Nhìn chung các thiết bị đánh giá lực kết dính sinh học thường có cấu tạo giống như mô hình thể hiện ở hình 2.5 [18]. Trong điều kiện chưa có thiết bị đánh giá nên chúng tôi đã tự chế thiết bị đánh giá khả năng kết dính sinh học dựa theo mô hình tham khảo từ cân Roberval có độ nhạy 0,01g. Hình ảnh chụp thiết bị tự chế tạo được thể hiện trong hình 2.6.
20
Hình 2.6: Thiết bị thử kết dính sinh học tự chế tạo. Trong đó:
A: trục cân bằng.
B: quả nặng hoặc đĩa petri chứa nước được nhỏ xuống từ buret F. C: vật hình trụ có đường kính 1cm để gắn giác mạc mắt thỏ. D: mẫu DIG.
E: giác mạc mắt thỏ.
G: lọ thủy tinh nhỏ chứa đầy dung dịch nước mắt nhân tạo, phía trên gắn giác mạc mắt thỏ. Lọ được đặt trong một cốc nước điều nhiệt ở 35±1oC.
Cách xử lý giác mạc mắt thỏ: giác mạc mắt thỏ sau khi bóc tách được rửa sạch và bảo quản bằng dung dịch nước mắt nhân tạo, sử dụng trong vòng 3 giờ sau khi bóc tách.
Tiến hành đo lực kết dính sinh học được tiến hành như sau: lắp đặt các bộ phận như hình mô tả, chỉnh cho đĩa cân thăng bằng, cho một lượng DIG thử kết dính vào vị trí D (khoảng 0,1mL). Giác mạc gắn với khối trụ C nhanh chóng được tiếp xúc với DIG trước khi nó bị gel hóa. Ngay lúc đó một quả cân khối lượng 5g được đặt lên đĩa cân bên trái. Sau 2 phút, lấy quả cân ra, điều chỉnh nước từ buret chảy xuống đĩa cân B với tốc độ hằng định 1mL/phút cho đến khi 2 giác mạc tách
21
nhau ra (kim cân lệch khỏi vị trí cân bằng) thì khóa buret. Cân khối lượng nước đã chảy xuống và tính lực kết dính sinh học theo công thức:
F = , × (N/cm2)
Trong đó:
m: khối lượng nước chảy xuống từ buret. S: diện tích của khối trụ (S= 0,785 cm2). Thay mới cả 2 giác mạc sau mỗi lần đo.