành và phát triển từ năm 1994. Misa hiện nay đang được các khách hàng biết đến là công ty uy tín hàng đầu của Việt Nam sản xuất các phần mềm kế toán. Điểm mạnh của Misa là chất lượng sản phẩm dịch vụ, quan hệ với khách hàng khách hàng, nhân lực của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, uy tín, thương hiệu. Ngoài ra công tác truyền thông và PR hoạt động rất hiệu quả đã đem lại cho Misa những thành công về quảng bá tên tuổi của công ty.

2.2> Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Việt Nam gia nhập WTO là điều kiện để các công ty phần mềm như Đông Á có cơ hội mở rộng thị trường ra thế giới, cũng là thách thức khi các công ty phần mềm nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Nhất là các đối thủ cạnh tranh trên thế giới vượt trội hơn rất nhiều về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, số lượng các kỹ sư công nghệ lành nghề có kinh nghiệm, và kinh nghiệm kinh doanh và sản xuất phần mềm ở các quốc gia có thể kể đến như Singapo, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ… Thụng qua sự so sánh tương quan phần mềm Việt Nam với hai cường quốc phần mềm là Trung Quốc và Ấn Độ để nhận thấy những áp lực cạnh tranh của các công ty phần mềm nội địa Việt Nam trong đó có Đông Á

Năm 2006 Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam

Xuất khẩu phần mềm 850 triệu USD 6200 triệu USD 21 triệu USD Tốc độ tăng trưởng thị trường

nội địa 4300 triệu USD 2060 triệu USD 50 triệu USD Số chuyên gia CNTT hiện tại 150000 người 522000 người 20000 người Nhu cầu chuyên gia CNTT 350000 người 400000 người 4000 người

Số lượng công ty phần mềm 7000+ 5000+ 1000+

(Nguồn: Báo cáo thống kê về ngành công nghiệp phần mềm của Kenan, tháng 10/2006)

So sánh theo những chỉ tiêu cơ bản trên đã cho thấy năng lực của ngành phần mềm Việt Nam quá nhỏ bé, chưa kể đến những điểm yếu khác là vốn, trình độ công nghệ, khả năng nhân lực, hạn chế về ngoại ngữ của người lao động… Đông Á cần lường trước sự cạnh tranh với những đối thủ này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Thị trường phần mềm và khách hàng mục tiêu của Công ty ĐÔNG Á (Trang 33)