4. Nội dung nghiên cứu
1.5.3 Các bƣớc tiến hành trong quá trình chiết pha rắn
Bƣớc 1: Hoạt hoá pha tĩnh
Cho dung môi thích hợp chảy qua pha tĩnh để thấm ƣớt vật liệu nhồi và để solvat hoá các nhóm chức của chất hấp phụ, đồng thời loại bỏ không khí và các chất bẩn trong cột.
- Dung môi 1: có khả năng chiết tách mạnh hơn hay bằng khả năng chiết tách của dung môi sẽ đƣợc sử dụng cuối cùng để rửa giải hết các chất phân tích ra khỏi cột.
- Dung môi 2: đƣợc sử dụng tiếp theo, là dung môi có khả năng tách chiết yếu hơn, hoà tan dễ dàng trong dung môi ban đầu đã đƣợc sử dụng. Dung môi 2 này có khả năng chiết tách gần bằng dung môi 3 (dung môi để hoà tan hỗn hợp chất phân tích).
Trong quá trình hoạt hoá cột không đƣợc để cột bị khô dung môi. Bƣớc 2: Cho mẫu chảy qua cột.
Hoà tan mẫu phân tích vào dung môi 3 (dung môi 3 phải có khả năng chiết tách yếu đối với chất phân tích đƣợc giữ lại trên cột SPE) rồi dội mẫu qua cột.
Trong quá trình này chất phân tích đƣợc giữ lại trên cột. Dung môi và phần lớn tạp chất đƣợc rút từ từ ra khỏi cột dƣới tác dụng của áp suất thấp tạo bởi bơm chân không.
Bƣớc 3: Rửa các tạp chất gây ảnh hƣởng ra khỏi cột
Quá trình này sẽ loại bỏ tạp chất ra khỏi cột nhƣng vẫn giữ lại chất phân tích. Nếu mẫu hoà tan trong nƣớc thì nên sử dụng dung dịch đệm hoặc hỗn hợp nƣớc dung môi hữu cơ. Nếu mẫu hoà tan trong dung môi hữu cơ thì khi rửa cột có thể sử dụng chính dung môi đó.
Bƣớc 4: Giải hấp chất phân tích khỏi cột
Tách từ từ cấu tử các phân tích ra khỏi cột bằng dung môi 1 hoặc những dung môi thích hợp có khả năng chiết tách mạnh dần lên. Trƣờng hợp dung môi dùng để giải hấp không tan trong dung môi đã sử dụng để rửa tạp thì phải rút chân không nhẹ để làm khô cột trƣớc khi cho dung môi giải hấp vào.
Về nguyên tắc không nên sử dụng dung môi có khả năng chiết tách quá mạnh vì có thể lôi kéo theo cả những chất không mong muốn trong quá trình giải hấp. Ngƣợc lại nếu khả năng chiết tách của dung môi quá yếu thì sẽ phải sử dụng một lƣợng dung môi lớn mới có thể giải hấp hết các chất phân tích trên cột.