Phân tích thuốc trừ sâu trong mẫu thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định dư lượng tetrmethrin, permethrin, phenothrin và fenvalerate trong nước nuôi trồng thủy sản ở huyện châu phú an giang bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC MS) (Trang 74)

4. Nội dung nghiên cứu

3.7 Phân tích thuốc trừ sâu trong mẫu thực

Chuẩn bị 8 mẫu (2 đợt) với thể tích mỗi mẫu là 200 ml đƣợc lọc bằng giấy lọc băng xanh để loại bụi đất có kích thƣớc lớn rồi cho qua cột SPE nhƣ đã khảo sát trên, sau đó định mức 1 ml. Tiến hành phân tích mỗi mẫu lặp lại ba lần với điều kiện đã chọn nhƣ ban đầu.

Kết quả không phát hiện hàm lƣợng thuốc trừ sâu họ cúc tổng hợp trong cả 8 mẫu phân tích ở trên.

Nhƣ vậy, vào thời điểm mùa khô (tháng 4) và đầu mùa mƣa (tháng 7) dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật bị phát tán, rửa trôi từ nơi canh tác đến kênh rạch, sông hồ hầu nhƣ là không có, nên không ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

Sau đó, chúng tôi tiếp tục lấy ba mẫu khác gần với khu vực lấy mẫu ở trên vào thời điểm cuối tháng 9, các mẫu kí hiệu nhƣ sau:

M13 : mẫu nƣớc NTTS lấy tại xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An

M23: mẫu nƣớc NTTS lấy tại xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

M33: mẫu nƣớc NTTS lấy tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Tiến hành phân tích mẫu nhƣ quy trình trên, mỗi mẫu lặp lại 3 lần. Kết quả hàm lƣợng thuốc trừ sâu trong các mẫu đƣợc thể hiện trong bảng 3.28.

Bảng 3.28. Kết quả phân tích mẫu nƣớc ao nuôi thủy sản

Mẫu tetramethrin Ctb ± SD (µg/L) phenothrin Ctb ± SD (µg/L) permethrin Ctb ± SD (µg/L) fenvalerate Ctb ± SD (µg/L) M13 0 0 0.065 ± 0.0042 0 M23 0.52 ± 0.0061 0 0 0 M33 0 0 0 0

Nhƣ vậy: Hàm lƣợng các chất cần phân tích chỉ có tetramethrin và permethrin nhƣng rất thấp, do đây là các chất cấm hoặc hạn chế sử dụng nên kết quả phân tích các mẫu trên là hoàn toàn hợp lý, có nghĩa là ngƣời sử dụng và nhà sản xuất tuân thủ nghiêm quy định của nhà nƣớc. Tuy nhiên, sự hiện diện của các thuốc trừ sâu này trong nƣớc lâu dài sẽ gây hại cho sức khoẻ ngƣời dân và hệ sinh thái.

KẾT LUẬN

1. Đã xác định các điều kiện tối ƣu để chiết các hợp chất thuốc trừ sâu họ cúc tổng hợp pyrethroid từ mẫu nƣớc nuôi trồng thủy sản bằng phƣơng pháp chiết pha rắn trên cột SPE:

+ Hoạt hoá cột bằng: 5ml hexan, 5ml methanol, 20ml nƣớc. + Tốc độ tải mẫu qua cột 10 ml/phút

+ Rửa tạp: 5ml methanol:nuớc (3:7, v/v) + Thổi khô cột bằng khí nitơ

+ Rửa giải: 10ml etyl acetate:hexan (75:25, v/v)

2. Điều kiện tối ƣu để phân tích đồng thời 4 hợp chất thuốc trừ sâu nhóm cúc gồm: tetramethrin, permethrin, phenothrin và fenvalerate bằng phƣơng pháp GC- MS.

+ Nhiệt độ đầu dò: 3000C

+ Nhiệt độ buồng tiêm mẫu: 2500C

+ Chế độ tiêm mẫu: không chia dòng + Áp suất đầu: 95.8 kPa

+ Tổng dòng khí: 60.4 ml/phút + Tốc độ dòng cột: 1.4 ml/phút

3. Đã tiến hành xây dựng và đánh giá phƣơng pháp phân tích 4 thuốc BVTV họ cúc nêu trên. Đƣờng chuẩn của tetramethrin, permethrin, phenothrin và fenvalerate với chất nội chuẩn là trifluralin trong khoảng nồng độ 0.10 mg/L đến

0.15 mg/L có quan hệ tuyến tính tốt, hệ số tƣơng quan cao từ 0.9969 đến 0.9993 nên có thể dùng cho phép định lƣợng.

+ Độ lặp lại đƣợc thông qua độ lệch chuẩn RSD%, cho thấy phép đo có độ lệch chuẩn thấp từ 7.80% đến 12.30%.

