- Đảm bảo thời gian chịu ăn mòn cốt tốt do các thanh neo thép có
6 Đắp đất sau tường chắn, K95 1 m3 1,323.8 9,31 12,392,
7 Bê tông mũ chụp 1 m3 41.63 2,146,743 89,368,911
Vữa bê tông đá 1x2 M250
9 Cốt thép không mạ kẽm mũ chụp Tấn 1.99 24,122,629 48,004,03210 Đ/kính cốt thép d>18mm 10 Đ/kính cốt thép d>18mm 11 Cốt thép không mạ kẽm Tấn 6.21 24,652,147 153,089,833 12 Đ/kính cốt thép d<=18 mm mũ chụp 13 Bê tông móng đá 1x2, M300 1 m3 15.12 3,527,626 53,337,705 14 Lắp đặt ống nhựa PVC D90, dày 2.6mm 1 m 84 87,459 7,346,556 15 Đá dăm 4x6 1 m3 118.61 414,574 49,172,622
16 Vải địa kỹ thuật 1 m2 1976.9 36,967 73,080,062
17 Geocell 1 m2 334.85 123,270 41,276,960
18 CPĐD loại 2, Dmax25 1 m3 33.48 325,488 10,897,338
19 Lan can thép m 84 2,225,439 186,936,876
3.4. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN TƯỜNG CHẮN
Với những phân tích nêu trên, luận văn nhận thấy phương án tường chắn đa neo multi anchor là phương án có nhiều ưu điểm hơn cả, cụ thể:
- Việc thiết kế mặt tường thẳng đứng, sẽ tăng thêm diện tích đất cho đầu cầu phía tây để xây dựng các công trình dịch vụ, khuôn viên.
- Bề mặt bằng các block bêtông đúc sẵn, trọng lượng ~30kg nên dễ dàng thi công. Có thể tạo hoa văn, màu sắc trên bề mặt các block.
- Thanh neo có sẵn ở Việt Nam.
- Đất đắp thân tường, dễ dàng lựa chọn các nguồn khác nhau, có thể tận dụng đất tại chỗ. Tính chất đất ít ảnh hưởng đến ăn mòn, lão hóa cốt.
- Đất đắp sau lưng tường chắn chỉ yêu cầu độ đầm chặt K95 nên sẽ dễ dàng đạt độ đầm chặt hơn so với tường chắn sử dụng lưới địa kỹ thuật.
- Đảm bảo kỹ thuật tốt khi công trình xây dựng trong vùng chịu tác động của địa chấn lớn.
- Giá thành phương án tường chắn đa neo 1,427,245,197 đồng thấp hơn phương án tường chắn đất cố cốt sử dụng lưới địa kỹ thuật.
Luận văn kiến nghị chọn phương án: Tường chắn đa neo multi anchor để xây
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN
Sau một quá trình đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết xây dựng, tổng hợp và thực tế thi công tường chắn có cốt tại một số địa điểm đường đầu cầu trong thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh…, tác giả đã hoàn thành đề tài “Nghiên cứu giải pháp tường chắn đa neo áp dụng cho nền đường đắp trong đô thị”. Đề tài đã có một số đóng góp khoa học như sau:
Đưa ra được giải pháp hợp lý cho việc xây dựng các công trình cầu đường trong thành phố, qua nơi qua khu đông dân cư có diện giải phóng mặt bằng chặt hẹp cũng như tạo cảnh quan đẹp cho khuôn viên đô thị.
Qua việc đi sâu vào phân tích để khẳng định tính ưu việt của loại tường chắn đa neo với các loại tường chắn có cốt khác, tác giả đã tính toán cụ thể và so sánh tường chắn đa neo với tường chắn có cốt khác trong dự án đường đầu cầu Trần Thị Lý để đưa ra được những kết luận về tường chắn đa neo multi an chor như sau:
Mang lại hiệu quả kinh tế của tường chắn đa neo: Tường chắn đa neo có giá thành rẻ hơn tường chắn trọng lực, và thời gian thi công tiết kiệm hơn so với thi công tường chắn trọng lực cộng với công nghệ thi công đơn giản hiện đại(vì không phụ thuộc nhiều vào thời tiết thi công).
