Phân tích SOWT cho Đông Á

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Thị trường phần mềm và khách hàng mục tiêu của Công ty ĐÔNG Á (Trang 36 - 40)

Chương II. Thị trường phần mềm và khách hàng mục tiêu của Công ty ĐÔNG Á

3. Phân tích SOWT cho Đông Á

Sau khi phân tích kết quả kinh doanh và năng lực kinh doanh của Đông Á, đặc điểm thị trường cà đối thủ cạnh tranh của họ, chúng ta sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá một cách đầy đủ vị thế của Đông Á trong môi trường kinh doanh họ phải đối mặt

3.1>Điểm mạnh của Đông Á

Với nỗ lực và cố gắng của mình trong những năm qua Công ty ĐÔNG Á cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần tạo đà cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh của công ty. Có thể liệt kê chủ yếu những điểm mạnh của công ty như sau:

1) Công ty có đội ngũ kỹ sư CNTT trẻ, tài năng, nắm bắt nhanh các ý tưởng công nghệ mới…

2) Công ty có cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với quy mô sản xuất.

3) Công ty có quan hệ chặt chẽ với các đối tác và các khách hàng lớn trong và ngoài ngành. Công ty đã tạo được chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

4) Có một tầm nhìn chiến lược về con người, luôn cử các cán bộ đi học, đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ.

3.2>Điểm Yếu

 Về nhân sự:

1) Cũn thiếu những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.

2) Thiếu độ ngũ kỹ sư có chuyên môn cao và kinh nghiệm, 3) Cụng tác đào tạo cán bộ chưa hiệu quả và được chú trọng tương xứng với nhu cầu và tiềm năng phát triển công ty.

 Hoạt động marketing còn thiếu

1) Hoạt động marketing như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng chưa được công ty chú trọng và quan tâm đúng mức.

2) Chưa có chiến lược phân đoạn thị trường để tìm hiểu thị trường mục tiêu phù hợp, không tìm hiểu kỹ nhu cầu khách hàng.

3) Công ty lại không có đội ngũ marketing đủ mạnh để nghiên cứu hành vi mua của khách hàng

4) Các sản phẩm phần mềm của công ty hiện nay chủ yếu là các phần mềm thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, chưa có sản phẩm phần mềm đóng gói cung cấp ra thị trường.

5) Đông Á chưa chú trọng đến các chính sách truyền thông, Chưa có quảng cáo, PR

 Về cơ sở hạ tầng

Chưa cú cỏc đại lý được bố trí ở những nơi ngoài địa bàn Hà Nội.

Nên chi phí đi lại, chi phí chăm sóc khách hàng

 Về nguồn vốn

Là một công ty tư nhân, được thành lập do vốn của cá nhân người quản lý, vì vậy quy mô vốn của công ty chưa nhiều để đảm bảo hoạt động của công ty phát triển tốt nhất.

 Môi trường bên ngoài

Hệ thống nghiên cứu thị trường, khách hàng của công ty còn yếu, điều này đã dẫn đến quan hệ với khách hàng trong cả nước chưa rộng, chưa chú trọng đến các hoạt động xuất khẩu và gia công phần mềm. Trong khi đó thị trường bị giới hạn bởi các tỉnh lân cận Hà Nội do chưa có đại lý ngoài Hà Nội.

3.3>Cơ hội

1) Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tham gia các hiệp hội trong khu vực như ASEAN, APEC, WTO, vốn rất năng động và có tốc độ phát triển rất cao trong ngành Công Nghệ Thông Tin.

2) Vị trí này có lợi thế trong việc tiếp nhận sự hợp tác, đầu tư và viện trợ từ các nước trong khu vực.

3) Lĩnh vực phần mềm đang được chính phủ khuyến khích phát triển. Chính phủ đó cú Nghị Quyết 07 về phát triển ngành công nghiệp phần mềm.

4) Lợi thế cạnh tranh về giá thành nhân công rẻ. Do mặt bằng thu nhập thấp ngay cả đối với các cán bộ tin học. Việt Nam trở thành nơi được được các công ty phần mềm lớn trên thế giới thuê gia công ngày càng nhiều hơn. Đây là một cơ hội cho Công ty ĐÔNG Á hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, về lâu dài, không thể chỉ dựa trên nguồn nhân lực rẻ mà phải tính đến các lợi thế cạnh tranh khác.

5) Kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây đã phát triển tương đối ổn định ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng.

6) Kinh tế tăng trưởng mang theo nhu cầu tăng trưởng nhanh về tin học bao gồm cả phần cứng và phần mềm.

3.4> Thách thức

1) Việc gia nhập WTO cũng làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn giữa các công ty Việt Nam với các công ty nước ngoài có nhiều tiềm năng về tài chính, công nghệ, phương pháp quản lý.

2) Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Các sản phẩm phần mềm muốn được chấp nhận thì cần đạt tiêu chuẩn chuẩn mực. Quan trọng nhất là tiêu chuẩn ISO và CMM. Hiện tại Việt Nam có duy nhất một chứng chỉ CMM, và 23 đơn vị có chứng chỉ ISO. Con số này quả là quỏ ớt so với khoảng 500 doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam.

3) Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã làm cánh cửa bước vào nền kinh tế thế giới đang rộng mở hơn. Tuy nhiên, nó cũng sẽ khiến sự cạnh

tranh tại thị trường Việt Nam khốc liệt hơn, đặc biệt trong thị trường sản xuất phần mềm.

4) Trình độ tin học của khách hàng không cao nên việc nhận biết nhu cầu, mô tả nhu cầu sử dụng phần mềm sau khi đã chuyển nhượng còn thấp

5) Hệ thống phần cứng của khách hàng đôi khi không đạt tiêu chuẩn và thường không đồng bộ

6) Thị trường phần mềm mới nờn thủ tục mua khụng rừ ràng, cỏc thanh toán thường chậm do Khách hàng muốn chắc chắn về chất lượng của phần mềm

7) Bên cạnh đó, quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm nghiêm trọng thể hiện qua con số 95% số phần mềm bị sao chép và sử dụng khụng phộp…

trong khi đó luật của Việt Nam còn chưa hoàn thiện về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả. Nhất là các chế tài xử lý vi phạm bản quyền tác giả. Mặt khác, sản phẩm phần mềm đều là sản phẩm dễ bị vi phạm. Đây là một thách thức cho các công ty như Công ty ĐÔNG Á trong việc sản xuất và tiêu thụ trên diện rộng các sản phẩm phần mềm

Chương III. Hoàn thiện các giải pháp marketing ở công ty Công

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Thị trường phần mềm và khách hàng mục tiêu của Công ty ĐÔNG Á (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w