TƯỜNG CHẮN ĐA NEO MULTI –ANCHOR 1 Định nghĩa gia cố đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TƯỜNG CHẮN ĐA NEO ÁP DỤNG CHO NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TRONG ĐÔ THỊ (Trang 37)

d) Một số hình ảnh công trình giao thông có sử dụng giải pháp tường chắn đa neo Multi-Anchor

2.2. TƯỜNG CHẮN ĐA NEO MULTI –ANCHOR 1 Định nghĩa gia cố đất

2.2.1. Định nghĩa gia cố đất

- Gia cố đất là giải pháp đặt vật liệu gia cố chịu kéo vào trong nền đất, nhằm chịu lực kéo do tác động của biến dạng nền, đồng thời gia cố bản thân đất nhờ hiệu ứng gia cố nén.

- Đặc điểm của gia cố đất:

+ Cấu tạo sắp xếp liên tục vật liệu gia cố chịu kéo + Cấu tạo “mềm”

+ Gia tăng cường độ khi xảy ra biến dạng

Sự cần thiết của tường chắn đất

- Khi đắp gặp phải giới hạn cho phép

Theo quy định trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN4054-05 thì Trường hợp chiều cao mái dốc đắp lớn hơn 12 m phải kiểm toán ổn định tổng thể của nền và khi không có giải pháp xử lý nào thì chiều cao mái dốc đắp đất không nên quá 16m và đắp đá không nên quá 20 m. Do vậy đây là một hạn chế, bên cạnh đó khi nền đào sâu-đắp cao sẽ chiếm diện tích giải phóng mặt bằng rất lớn làm tăng thêm chi phí trong xây dựng, được thể hiện như hình 2.2.a dưới đây.

Để giải quyết được vấn đề đào sâu, đắp cao và giải quyết được vấn đề mặt bằng cho phép thì giải pháp tường chắn là giải pháp đầu tiên cần được đề cập. Giải pháp tường chắn đa neo Multi-Anchor đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên đặc biệt là với những nơi có yêu cầu ổn định cao khi chịu tác động của địa chấn cũng như đắp cao trên >20m…, được thể hiện như hình 2.2.b.

Hình 2.2b. Khi xây tường chắn có thể tiết kiệm được GPMB và đảm bảo ổn định

- Khi đắp ở các sườn đồi, núi

Khi thiết kế các con đường đi qua khu vực khó khăn không tránh khỏi việc đào sâu đắp cao, tuy nhiên thực tế cho thấy đối với những đoạn tuyến có địa hình tự nhiên dốc đặc biệt là dốc ngang ≥50% thì việc đắp trực tiếp lớp đất đắp lên địa hình tự nhiên là không thể đạt được về điều kiện ổn định tổng thể của nền đường (hình 2.3.a).

Hình 2.3a. Đường đắp trên mái dốc lớn không hợp lý

Để con đường được ổn định tổng thể thì giải pháp tường chắn sẽ là lựa chọn đảm bảo được về mặt kinh tế-kỹ thuật (Hình 2.3.b).

Hình 2.3b. Tường chắn là giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo ổn định nền

- Chiều cao thiết kế của một số tường chắn được thể hiện như hình 2.4 bên dưới.

Hình 2.4. Thống kê các giải pháp tường chắn được lựa chọn ứng với chiều cao tường

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TƯỜNG CHẮN ĐA NEO ÁP DỤNG CHO NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TRONG ĐÔ THỊ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w