+ Độ đúng đƣợc xác định thông qua hiệu suất thu hồi. Qua kết quả cho

thấy hiệu suất thu hồi khá cao (HSTH trung bình từ 93.12% đến 107.06%) + Độ nhạy của phƣơng pháp đƣợc phản ánh qua giới hạn LOD và LOQ 4. Đã định lƣợng 4 hoạt chất BVTV trong 11 mẫu nƣớc NTTS bằng phƣơng pháp GC-MS sử dụng phƣơng pháp định lƣợng đã xây dựng. Kết quả cho thấy 2 trong số 11 mẫu có phát hiện dƣ lƣợng của 2 trong số 4 thuốc trừ sâu là tetramethrin (0.52 ± 0.0061) và permethrin (0.065 ± 0.0042). Nồng độ dƣ lƣợng này tƣơng đối thấp, tuy nhiên cũng chứng tỏ vẫn còn tình trạng sử dụng các thuốc BVTV này trong khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc trong nguồn nƣớc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

[1]. Lê Huy Bá (2002), Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc Gia, thành phố

Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Xuân Dũng, Lê Thanh Hải, Cơ sở sắc ký khí, Trung tâm giáo dục và

phát triển sắc ký Việt Nam (EDC-VN).

[3]. Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Thị Minh Thƣ (2001), Nghiên cứu phương pháp

xác định đồng thời các thuốc trừ sâu nhóm cơ clo, cơ photpho và pyrethroid có mặt trong cùng một mẫu phân tích, Tạp chí phân tích Hoá, Lý và Sinh học, Tập 6, số 4, trang 21-26.

[4]. Trần Văn Hai (2009), Giáo trình sử dung thuốc bảo vệ thực vật, trƣờng Đại

học Cần Thơ.

[5]. Nguyễn Thanh Khuyến, Các phương pháp sắc ký, Trƣờng Đại học Khoa

Học Tự Nhiên, Tp Hồ Chí Minh.

[6]. Cù Thành Long (2007), Nguyên lý phân tích định lượng, Trƣờng Đại học

Khoa Học Tự Nhiên, Tp Hồ Chí Minh.

[7]. PGS.TS Nguyễn Trần Oánh (1997), Hoá bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản nông

nghiệp, Hà Nội

[8]. Hồ Viết Quý (2000), Phân tích lý hoá, NXB Giáo dục.

[9]. Phạm Hùng Việt (2005), Sắc ký khí-cơ sở lý thuyết và khả năng ứng dụng,

NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

[10]. Trung tâm nghiên cứu trƣờng Đại học An Giang, Tình hình sử dụng thuốc

Tài liệu tiếng Anh:

[11]. A joint team of scientists from ATSDR, NTP, and EPA (1997), Analytical

methods pyrethrins and pyrethroids, 104, 205 – 215.

[12]. Anna Balinova, Rositsa Mladenova, Deyana Shtereva (2007), Journal of

Chromatography A, 1150, 136–144.

[13]. Anila I. Khan, Thermo Fisher Scientific, Runcorn, Cheshire, UK, (2012) “Analysis of Low Level Pyrethroid Pesticides in Water”

[14]. M.B. Alonso et al (2012), “Pyrethroids: A new threat to marine mammals?”

Environment International 47, 99–106

[15]. John R. Dean (2013), Methods for environmental trace analysis, John

Wiley & Sons Ltd, England.

[16]. R.I. Bonansea et al, Chemosphere (2013)“Determination of priority

pesticides in water samples combining SPE and SPME coupled to GC–MS. A case study: Suquía River basin (Argentina)” 90 1860–1869

[17]. Sandra R. Rissato, Ma´rio S. Galhiane, Marcos V. de Almeida (2007), Food

Chemistry, 101, 1719–1726.

[18]. Stephan Baumann (2009), Sensitive detection of pyrethroids in surface water and sediment, Agilent Technologies, USA.

[19]. Supelco (2013), “Chromatography product for Analysis and purification”,

530 – 536.

[20]. S. Zawiyah, Y.B. Che Man, S.A.H. Nazimah, C.K. Chin, I. Tsukamoto

PHỤ LỤC

Sắc đồ của tetramethrin tại điểm chuẩn SDT5 (nồng độ 1.00 mg/L)

Sắc đồ của permethrin tại điểm chuẩn SDT5 (nồng độ 1.00 mg/L)

Sắc đồ đƣờng chuẩn của tetramethrin

Sắc đồ đƣờng chuẩn của permethrin

Sắc đồ của nội chuẩn trifluralin

Sắc đồ của permethrin2 trong mẫu M13

Sắc đồ của permethrin1 trong mẫu M23

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định dư lượng tetrmethrin, permethrin, phenothrin và fenvalerate trong nước nuôi trồng thủy sản ở huyện châu phú an giang bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC MS) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)