Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi tr−ờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu thống kê đánh giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế (Trang 43)

- Ô nhiễm môi tr−ờng đất, n−ớc tác động đến dịch bệnh

2. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi tr−ờng

- Những thách thức đặt ra đối với việc đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi tr−ờng gây ra ở Việt Nam

Ô nhiễm môi tr−ờng của Việt Nam đang có xu h−ớng gia tăng và ngày càng phức tạp hơn theo vị trí địa lý, theo quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và dịch vụ. Nổi bật tại Việt Nam sẽ là những vấn đề ô nhiễm công nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nằm cả ở trong KCN hay cũng nh− nằm xen kẽ trong khu dân c−.

Mặc dù vậy, sẽ tốt hơn nếu nh− có thể giải quyết đ−ợc những vấn đề ô nhiễm môi tr−ờng thông qua những chính sách dựa trên công cụ kinh tế trên cơ sở xác định thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra. Những khó khăn đặt ra cho việc đánh giá thiệt hại kinh tế không chỉ thuộc về ph−ơng pháp kỹ thuật đánh giá mà còn ở cả cách tổ chức thực hiện đánh giá, liên quan chặt chẽ đến thủ tục và cam kết của các bên tham gia, cũng nh− môi tr−ờng pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi tr−ờng.

- Thực trạng yêu cầu đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi tr−ờng

gây ra

Thực tế hiện nay cho thấy ô nhiễm gây ra ảnh h−ởng tới xã hội là hết sức phức tạp. Tr−ớc tiên nó đòi hỏi các nhà môi tr−ờng xem xét kỹ l−ỡng về những tác động tới thành phần môi tr−ờng. Nó cũng đòi hỏi các nhà kinh tế xác định hay l−ợng hóa đựơc giá trị bằng tiền của những ảnh h−ởng đó. Các nhà khoa học và kỹ thuật cũng phải hoàn thiện hơn những thiết bị quan trắc, những phần mềm vi tính hay đồ hoạ mô tả và tính toán những tác động. Nó cũng đòi hỏi những cán bộ đánh giá xem xét đầy đủ các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hoá của cơ sở hay vùng cần đ−ợc đánh giá. Nó cũng cần sự cộng tác của ng−ời dân địa ph−ơng để có thể thu thập đ−ợc những số liệu tin cậy về nguồn và mức độ ô nhiễm.

Đánh giá thiệt hại môi tr−ờng rất cần thiết, là cơ sở góp phần giải quyết các xung đột môi tr−ờng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay ở Việt Nam khó có thể xác định đ−ợc đầy đủ tất cả những thiệt hại kinh tế bằng tiền bởi những thiếu sót hiện nay về kỹ thuật đánh giá và l−ợng giá cũng nh− đội ngũ chuyên gia chuyên ngành đáp ứng đ−ợc yêu cầu thực tiễn đòi hỏi.

Mặc dù còn thiếu sót về kỹ thuật tính toán nh−ng có thể thấy rằng với xu thế ô nhiễm thay đổi ở Việt Nam, (chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì ph−ơng pháp xác định thiệt hại trực tiếp theo tiêu chuẩn thành phần môi tr−ờng vẫn cần phải hoàn thiện và áp dụng. Thêm vào đó, các thiệt hại không có giá thị tr−ờng phải đ−ợc l−ợng giá một cách cẩn trọng. Hơn nữa, hoạt động đánh giá thiệt hại không thể là của riêng chuyên gia kinh tế hay môi tr−ờng, mà nó là một sự kết hợp hoàn hảo giữa các chuyên gia của nhiều lĩnh vực khác nhau nh− vật lý, dịch tễ học và kinh tế. Đặc biệt, nó phải đ−ợc cam kết bởi các bên tham gia về tính trung thực và thực hiện nghiêm túc. Thực tế này hiện nay chúng ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong nỗ lực phối hợp thực hiện.

Một điểm đáng l−u ý nhất là giá trị thiệt hại thực sự của ô nhiễm nên đ−ợc hiểu d−ới quan điểm phát triển bền vững, có nghĩa là cao hơn giá trị thiệt hại ô nhiễm xác định đ−ợc ở hiện tại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu thống kê đánh giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)