Hiệu quả về kiến trúc của tường chắn đa neo: Tường chắn trọng lực có bề ngoài phụ thuộc chủ yếu về chất lượng ván khuôn và phụ thuộc vào điều kiện thi công cũng như biện pháp thi công, trên bề mặt tường chắn xuất hiện các vết gợn do điểm ghép nối giữa các tấm ván khuôn. Tường chắn đa neo dễ dàng tạo bề mặt (do các tấm panel được đúc sẵn) việc lắp ghép cũng tương đối đơn giản tạo vẻ ngoài kiến trúc đẹp và đặc biệt có thể thi công tường chắn theo ý tưởng kiến trúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào tính toán kết cấu. Các dự án cầu trong đô thị việc áp dụng tường chắn đất có cốt sẽ mang lại hiệu quả kiến trúc cao góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị.
Về công tác giải phóng mặt bằng: Do tường chắn đa neo có thể xây tường cao lên đến 30m nên đây là một ưu điểm nổi trội của tường chắn để có thể xây các
công trình trên cao trong đô thị tại các vị trí mố cầu do đó hạn chế được công tác giải phóng mặt bằng hai bên hành lang của công trình rất lớn, hiện nay ở hầu hết các dự án chậm tiến độ thi công làm đội giá công trình lên gấp nhiều lần cũng một phần lớn là công tác GPMB chậm tiến độ cũng như công tác đền bù GPMB không thỏa đáng. Do vậy giải pháp tường chắn đa neo đặc biệt hiệu quả giúp giảm giá thành đáng kể cho công tác GPMB của dự án nội thị cũng như ngoài đô thị.
Hạn chế tác động của hiện tượng chấn động: Để tăng khả năng chịu lực của trong các khu đô thị, thành phố đông dân cư dưới tác động của dòng hoạt tải (xe cộ...) cũng như hiện tượng động đất mạnh gây ra thì giải pháp tường chắn đa neo đã đáp ứng được những yêu cầu trên đồng thời đảm bảo chất lượng công trình trong quá trình sử dụng.
Trong quá trình thi công: Do tường là các tấm panel, block tạo sẵn nên lắp ghé đơn giản, thi công nhanh chóng, bên cạnh đó việc đất đắp sau lưng tường đều có cùng độ đầm chặt theo quy định cũng là một lợi thế để tạo các lớp đầm chặt có cùng vệt lu tạo cho công tác lu thuận tiện hơn.
Về vật liệu đất đắp:
2. KIẾN NGHỊ
- Theo luận văn nghiên cứu tác giả thấy tường chắn đa neo có nhiều ưu điểm và phù hợp với nền đường đô thị. Để áp dụng vào thực tế thì cần phải có sự đầu tư và nghiên cứu thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giao thông vận tải (2006), Áo đường mềm – Yêu cầu thiết kế 22TCN211-06. [2] Bộ Môn Đường Bộ (2007), Bài giảng xây dựng đường ô tô F1, NXB Trường đại
học Giao thông Vận tải Hà Nội.
[3] Đỗ Bá Chương (2000), Thiết kế đường ô tô tập I, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. [4] Dương Học Hải, Nguyễn Xuân Trục (1999-2004), Thiết kế đường ô tô tập II,
Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[5] Tiêu chuẩn ASTM A82, ASTM A641. [6] Tiêu chuẩn AASTHO 1996.
[7] Bộ Giao thông vận tải (2005), Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272 – 05.
[8] Thiết kế và thi công Tường chắn đất có cốt– GS.TS Dương Học Hải – Nhà xuất bản xây dựng.
[9] Tiêu chuẩn Anh BS 8006: 1995, Tiêu chuẩn thực hành đất và các vật liệu đắp. [10] Tiêu chuẩn quốc gia, Thi công và nghiệm thu neo trong đất dùng trong công trình
giao thông vận tải TCVN 8870:2011.
[11] Tiêu chuẩn Việt Nam (2005), Đường ô tô – yêu cầu thiết kế TCVN 4054-2005. [12] Neo trong đất – Người dịch TS Nguyễn Hữu Đẩu - Nhà xuất bản xây dựng. [13] Các tiêu chuẩn về tường chắn đa neo của Nhật Bản.