Yêu cầu kỹ thuật về vật liệu tường chắn đất có cốt

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TƯỜNG CHẮN ĐA NEO ÁP DỤNG CHO NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TRONG ĐÔ THỊ (Trang 29)

d) Một số hình ảnh công trình giao thông có sử dụng giải pháp tường chắn đa neo Multi-Anchor

2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật về vật liệu tường chắn đất có cốt

2.1.2.1. Yêu cầu đối với vật liệu đất đắp

Đối với tường chắn đất có cốt sử dụng lâu năm, chỉ được sử dụng đất rời có các chỉ tiêu yêu cầu như sau:

- Tỷ lệ % lọt sàng 0,074mm không vượt quá 35%

- Chỉ số dẻo không vượt quá 10

- Chỉ số nhóm GI theo phân loại đất của AASHTO phải bằng 0.

Đối với tường chắn đất có cốt thời hạn phục vụ lâu dài nhưng sử dụng cốt kim loại dạng đai với bề rộng hẹp thì chỉ tiêu yêu cầu như sau:

- Tỷ lệ % lọt sàng 0,074mm không vượt quá 15%

- Chỉ số dẻo không vượt quá 6

Trong mọi trường hợp cỡ hạt lớn nhất trong đất đắp không vượt quá 125mm với tỷ lệ là 25%, lượng lọt sàng 0,015mm không vượt quá 10%, góc nội ma sát bão hòa nước không nhỏ hơn 25o

Sử dụng cốt polyme tổng hợp thì phải sử dụng đất đắp có PH = 6-9, các đặc trưng điện hóa phải xem xét cụ thể từng loại polyme do từng nhà sản xuất cung cấp.

Yêu cầu đầm chặt đất k=98 trở lên.

2.1.2.2. Yêu cầu vật liệu và cấu tạo cốt

a). Cốt kim loại

Thường dùng các dạng đai mỏng, khung, lưới, neo…

Cường độ chịu kéo của thép chế tạo cốt phải duy trì trị số tối thiểu sau:

- Thép cacbon dày dưới 16mm: 340N/mm2 - Thép cacbon dày dưới 40mm: 485N/mm2 - Thép không gỉ dưới 1mm: 510N/mm2

Với thép mạ kẽm thì khối lượng trung bình không được nhỏ hơn 10g/m2

Thép mạ kẽm không được sử dụng làm tường chắn có cốt khi tuổi thọ công trình trên 60 năm.

Với cốt đai mỏng thì bề dày không nhỏ hơn 3mm và rộng không nhỏ hơn 30mm ( thường từ 40 -70mm)

Khoảng cách lỗ đục trên cốt dai mỏng đến đầu mút của cốt tối thiểu là 1,2dc

nhưng thường lấy bằng 3dc.

Khoảng cách bố trí cốt dạng đai mỏng theo chiều thẳng đứng Sv và nằm ngang Sh được quyết định bởi tính toán, thông thường Sv lấy từ 0,25 – 0,75m, Sh lấy từ 0,5 -1m (tối đa 1,5m).

b). Cốt polime

Cốt polime chưa được chế tạo trong nước nên khi sử dụng phải đặc biệt quan tấm tới các chứng chỉ của nhà sản xuất.

Khi dùng các loại cốt vải địa kỹ thuật nên dùng loại vải dệt có cường độ tối thiểu là 25kN/m và tùy theo thiết kế.

Việc bảo quản cốt polime rất quan trọng, vải địa kỹ thuật nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh việc làm xước, rách cốt…

2.1.2.3. Cấu tạo móng của tường chắn có cốt

a). Yêu cầu với nền đường

Sức chịu tải của đất nền phải đủ để chịu áp lực do tải trọng bản thân khối đất đắp có cốt và các tải trọng khác bên trên.

Độ lún của tường phải nằm trong phạm vi cho phép khi đưa vào sử dụng.

Độ lệch dọc theo chiều dài mặt tường do nền móng gây ra không được vượt quá 1/100 chiều dài đoạn tường kiểm tra đối với tường có mặt bao là BTXM, 1/50 đối với tường bao là vải địa kỹ thuật bọc cuộn.

Trong mọi trường hợp không cho phép móng bị xói lở do bất kỳ nguyên nhân nào.

b). Chiều sâu chôn tường tối thiểu

Trừ trường hợp tường đặt trên nền đá, trong mọi trường hợp phải có chiều sâu chôn tường Dm (Dm >=0,6m), đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

Bảng 2.1: Quy địnhđộ chôn sâu tường tối thiểu

Độ dốc mái dốc ở chân tường βs (⁰) 0⁰ 18⁰ 27⁰ 34⁰

(tg βs = 1/3) (tg βs = 1/2) (tg βs = 1/1,5) Độ sâu chôn tường tối thiểu Dm (m) Htt/20 Htt/10 Htt/7 Htt/5

Trong đó: βs là góc nghiêng mái đắp sau chân tường Htt là chiều cao tính toán của tường

c). Chiều rộng tối thiểu của móng tường

Chiều rộng tối thiểu của móng tường cũng chính là chiều rộng của toàn khối đất có cốt ở đáy tường L.

Trong bất kỳ mọi trường hợp nào thì chiều rộng L ở đáy tường là 3m.

Trong trường hợp mà bề rộng đáy tường bằng đỉnh tường thì còn phải thỏa mãn điều kiện là L ≥0,7 Htt

Trường hợp móng đặt trên nền đá thì L có thể thu hẹp lại nhưng phải thỏa mãn: L≥3m và L ≥ 0,4 Htt

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TƯỜNG CHẮN ĐA NEO ÁP DỤNG CHO NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TRONG ĐÔ THỊ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w