TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 40)

CHẤT LƯỢNG.

1. Cách tổ chức điều hành một ca sản xuất.

• Đứng đầu ca sản xuất: quản đốc là người điều hành chính ca sản xuất, quản lý giờ giấc, nhân công, sản xuất mặc hàng trong một ca… và các vấn đề liên quan

• Dưới quản đốc có hai phó quản đốc là người giúp việc trực tiếp cho quản đốc, quản lý quá trình sản xuất ở xưởng, ca sản xuất. điều hành ca sản xuất khi quản đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước quản đốc về điều hành ca sản xuất kết hợp với các trưởng quản lý trực tiếp ca sản xuất được tốt.

• Tiếp theo là ca trưởng: có 2 ca trưởng ứng với K1 và K2, là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo ca sản xuất theo sự hướng dẫn của quản đốc hay phó quản đốc. Dưới ca trưởng có các ca phó.

• Tổ sản xuất: Mỗi ca có 4 tổ, có tổ trưởng, tổ phó và công nhân từ 15-20 người. Tổ trưởng có nhiệm vụ báo cáo số lượng tổ viên trong ca sản xuất.

• KCS: là người kiểm tra, giám sát, chỉ việc cho công nhân làm đúng kỹ thuật.

• Công nhân làm việc theo 2 ca: Ca 1: từ 7h-11h30 phút

Ca 2: từ 1h30 phút đến 17h30 phút.

Thời gian nghỉ giữa ca là 2 tiếng. Nếu sau thời gian tan ca mà nguyên liệu còn nhiều thì sau khi ăn cơm chiều xong tăng ca cho đến khi hết nguyên liệu.

• Để tổ chức điều hành ca sản xuất cần có sự tham gia của ban giám đốc, quản đốc, ca trưởng, tổ trưởng, KCS, thống kê. Việc này căn cứ theo thông báo sản xuất, đơn đặt hàng và lượng nguyên liệu chuyển đến công ty trong ngày hôm đó.

 Phân xưởng cơ điện luôn làm việc theo 2 ca:

• Ca 1: 7h-19h

• Ca 2: 19h-7h sáng hôm sau.

• Hai ca cứ thay đổi cứ 5 ngày làm ca ngày 3 ngày làm ca đêm.  Ưu điểm

• Cơ bản điều hành và quản lý được tình hình sản xuất trong phân xưởng.

• Quản lý được chất lượng của sản phẩm trong quá trình sản xuất.  Khuyết điểm

• Việc quản lý chưa được chặt chẽ.

• Gặp khó khăn nếu phân xưởng có hàng nhiều và nhiều tổ cùng làm một lúc.

2. Hoạt động kiểm tra chất lượng và quản lý chất lượng trong sản xuất.

• Việc đẩy mạnh công tác kiểm tra quản lý chất lượng trong sản xuất là công tác quan trọng hàng đầu, có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm KCS, nhân viên kỹ thuật. Các khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra kĩ thuật có trách nhiệm phát hiện ra những sai lệch làm giảm chất lượng sản phẩm., đề xuất các biện pháp cần thiết để ổn định và nâng cao chất lượng.

• Đảm bảo chất lượng không phải là công việc của một người, một bộ phận mà là trách nhiệm của cả tập thể cán bộ, công nhân viên. Đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban, các bộ phận trong đơn vị. Nhiệm vụ chính là của hệ thống KCS thực hiện và chịu trách nhiệm.

• Để công tác kiểm tra chất lượng diễn ra một cách trôi chảy và linh hoạt. Xí nghiệp đã phân rõ trách nhiệm, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận. Xí nghiệp ban hành và áp dụng được cấp chứng chỉ quốc tế như GMP cho các sản phẩm cá fillet, mực nang… chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống HACCP.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w